BingGo Leaders - Phát triển toàn diện 4 kỹ năng - Tự tin giao tiếp
Ưu đãi lên đến 50% cùng hàng ngàn phần quà hấp dẫn
Ưu đãi cực HOT, bấm nhận ngay!

5 CÁCH PHẠT TRẺ KHÔNG NGHE LỜI HIỆU QUẢ NGAY, KHÔNG CẦN ĐẾN ĐÒN ROI

Mục lục [Hiện]

Trong quá trình nuôi dạy con cái, không ít lần bố mẹ phải đau đầu vì trẻ bướng bỉnh, không nghe lời. Nhiều trẻ thể hiện thái độ không làm theo, hoặc làm ngược lại những mong đợi của bố mẹ về chúng. 

Trước những tình huống như thế, cách phạt trẻ không nghe lời như thế nào để trẻ thay đổi được hành vi mà không cần dùng đòn roi? Bài viết dưới đây chỉ ra những điều bố mẹ nên và không nên làm. 

1. Một số nguyên tắc phạt trẻ không nghe lời

Trước sự “cứng đầu” và bướng bỉnh của con, thể hiện sự tức giận, hăm dọa đánh hay trừng phạt trẻ không phải là cách giải quyết hay. Dưới đây là những nguyên tắc nuôi dạy trẻ không nghe lời chuẩn khoa học nhất. 

Nguyên tắc phạt trẻ không nghe lời

1.1 Đừng vội vàng quát mắng con khi chưa hiểu rõ sự việc

Việc duy trì sự bình tĩnh và lựa chọn từ ngữ sẽ giúp tạo ra một môi trường giao tiếp tích cực và hiệu quả hơn với con trẻ.

Đừng vội quát mắng con khi chưa hiểu rõ sự việc

Thay vì áp đặt và trách mắng ngay lập tức, việc thấu hiểu và tìm hiểu về nguyên nhân của hành vi trái ngược có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tâm trạng và suy nghĩ của con. Điều này giúp xây dựng một mối quan hệ mạnh mẽ hơn giữa bạn và con, cũng như khuyến khích trẻ học cách thể hiện ý kiến của mình một cách tích cực.

Quan trọng nhất là sự kiên nhẫn và sẵn sàng lắng nghe. Khi chúng ta hiểu được góc nhìn của con, chúng ta có thể tìm cách giải quyết mọi tình huống một cách tốt nhất cho cả hai bên.

1.2 Không phạt con công khai

Việc phạt con nơi công cộng có thể tạo ra những hậu quả tiêu cực đối với tâm lý và sự phát triển của trẻ. Đứa trẻ khi bị la mắng hay phạt trước mặt người khác có thể trải qua những trạng thái cảm xúc như xấu hổ, giận dữ, và cảm giác bị làm nhục. Những trạng thái này có thể ảnh hưởng không chỉ đến tâm lý hiện tại mà còn đến sự phát triển tương lai của trẻ. Trẻ có thể phát triển cảm giác bất an và sợ hãi khi phải đối mặt với tình huống xấu trước mặt người khác.

Những trải nghiệm tiêu cực như bị phạt nơi công cộng có thể làm mất lòng tin vào bản thân, làm trẻ khó khăn khi đưa ra quyết định và tự lập.

>>> Xem thêm: LIỆU BA MẸ CÓ ĐANG DẠY CON SAI CÁCH? XEM NGAY 3 SAI LẦM THƯỜNG GẶP

1.3 Nghiêm khắc và cho trẻ biết lý do

Thái độ nghiêm nghị, quyết đoán của bố mẹ là biểu hiện giúp trẻ biết hành vi, cách cư xử của mình là không đúng. 

 Trẻ cần biết mình đã làm sai điều gì

Thay vì quát mắng khiến trẻ hoảng sợ nhưng chưa kịp hiểu vì sao bố mẹ lại giận như vậy, hãy nói để con biết bản thân đã làm sai điều gì, tại sao điều đó là sai. Trẻ sẽ bị thuyết phục và không lặp lại hành vi đó nữa. 

1.4 Khiến trẻ chịu trách nhiệm với hành vi của mình

Khi trẻ không nghe lời, nghĩa là con đã lặp lại hành vi không nên làm trong nhiều lần. Làm sai thì con phải chịu phạt cũng là điều cần thiết. Hình phạt là một hình thức kỷ luật giúp trẻ biết coi trọng lợi người lớn nói và không tái phạm nữa.

Nhưng phạt như thế nào mới là đúng, mà không phải sử dụng đòn roi? Các nhà tâm lý khuyên rằng ta nên cảnh báo trước với con nếu vi phạm giới hạn sẽ bị phạt điều gì. Nếu con vẫn không nghe lời, bố mẹ chắc chắn phải thực hiện hình phạt đó.

