PHẠT ÚP MẶT VÀO TƯỜNG KHI CON MẮC LỖI: LỜI KHUYÊN TỪ CHUYÊN GIA TÂM LÝ

Mục lục [Hiện]

Tìm kiếm cách kỷ luật và phạt trẻ khéo léo, hiệu quả mà không gây tổn thương tâm lý đang là mối quan tâm của nhiều bậc phụ huynh. Trong số đó nổi bật lên là phương pháp phạt úp mặt vào tường khi con mắc lỗi. 

Trong bài viết dưới đây, Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders sẽ chia sẻ các thông tin đã thu thập được thông qua những nghiên cứu và lý giải của các chuyên gia tâm lý trên thế giới để giúp ba mẹ có cái nhìn tổng quan về hình thức kỷ luật này.

1. Tại sao ba mẹ hay phạt trẻ úp mặt vào tường?

Phạt trẻ úp mặt vào tường là một hình thức của phương pháp kỷ luật Time-out. Đây được coi là một phương pháp không sử dụng bạo lực để điều chỉnh hành vi của trẻ mỗi khi con làm sai hay có hành vi không phù hợp. 

Mục đích của Time-out là cung cấp không gian riêng cho trẻ, giúp bé giải tỏa cảm xúc và tự suy nghĩ lại về hành động sai lầm của mình. Từ đó, khi quay trở lại với ba mẹ, bé sẽ tự rút ra bài học và điều chỉnh hành vi trong tương lai. Tương tự như phạt úp mặt vào tường, một số hình thức khác của Time-out là nhốt con một mình trong căn phòng, yêu cầu con đứng trong một góc tường…

Với mục đích như vậy, nhiều phụ huynh cho rằng đây là hình phạt hiệu quả không cần đến đòn roi mà còn giúp trẻ có không gian để bình tĩnh lại cảm xúc của mình.

Phạt trẻ úp mặt vào tường thuộc phương pháp kỷ luật time-out

2. Có nên phạt trẻ úp mặt vào tường không?

Phạt úp mặt vào tường là phương pháp kỷ luật đã được khoa học nghiên cứu. Ý tưởng này xuất phát từ quan điểm cho rằng chỉ cần không tập trung sự chú ý vào những hành vi trước mắt, trẻ sẽ bình tĩnh trở lại và không tái lặp hành vi sai phạm đó nữa. 

Tuy nhiên, gần đây, các chuyên gia về nuôi dạy con cái đã phê phán mạnh mẽ về phương pháp này. Theo hai tác giả Daniel J. Siegel và Tina Payne Bryson, “Trong hầu hết các trường hợp, trải nghiệm cơ bản mà một đứa trẻ có được khi bị phạt úp mặt vào tường là cảm giác bị cô lập.”

Bị phạt úp mặt vào tường vô tình gây những cảm xúc tiêu cực cho trẻ

Các chuyên gia cho rằng phương pháp này có thể gây ảnh hưởng tới cảm xúc của trẻ vì nó tạo ra cảm giác thờ ơ, phớt lờ đối với sự hiện diện nhu cầu thực sự của con. Ngoài việc cảm thấy bị cô lập, một số bé sẽ có những phản ứng tiêu cực bằng cách trở nên giận dữ và bùng nổ cảm xúc. 

Vậy liệu chúng ta có nên dạy trẻ bằng cách phạt úp mặt vào tường hay không? Câu trả lời là không bởi những lý do chính sau đây: 

Xem thêm: LÀM THẾ NÀO ĐỂ BA MẸ PHÁT HIỆN TỐ CHẤT CỦA TRẺ NGAY TỪ NHỎ?

2.1. Sự tổn thương nghiêm trọng về mặt cảm xúc

Bonnie Compton, chuyên gia tâm lý trị liệu cho trẻ em và thanh thiếu niên cùng là chuyên gia về nuôi dạy con cái, đã đưa ra quan điểm rằng trong một số trường hợp, trẻ bị phạt úp mặt vào tường có thể cảm thấy bị cô lập vì tin rằng họ quá tồi tệ đến mức khiến ba mẹ không còn muốn ở bên cạnh nữa."

