8 Điều Không Thể Quên Giúp Phát Triển Khả Năng Sáng Tạo Ở Trẻ

Sáng tạo không chỉ là tính từ miêu tả những yếu tố liên quan đến nghệ thuật mà còn thể hiện các cách thức khác nhau để giải quyết vấn đề. Cùng BingGo Leaders tìm hiểu về những biện pháp giúp tăng cường khả năng sáng tạo cho con trong bài viết này nhé!

1. Thế nào là sáng tạo?

Thế nào được coi là sáng tạo?
Thế nào được coi là sáng tạo?

Sáng tạo chỉ bó hẹp trong nghệ thuật? Điều đó sai hoàn toàn. Đúng là chúng ta nhắc tới sáng tạo thường nghĩ tới nghệ thuật. Tuy nhiên trong cuộc sống hàng ngày, sáng tạo là không giới hạn trong bất kỳ trường hợp hay lĩnh vực nào. 

Những cách làm mới, phương pháp giải bài tập mới hiệu quả hơn cũng được gọi là sáng tạo. Chúng ta có thể sáng tạo trong cách học, cách giải quyết vấn đề và cách đưa ra lựa chọn. Ở bất kỳ lĩnh vực hay sự kiện nào trong cuộc đời chúng ta đều có thể sáng tạo. 

Các cấp độ của sáng tạo có thể được liệt kê là:

Thu thập -> Tổng hợp, phân tích -> Sáng tạo dựa trên cái có sẵn và sự tổng hợp

Thu thập:

Cấp độ đầu tiên của sự sáng tạo đó là thu thập. Việc thu thập ở đây không hoàn toàn là copy tất cả sự sáng tạo của người khác mà là tìm kiếm những tư liệu tiền đề cho sự sáng tạo. 

Ví dụ khi muốn sáng tạo một bản vẽ, hoạ sĩ cũng cần trau dồi các tư liệu làm nguyên liệu cho bức vẽ của mình. Khi chúng ta tìm cách để giải quyết vấn đề, chúng ta cũng cần tìm hiểu về các yếu tố xung quanh tác động đến sự việc đó. 

Tổng hợp và phân tích

Từ những dữ kiện và nguyên liệu có được từ việc thu thập chúng ta sẽ chuyển sang bước tiếp theo của chu trình sáng tạo đó là tổng hợp và phân tích. 

Chúng ta sẽ tổng hợp tất cả các yếu tố để phân tích chọn ra những yếu tố được cho là quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp nhất tới quá trình sáng tạo. 

Sáng tạo dựa trên cái có sẵn và sự tổng hợp

Sau quá trình tổng hợp và phân tích, cùng với những trải nghiệm và kiến thức của từng cá nhân, chúng ta sẽ đưa ra những phương án của riêng mình. 

Bản chất của sự sáng tạo đó là tích hợp của phông nền kiến thức đa dạng và trải nghiệm thực tế của mỗi người. Vì vậy sự sáng tạo trong mỗi người là khác nhau. Có thể cùng một câu hỏi nhưng có nhiều suy nghĩ và đáp án. 

2. Vai trò của việc phát triển kỹ năng sáng tạo

Sáng tạo đem lại nhiều lợi ích trong cuộc sống
Sáng tạo đem lại nhiều lợi ích trong cuộc sống

Vì sao trong mọi công việc của xã hội hiện đại luôn đòi hỏi khả năng sáng tạo? Trong cuộc sống hiện nay, các yêu cầu dành cho từng cá nhân đang ngày một cao lên. Để thích ứng với mọi môi trường thì việc hình thành khả năng sáng tạo ngay từ nhỏ là điểm cộng rất lớn. 

2.1. Sáng tạo giúp con khác biệt 

Giữa hàng ngàn bạn nhỏ được sinh ra trong cùng một thời điểm, chúng ta có thể nhận biết các con bằng những tính cách khác biệt ở mỗi bé. Với cùng một phông nền giáo dục, kiến thức và kỹ năng thì điều tạo nên sự khác biệt của từng bé đó là sự sáng tạo. 

Sự khác biệt không xấu, nó thể hiện chất riêng của con và là đặc điểm dễ nhớ khi người khác nhắc tới con. 

2.2. Sáng tạo giúp con tìm ra những cách làm tối ưu

Việc đi theo một lối mòn sẽ khiến tư duy của con trở nên máy móc, đôi khi cồng kềnh. Sáng tạo trong cách làm việc và đưa ra những quyết định tối ưu giúp con dễ dàng hơn trong công việc. 

