Hiện nay, nhiều phụ huynh băn khoăn không biết lựa chọn cho con phương pháp học tập nào vừa giúp bé vừa tiếp thu kiến thức nhanh, vừa có hứng thú học tập hiệu quả. Phương pháp ELC là giải pháp tối ưu, mang lại sự cân bằng giữa học và thực hành kiến thức, giúp trẻ nâng cao năng lực tiếng Anh qua những trải nghiệm. Trong bài viết này, cùng BingGo Leaders khám phá chi tiết hơn nhé!
1. Phương pháp ELC là gì
Phương pháp ELC (EXPERIENTIAL LEARNING CYCLE) là phương pháp học thông qua trải nghiệm được phát triển dựa trên phát minh về phương pháp học của Tiến sĩ David A. Kolb - chuyên gia tâm lý xã hội học Đại học Harvard vào năm 1984. Phương pháp này dựa trên mô hình Kim tự tháp học tập, trong đó thể hiện phần trăm hiệu quả ghi nhớ kiến thức và ứng dụng của người học của các hình thức đào tạo khác nhau. ELC giúp người học chuyển đổi giữa trải nghiệm thực tế và tư duy lý thuyết, qua đó phát triển tư duy, kỹ năng và khả năng giải quyết vấn đề.
2. Lợi ích của phương pháp ELC
Phương pháp ELC không chỉ mang lại những lợi ích nổi bật trong học tập mà còn giúp cải thiện nhiều kỹ năng mềm khác trong cuộc sống.
Lợi ích của phương pháp ELC
- Học sâu và ghi nhớ lâu hơn: Trải nghiệm thực tế giúp người học dễ dàng hiểu rõ và ghi nhớ sâu hơn so với học lý thuyết đơn thuần. Người học có cơ hội áp dụng lý thuyết vào các tình huống thực tế, từ đó hiểu rõ hơn về cách kiến thức có thể được sử dụng trong đời sống và công việc, làm cho việc học trở nên thiết thực và liên quan hơn.
- Phát triển kỹ năng tư duy phản biện và sáng tạo: ELC khuyến khích người học suy ngẫm, phân tích và đặt câu hỏi về những gì họ đã trải nghiệm. Điều này giúp phát triển tư duy phản biện và khả năng giải quyết vấn đề sáng tạo.
- Tăng tính chủ động và tự lập: Thông qua việc trải nghiệm và rút ra bài học từ các tình huống thực tế, người học được khuyến khích tự định hướng và phát triển kỹ năng tự học, thay vì chỉ dựa vào giáo viên hoặc sách vở.
- Phát triển kỹ năng xã hội và giao tiếp: ELC thường đi kèm với các hoạt động nhóm, giúp người học rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, giao tiếp hiệu quả và xây dựng mối quan hệ tốt với người khác. Việc trải nghiệm và đối mặt với các tình huống thực tế trong quá trình học giúp người học nâng cao khả năng thích nghi với những hoàn cảnh mới, không ngừng học hỏi và điều chỉnh chiến lược khi cần.
- Tạo động lực học tập và hứng thú: Phương pháp học qua trải nghiệm giúp người học cảm thấy hứng thú và tham gia tích cực hơn. Điều này giúp tăng động lực học tập, vì học sinh thấy mình trực tiếp tham gia và ứng dụng những gì học được trong thực tế.
4. Các giai đoạn của phương pháp ELC
Khi áp dụng phương pháp ELC - Học thông qua trải nghiệm sẽ có 4 giai đoạn chính sau đây:
Các giai đoạn của phương pháp ELC
- TRẢI NGHIỆM (EXPERIENCE): Giai đoạn này bắt đầu khi người học tham gia vào một hoạt động hoặc trải nghiệm thực tế. Trải nghiệm này có thể là một bài tập, một thử thách, một sự kiện hoặc một tình huống thực tế trong cuộc sống. Mục tiêu là để người học có cơ hội trực tiếp đối mặt với vấn đề, cảm nhận và học hỏi từ tình huống đó mà không cần lý thuyết trước.
- THẢO LUẬN (REFLECT): Sau khi trải nghiệm, người học cần thời gian để suy nghĩ và thảo luận về những gì đã xảy ra. Đây là lúc họ phân tích, đặt câu hỏi và đánh giá các khía cạnh của trải nghiệm. Trong giai đoạn này, người học sẽ tự hỏi: "Điều gì đã xảy ra? Tại sao điều đó xảy ra? Tôi đã làm gì đúng và sai? Tôi cảm thấy thế nào?". Thảo luận giúp người học nhìn nhận lại trải nghiệm một cách sâu sắc hơn, rút ra bài học từ đó.
- RÚT RA QUY LUẬT (CONCEPTUALIZE): Học viên được hướng dẫn để tự rút ra cách sử dụng từ vựng, ngữ pháp, cấu trúc tiếng Anh mà bài học cung cấp. Từ những gì đã thảo luận, người học bắt đầu tổng kết và rút ra các quy luật, nguyên tắc hoặc khái niệm mới. Đây là quá trình chuyển đổi từ kinh nghiệm thực tế sang kiến thức lý thuyết.