Ông còn chia sẻ thêm rằng điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những bé có khuynh hướng dễ lo âu. Hiện tượng cô lập có thể tăng cường nỗi sợ hãi ở trẻ, với mức lo lắng càng cao, các con có thể thể hiện những hành vi bộc phát như cáu kỉnh, khóc lớn hoặc đập vỡ đồ đạc. Ngay cả khi trẻ nhận lỗi, đó có thể chỉ là do nỗi sợ phải ở trong phòng tối hoặc lo lắng về việc bị bỏ rơi, chứ không phải vì thấu hiểu thực sự về lý do sai lầm của mình.

2.2. Không mang lại hiệu quả lâu dài

Nadia Sabri - một bác sĩ nhi khoa, đã nhấn mạnh rằng: “Trẻ em thiếu kỹ năng nhận thức đủ tốt để xử lý vấn đề phức tạp do não bộ chưa phát triển đầy đủ.” Điều này đồng nghĩa với việc áp dụng hình phạt bằng cách bắt trẻ úp mặt vào tường để tự suy nghĩ về hành vi sai lầm là một sự lãng phí thời gian. Trẻ hoàn toàn chưa có kỹ năng xử lý cảm xúc của mình và nhận diện vấn đề nếu không có sự trợ giúp của người lớn.

Trẻ chưa đủ khả năng để nhận diện vấn đề và tự xử lý cảm xúc của mình

Bởi vậy, việc phạt úp mặt vào tường chỉ khiến cho trẻ cảm thấy khó hiểu, và bé có thể tỏ ra tức giận với bố mẹ bởi những suy nghĩ như “Tại sao con lại bị phạt thế này?”, “Con chỉ làm điều đó cho vui thôi mà”' hoặc “Chắc bố mẹ ghét mình nên mới bắt mình làm thế này.” 

Xem thêm: TOP NHỮNG KÊNH YOUTUBE DẠY KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

3. Thay vì phạt trẻ úp mặt vào tường, phụ huynh nên làm gì?

Mặc dù phương pháp phạt trẻ bằng cách úp mặt vào tường không sử dụng đòn roi hay bạo lực, nhưng lại có thể vô tình để lại ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của con. Ba mẹ có thể tham khảo các biện pháp kỷ luật khác được nhiều nhà khoa học khuyến khích như sau:

3.1. Ngừng “timeout”, hãy “time-in”

Nhẹ nhàng trò chuyện với con thay vì bắt con tự suy nghĩ mình đã làm sai điều gì

Time-in được cho là biện pháp thay thế phù hợp cho việc phạt trẻ úp mặt vào tường. Phương pháp này đề cập đến việc ba mẹ ở lại hiện diện cùng con khi trẻ làm sai; cùng con trao đổi về cảm xúc trẻ trải qua và giải thích cho con hiểu tại sao con không nên làm như vậy.

Nếu có thể, bố mẹ hãy thật bình tĩnh, nhẹ nhàng trò chuyện với con một cách chân thành. Từ đó đưa ra một giải pháp thay thế thay vì bắt con tự suy nghĩ mình đã làm sai điều gì. Điều này sẽ giúp trẻ không cảm thấy trống rỗng và xấu hổ khi bị phạt, đồng thời bé cũng sẽ hiểu được mình nên hay không nên làm gì trong tình huống mắc lỗi.

3.2. Đặt ra những ranh giới cho trẻ một cách nhất quán

Tiến sĩ tâm lý nổi tiếng của Mỹ Laura Markham cho biết: “Hầu hết các bậc cha mẹ không đặt ra các ranh giới cho con cũng như không muốn giới hạn con làm bất cứ điều gì”. Việc không có ranh giới khiến trẻ tự ý làm điều mình thích mà không ý thức rằng đó có thể là điều không nên.

Ranh giới giúp trẻ hiểu rõ khi nào nên và không nên làm gì, điều gì con được phép và không được phép làm. Nếu vượt ra khỏi những ranh giới đó, con sẽ phải nhận một hình phạt. 

Xem thêm: 8 ĐIỀU KHÔNG THỂ QUÊN GIÚP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO Ở TRẺ

3.3. Đưa ra hình phạt vẽ tranh cho bé 

Vẽ tranh giúp trẻ bình tĩnh hơn về mặt cảm xúc và kích thích tư duy

Đây là một cách phạt khá độc đáo nhưng hiệu quả dành cho những em bé hiếu động. Ba mẹ có thể áp dụng hình phạt này khi con có những hành vi, ứng xử chưa phù hợp. Thời gian dành cho việc hoàn thiện những bức tranh đầy màu sắc không chỉ giúp bé bình tĩnh lại mà còn kích thích khả năng sáng tạo của con.

Hãy áp dụng hình phạt này khi bé bày đồ chơi bừa bãi ra nhà, vẽ bẩn lên tường hay để đồ đạc không ngăn nắp, đúng nơi quy định. Hình phạt này không chỉ giúp con nhận thức trách nhiệm về việc giữ gìn vệ sinh trong nhà mà còn hỗ trợ việc xây dựng thói quen sắp xếp và tôn trọng không gian chung của gia đình."

3.4. Yêu cầu trẻ viết ra giấy lỗi của mình

Yêu cầu trẻ viết về lỗi lầm của mình ra giấy là một phương pháp giáo dục tốt. Khi con làm sai điều gì đó, ba mẹ hãy để con ngồi vào bàn với giấy bút và yêu cầu bé ghi lại những suy nghĩ về hành động vừa rồi của mình. 

Điều quan trọng là gia đình cần phải duy trì sự bình tĩnh và nhẹ nhàng để hiểu rõ những suy nghĩ của trẻ khi con mắc lỗi. Phương pháp này không chỉ giúp trẻ tự nhận ra mình sai mà ba mẹ còn dễ dàng hiểu hơn về tâm lý của con. 

3.5. Phạt làm việc nhà khi trẻ bày bừa 

Phạt làm việc nhà giúp con xây dựng thói quen ngăn nắp và giữ gìn vệ sinh chung

3.6. Hình phạt ôm anh chị em khi trẻ chành chọe nhau

Đôi lúc, trẻ không thể ý thức được tầm quan trọng của việc nhường nhịn với các anh chị em. Do đó, con có thể tỏ ra cố chấp và tranh giành để đạt được mong muốn cá nhân và vô tình gây tổn thương đến các những bé khác.

Ba mẹ có thể giúp trẻ bình tĩnh lại bằng cách phạt các bé ôm và thơm má nhau. Hành động này không chỉ giúp tăng cường mối quan hệ và sự gắn kết giữa anh chị em, mà còn giúp con nhận ra rằng tình yêu thương với các thành viên trong gia đình là điều quan trọng nhất.

>>> Tham gia ngay Group nuôi dạy con để chia sẻ kiến thức và nhận hỗ trợ tư vấn từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực.

Xem thêm: ĐIỀU BỐ MẸ NÊN LÀM NẾU MUỐN CON PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN

4. Tổng kết

Đôi khi, việc áp dụng kỷ đối với luật trẻ là một thách thức lớn dành cho phụ huynh bởi những tác động tiêu cực có thể vô tình xảy đến, đặc biệt khi sử dụng cách phạt úp mặt vào tường

Hy vọng những thông tin trên mà tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders vừa cung cấp sẽ mở ra cho ba mẹ những góc nhìn mới trong hành trình nuôi dạy con cái.

Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders

Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders

BingGo Leaders là trung tâm tiếng Anh trẻ em thuộc hệ sinh thái giáo dục HBR Holdings với hơn 15 năm kinh nghiệm (gồm các thương hiệu: Tiếng Anh giao tiếp Langmaster, Hệ thống luyện thi IELTS LangGo, Trường Doanh nhân HBR). BingGo Leaders ra đời đã xây dựng nên môi trường giáo dục tiếng Anh hoàn toàn khác biệt, giúp trẻ phát triển toàn diện 4 kỹ năng, chinh phục điểm cao trên trường.

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

( Số lượng quà tặng có hạn )

Khuyến mãi sắp kết thúc

Đăng ký ngay