Việc sáng tạo cũng giúp con khám phá ra những cái mới và cơ hội mà ít người biết tới. Đây cũng có thể là tiền đề giúp con phát huy và xây dựng nên những sản phẩm mới, giải pháp mới. 

2.3. Sáng tạo giúp con luôn tìm tòi và học hỏi

Cốt lõi của sự sáng tạo là sự trải nghiệm và lĩnh hội. Sự sáng tạo giúp con luôn luôn có khát khao tìm tòi, khám phá và học hỏi những cái mới. 

Đôi khi trong cuộc sống hàng ngày, con sẽ sắp xếp mọi việc theo những trật tự mới khác với những nguyên tắc cũ và không ngừng cải tiến làm sao cho mọi thứ trở nên tốt hơn. 

2.4. Sáng tạo giúp con có nhiều cơ hội thành công hơn

Sự sáng tạo đem lại nhiều lợi ích cho con đường phát triển về sự nghiệp của con sau này. Sự sáng tạo giúp con có tư duy mở, luôn tìm tòi và phấn đấu để mở rộng kiến thức và kinh nghiệm bản thân. 

3. Bí kíp giúp con phát triển khả năng sáng tạo

Giúp con phát triển khả năng sáng tạo ngay từ nhỏ với những gợi ý sau từ BingGo Leaders:

3.1. Khuyến khích con học tập

Học tập giúp con mở rộng thế giới quan
Học tập giúp con mở rộng thế giới quan

Cốt lõi của việc sáng tạo chính là sự học tập và cập nhật kiến thức, vì vậy bố mẹ hãy khuyến khích con học tập thường xuyên. Đối với con, học tập sẽ là hoạt động song song với sự phát triển về thể chất và tinh thần. 

Không chỉ bó hẹp ở việc học trên trường lớp, con có thể học từ sách, từ các lớp học năng khiếu hoặc các hoạt động ngoại khoá. Học tập là việc con luôn đặt lên hàng đầu. 

3.2. Luôn đặt ra câu hỏi

Bố mẹ hay thấy phiền vì con luôn miệng hỏi những câu ‘Vì sao?’. Bố mẹ có biết không khi đó là lúc con được kích thích sự sáng tạo nhiều nhất. 

Khi con thắc mắc về một sự vật, hiện tượng nào đó con sẽ có những suy luận của riêng mình. Con có thể tưởng tượng và sáng tạo ra nhiều giả thuyết nhằm lý giải cho điều con thắc mắc. 

Các phụ huynh hãy khuyến khích con luôn tò mò và đưa ra các câu hỏi khi gặp một vấn đề nào đó. Việc luôn đặt câu hỏi còn giúp tăng cường tư duy và sự chủ động của bé. 

3.3. Tạo thói quen ghi chú 

Ghi chú giúp tổng hợp những gợi ý, ý tưởng
Ghi chú giúp tổng hợp những gợi ý, ý tưởng

Ngay cả người lớn chúng ta nhiều lúc cũng sẽ có những suy nghĩ hay ý tưởng thoáng qua trong đầu. Những ý nghĩ đó có thể không có tác dụng ngay lúc đó nhưng đến một thời điểm bất chợt, những ý nghĩ đó lại liên kết với điều chúng ta đang cần. Khi đó nếu không kịp nhớ ra những ý tưởng trước đó, chúng ta sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội. 

Kỹ năng ghi chú vô cùng quan trọng để thu thập những dữ kiện quan trọng giúp ích cho việc nghiên cứu hay tìm ra những cách làm mới. Hãy tập cho bé thói quen ghi chú khi con luôn có những cuốn sổ nhỏ bên cạnh mình.

Ngoài ra, bố mẹ nên dạy con cách xác định keywords hay ý chính trong câu nói hay đoạn văn để việc ghi chú hiệu quả và khoa học hơn. 

3.4. Thử nghĩ khác với cách thông thường

Sáng tạo theo cách riêng tạo nên những trải nghiệm mới
Sáng tạo theo cách riêng tạo nên những trải nghiệm mới

Cách để phát huy tính sáng tạo đó là nghĩ khác biệt và tìm kiếm những cách làm khác thường. Hãy đặt vấn đề ngược lại khi bé giải quyết xong một bài toán hoặc đọc xong một câu chuyện. 

Bố mẹ hãy hướng suy nghĩ của bé và giúp bé nói ra những suy luận, suy đoán của con về trường hợp ngược lại của vấn đề. Cách này giúp con vận dụng những dữ kiện đã có và đưa ra kết quả dựa trên sự suy luận đó. 

Nếu với một bài toán, hãy khuyến khích con giải toán theo những phán đoán mà con đã đưa ra. Lúc này, hãy xem kết quả có giống như cách làm thông thường không nhé. Nếu kết quả khác với đáp án, bố mẹ hãy cùng con phân tích xem chúng ta gặp vấn đề ở đâu. 

3.5. Học với sơ đồ tư duy 

Cách học truyền thống hạn chế sự sáng tạo của trẻ em khi chúng ta chỉ học vẹt, ghi chép và học thuộc. Những kiến thức học được chúng ta có thể thuộc ngay lúc đó nhưng cũng có thể quên ngay. 

Học theo phương pháp truyền thống không kích thích sự sáng tạo mà còn khiến chúng ta có lối suy nghĩ máy móc và cứng nhắc. Học bằng sơ đồ tư duy hay có cách gọi khác là sơ đồ cây giúp ghi nhớ tốt và kích thích sự sáng tạo. 

Khi áp dụng sơ đồ cây, bản chất của vấn đề nêu ra rõ ràng và logic hơn. Từ những nhánh, rễ của sơ đồ, các con có thể bổ sung và phát triển thêm.

3.6. Sáng tạo từ những việc nhỏ 

Không chỉ sáng tạo trong việc học, bố mẹ hãy khuyến khích bé sáng tạo ngay trong những việc nhỏ của gia đình. Bé thấy mẹ gấp quần áo vất vả, vậy có cách nào để gấp đồ nhanh hơn không?

Làm thế nào để không bị mất sức khi di chuyển đồ đạc? Chúng ta có thể xách bao nhiêu món đồ để giảm tối đa số lần phải lên cầu thang? Đó là những công việc rất đời thường nhưng nếu có thêm sự sáng tạo, chúng ta sẽ cảm thấy đơn giản hơn rất nhiều. 

Từ những công việc nhỏ này, sự sáng tạo cũng đã được hình thành trong con. Con cũng sẽ biết quan sát, quan tâm và giúp đỡ bố mẹ nhiều hơn. 

3.7. Luôn nghĩ ít nhất một kế hoạch B

Trong nhiều trường hợp, hãy khuyến khích bé nghĩ thêm những tình huống bên cạnh có khả năng xảy ra và làm thế nào để giải quyết. Đó chính là việc con đưa ra kế hoạch B.

Ví dụ cả nhà sắp tới sẽ có một chuyến du lịch biển. Kế hoạch A là cả nhà sẽ đi máy bay, thuê khách sạn và tham quan các địa điểm du lịch. Bố mẹ hãy đặt ra các tình huống và nhờ bé đưa ra phương án cho những kế hoạch B khi trời mưa hoặc bố mẹ bận đột xuất thì các con sẽ chơi ở đâu. 

Tự bé sẽ suy nghĩ và đưa ra những quyết định mà có thể bố mẹ sẽ cảm thấy bất ngờ. Đó là khi khả năng sáng tạo của con được phát huy. 

3.8. Luôn suy nghĩ tích cực

Suy nghĩ tích cực khuyến khích não vận động
Suy nghĩ tích cực khuyến khích não vận động

Khi con có tinh thần tích cực, con sẽ có năng lượng tốt cho việc tiếp thu và thể hiện khả năng của bản thân. Sự tích cực giúp não bộ của con dễ dàng thu thập kiến thức và không bị giới hạn. 

Sự tích cực giúp con có đam mê và dành thời gian để phát triển sự sáng tạo. Hãy tập cho bé nghe những bài nhạc mang giai điệu tích cực và cách suy nghĩ tích cực trước mọi vấn đề. 

Tạo ra môi trường tích cực cũng là cách giúp con luôn giữ tinh thần lạc quan và năng lượng. Bố mẹ hãy hạn chế những năng lượng xấu, tiêu cực xung quanh con. Với những sự việc có phần tiêu cực, bố mẹ hãy phân tích cho con hiểu và nhìn về phía tích cực của vấn đề.

LỜI KẾT

Phát huy khả năng sáng tạo giúp con mở ra nhiều cơ hội trong cuộc sống, giúp công việc của con trở nên dễ dàng hơn. Khả năng sáng tạo được rèn luyện ngay từ nhỏ là điều kiện tốt để con thể hiện năng lực và kiến thức trước mọi vấn đề.

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

(Đặc biệt TRẢI NGHIỆM HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại cơ sở)