- ÁP DỤNG LẠI (APPLY): Ở giai đoạn cuối cùng, người học sẽ áp dụng những bài học, quy luật đã rút ra vào các tình huống mới hoặc tương tự trong tương lai. Họ sẽ thử nghiệm những ý tưởng mới hoặc thay đổi cách tiếp cận vấn đề, xem xét kết quả và tiếp tục chu trình học tập.
5. BingGo Leaders áp dụng phương pháp ELC như thế nào
BingGo Leaders áp dụng phương pháp ELC nhằm tối ưu hóa quá trình học tập và phát triển toàn diện các kĩ năng ngôn ngữ cho các bé. Dưới đây là cách BingGo Leaders áp dụng phương pháp ELC trong chương trình giảng dạy:
5.1 Trải nghiệm thực tế trong lớp học
Hệ thống bài học được thiết kế công phu, khoa học và hấp dẫn, giúp học viên học sâu qua các chủ đề giao tiếp thông dụng: travel, shopping, family, job. Ngoài việc học kiến thức trong giáo trình, BingGo Leaders thiết kế các hoạt động học tập thực tiễn, nơi các bạn nhỏ được tham gia trực tiếp vào các tình huống thực tế thông qua các bài tập giao tiếp, trò chơi nhập vai, dự án nhóm và tình huống mô phỏng. Các bé không chỉ học từ sách vở mà còn từ các tình huống sinh động, giúp kiến thức trở nên dễ hiểu và gần gũi hơn.
BingGo Leaders áp dụng ELC như thế nào
5.2 Khuyến khích bé học hỏi thêm sau mỗi hoạt động
Sau khi tham gia các hoạt động thực hành, học viên tại BingGo Leaders được hướng dẫn tự đánh giá và suy ngẫm về trải nghiệm của mình. Giáo viên sẽ đặt các câu hỏi để khuyến khích các bé nhìn lại quá trình học như: "Con đã học được gì từ bài tập này?" hoặc "Con có thể làm khác đi để đạt kết quả tốt hơn không?" Điều này giúp trẻ rèn luyện khả năng tự nhận thức và học từ những lỗi sai. Bằng việc ứng dụng hình ảnh, âm thanh, hành động và cảm xúc vào việc học từ vựng, học viên sẽ ghi nhớ từ vựng lâu hơn, hiệu quả hơn và có hứng thú hơn khi học.
5.3 Phát triển kỹ năng mềm và làm việc nhóm
BingGo Leaders thường tổ chức các hoạt động nhóm, trong đó trẻ không chỉ học tiếng Anh mà còn phát triển các kỹ năng xã hội quan trọng như làm việc nhóm, thuyết trình trước đám đông và tương tác hiệu quả với các bạn cùng lớp. Điều này không chỉ giúp trẻ phát triển về mặt ngôn ngữ mà còn rèn luyện khả năng giao tiếp xã hội.
BingGo Leaders áp dụng ELC như thế nào
5.4 Hoạt động ngoại khóa thú vị
Tại BingGo Leaders trẻ được tham gia các hoạt động ngoại khóa đi đến các điểm thăm quan di tích văn hóa, lịch sử để trải nghiệm thực tế. Hoạt động ngoại khóa giúp các bé hứng thú và tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên và dễ dàng hơn. Phương pháp ELC được vận dụng sáng tạo trong các hoạt động ngoại khóa giúp các bé kích thích tư duy, học thêm các bài học tiếng Anh thông qua các điểm đến từ đó giúp nhớ bài lâu hơn.
BingGo Leaders áp dụng ELC như thế nào
5.5 Kết nối lý thuyết với trải nghiệm
Giáo viên BingGo Leaders hướng dẫn trẻ rút ra các bài học lý thuyết từ các hoạt động đã tham gia. Bé được khuyến khích áp dụng những gì đã học vào các bài tập và tình huống khác nhau, từ đó điều chỉnh để đạt kết quả tốt nhất. Ví dụ, sau khi học cách giao tiếp về các chủ đề quen thuộc, bé sẽ được thực hành trong các bài hội thoại mới hoặc tham gia các dự án nhóm khác nhau, giúp củng cố kiến thức và khả năng vận dụng linh hoạt.
Ngoài ra, BingGo Leaders khuyến khích phụ huynh cùng bé không ngừng thực hành và áp dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày. Chu trình học tập ELC không chỉ dừng lại trong lớp học mà còn được tiếp tục tại nhà với sự hướng dẫn của phụ huynh, tạo điều kiện cho trẻ học hỏi liên tục và phát triển bền vững.
6. Kết luận
Phương pháp ELC ngày càng được vận dụng nhiều trong các phương pháp giáo dục hiện đại ngày nay. Hy vọng những chia sẻ này hữu ích và có giá trị đối bạn. Đồng thời đừng quên theo dõi BingGo Leaders mỗi ngày để cập nhật những bài viết hay bổ ích nhất nhé!