Hình phạt có thể là không cho trẻ làm điều mà chúng yêu thích như không được xem điện thoại, không được mua đồ chơi, không được đi xem phim cuối tuần…

>>> Xem thêm: SO SÁNH CÁCH DẠY CON Ở MỸ VÀ VIỆT NAM - ĐÂU LÀ PHƯƠNG PHÁP TỐT NHẤT?

1.5 Thay vì ép buộc hãy khuyến khích

Đây là cách dạy trẻ không nghe lời hiệu quả nhất mà ít bố mẹ Việt nào làm được. Bởi khi con không nghe lời, hầu hết bố mẹ đều nổi giận, quát mắng, ra mệnh lệnh để con phải làm theo ý mình.

Khi ra mệnh lệnh “Con không được…”, việc phải dừng ngay việc trẻ đang thích làm khiến con không muốn, dẫn đến không nghe lời bố mẹ. Hơn nữa, con không biết mình nên làm gì tiếp theo.

 Giải thích rõ ràng con nên làm gì để trẻ nghe lời

Việc bố mẹ truyền đạt rõ ràng mong muốn của mình, chẳng hạn như “Con nên dừng chơi bóng sau 5h chiều và đi tắm ngay sau đó để chuẩn bị ăn tối. Nếu con thực hiện việc này suốt một tuần, mẹ sẽ mua một món đồ chơi con thích”

Đưa ra hướng dẫn rõ ràng về những điều nên làm tiếp theo kèm theo phần thưởng giúp trẻ có động lực nghe theo lời bố mẹ ngay từ lần đầu. 

>>> Xem thêm: REVIEW 3 SÁCH NUÔI DẠY CON BA MẸ KHÔNG NÊN BỎ QUA ĐỂ CÙNG BÉ KHÔN LỚN

1.6 Trò chuyện và thấu hiểu trẻ - cách phạt trẻ không nghe lời dịu dàng nhất

Lý do khiến trẻ không nghe lời bố mẹ là vì bố mẹ không hiểu điều chúng muốn mà chỉ một mực nghiêm cấm. Sự bướng bỉnh là biểu hiện của sự thách thức của trẻ. Lắng nghe và thấu hiểu con là cách phạt trẻ không nghe lời phù hợp.

Ví dụ, nếu trẻ cứ tranh giành đồ chơi với em, thay vì nóng giận, bố mẹ hãy bình tĩnh hỏi xem tại sao con không muốn cho em chơi chung đồ chơi. Lưu ý rằng hãy chỉ nghe con mà không đưa ra lời phán xét hay khuyên con nên làm gì.

Việc tìm hiểu động cơ, mong muốn của con giúp bố mẹ có cách hành xử và trừng phạt phù hợp, khiến trẻ nghe lời bố mẹ ngay lần đầu, hoặc không ép con làm điều khiến trẻ chống đối.

2. Một số cách phạt trẻ không nghe lời không dùng đòn roi

2.1 Hình phạt đứng

Khi con có hành động cố ý nhảy từ độ cao xuống hoặc chạy nhảy leo trèo trên xe, bố mẹ có thể áp dụng hình phạt đứng. Thêm vào đó, trong trường hợp trẻ có biểu hiện không nghe lời, hình phạt đứng có thể bao gồm việc đứng úp mặt vào tường hoặc khoanh tay.

Hình phạt đứng cho trẻ không nghe lời

Tuy nhiên, việc áp dụng hình phạt đứng cần phải được thực hiện cẩn thận và nhất quán để đảm bảo rằng nó liên quan đến hành vi cụ thể và không gây ra cảm giác bất công cho trẻ. Đồng thời, quan trọng là kết hợp với các phương pháp giáo dục tích cực nhằm hỗ trợ quá trình học và hiểu biết của trẻ.

>>> Xem thêm: MẸ DẠY CON NHÀN TÊNH VỚI TRÒ CHƠI PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG NÓI TIẾNG ANH HIỆU QUẢ

2.2 Phạt ngồi một chỗ

Khi bé thể hiện hành vi ngỗ nghịch, cãi nhau, hoặc đánh nhau với anh chị em hoặc bạn bè, bố mẹ có thể áp dụng hình phạt ngồi một chỗ. Việc tách con ra một phòng và để con ngồi tại chỗ như một hình phạt giúp trẻ suy ngẫm về lỗi sai của mình. Trong khoảng thời gian này, khi không có ai chơi cùng hoặc quấy phá, trẻ có thể trở nên tĩnh tâm hơn, tập trung vào việc hiểu rõ hành vi của mình và cách cải thiện.

Quan trọng nhất là để hình phạt này có hiệu quả, nên kết hợp với một cuộc trò chuyện sau đó để giải thích lý do tại sao họ bị phạt, và cung cấp cho trẻ cơ hội để chia sẻ quan điểm và tâm tư của mình. Điều này giúp xây dựng sự hiểu biết và tạo ra cơ hội để giáo dục tích cực.

2.3 Cách phạt trẻ không nghe lời - ôm người vừa cãi nhau

Thỉnh thoảng, trẻ không nhận thức rõ việc cần phải nhường nhịn với anh chị em, dẫn đến hành vi cố chấp và đua tranh để đạt được điều gì đó cho bản thân. Tuy nhiên, hành vi này có thể tạo tổn thương cho những đứa trẻ khác. Trong tình huống này, bố mẹ có thể giúp các con bình tĩnh lại và áp dụng hình phạt đứng ôm, hôn nhau thắm thiết. Hành động này không chỉ tạo ra sự gắn kết tình cảm giữa anh chị em, mà còn giúp trẻ nhận ra rằng tình yêu thương với các thành viên trong gia đình là điều quan trọng nhất.

>>> Xem thêm: THÁN PHỤC TRƯỚC 5 CÁCH DẠY CON CỦA NGƯỜI NHẬT KHI BỊ BẠN ĐÁNH

2.4 Phạt làm việc nhà

Khi con yêu vẽ bậy lên tường, vứt đồ chơi lung tung, hoặc để đồ đạc không đúng chỗ, bố mẹ sẽ yêu cầu con tham gia vào quá trình dọn dẹp. Cách phạt trẻ không nghe lời này giúp con hiểu rằng mỗi người trong gia đình đều có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh và sự gọn gàng trong nhà. Bằng cách này, chúng ta cùng nhau xây dựng một môi trường sống sạch sẽ và thoải mái cho tất cả mọi người.

2.5 Hình phạt nhặt đậu

Áp dụng hình phạt nhặt đậu hoặc nhặt bi là một biện pháp giáo dục có thể giúp rèn luyện tính nhẫn nại và trách nhiệm của trẻ. Khi bố mẹ thực hiện hình phạt này, trẻ sẽ tự ý thức được về sai lầm của mình và phải chịu trách nhiệm bằng cách nhặt đậu hoặc nhặt bi.

Hành động này giúp trẻ học cách hoàn thành công việc một cách đầy đủ và kiên trì. Đồng thời, trẻ cũng sẽ hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc không bỏ dở công việc giữa chừng và tích lũy tính nhẫn nại..

>>> Xem thêm: TÒ MÒ 10 CÁCH DẠY CON CỦA NGƯỜI DO THÁI KHIẾN CẢ THẾ GIỚI NGƯỠNG MỘ

2.6 Cách phạt trẻ không nghe lời - cấm làm thứ bé thích

Để khuyến khích trẻ hành động đúng và giữ gìn ứng xử, ba mẹ nên thiết lập một hệ thống hình phạt mang tính xây dựng. Nếu trẻ không thực hiện việc đánh răng, khảnh ăn, bỏ thừa đồ ăn, hoặc vứt đồ đạc cá nhân lung tung, sẽ có những hậu quả như không được xem phim hoạt hình, không được ăn bim bim, hoặc không được đi ra ngoài chơi. 

Việc này giúp trẻ ý thức rằng hành động của họ ảnh hưởng đến sở thích cá nhân và giáo dục tích cực hơn là chỉ là việc mắng mỏ hoặc đánh phạt trẻ.

>>> Tham gia ngay Group nuôi dạy con để chia sẻ kiến thức và nhận hỗ trợ tư vấn từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực.

3. Tổng kết

Với những cách phạt trẻ không nghe lời kể trên tuy đơn giản nhưng không dễ dàng để áp dụng vì bố mẹ nào cũng sẽ khó kiềm chế được cảm xúc tức giận, khó chịu khi trẻ cứng đầu. 

BingGo Leaders mong rằng đây là những định hướng cơ bản nhất để bố mẹ nuôi dạy con cái theo hướng tích cực hơn, tôn trọng và tạo mọi điều kiện cho con trở thành người tốt nhất.

Ngoài ra, một vấn đề khiến không ít bố mẹ băn khoăn là có nên phạt trẻ úp mặt vào tường? Các bậc phụ huynh hãy tham khảo những câu trả lời từ chuyên gia tâm lý trẻ em.

Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders

Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders

BingGo Leaders là trung tâm tiếng Anh trẻ em thuộc hệ sinh thái giáo dục HBR Holdings với hơn 15 năm kinh nghiệm (gồm các thương hiệu: Tiếng Anh giao tiếp Langmaster, Hệ thống luyện thi IELTS LangGo, Trường Doanh nhân HBR). BingGo Leaders ra đời đã xây dựng nên môi trường giáo dục tiếng Anh hoàn toàn khác biệt, giúp trẻ phát triển toàn diện 4 kỹ năng, chinh phục điểm cao trên trường.

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

( Số lượng quà tặng có hạn )

Khuyến mãi sắp kết thúc

Đăng ký ngay
Follow OA Binggo: