TOP 5 LƯU Ý DẠY TRẺ KỸ NĂNG BẢO VỆ BẢN THÂN PHỤ HUYNH PHẢI BIẾT

Kỹ năng bảo vệ bản thân là một trong những kỹ năng sống quan trọng nhất, đặc biệt là trong xã hội có quá nhiều mối nguy hiểm luôn rình rập trẻ nhỏ như hiện nay. Trẻ em thường có khả năng phòng vệ rất kém, phụ huynh cần hỗ trợ để tăng cường khả năng này ở con trẻ. 

Vậy làm sao để bố mẹ có thể dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân? Trong bài viết này BingGo Leaders sẽ cùng phụ huynh tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi trên để khiến hành trình nuôi dạy con thêm dễ dàng. 

1. Định nghĩa kỹ năng bảo vệ bản thân

Theo lý thuyết, kỹ năng bảo vệ bản thân có thể được định nghĩa là sự nhận thức của một cá nhân nào đó về một đối tượng/ nhóm đối tượng, sự kiện, sự vật xung quanh có nguy cơ ảnh hưởng tới an nguy của bản thân cá nhân đó. Từ nhận thức trên, cá nhân này sẽ đưa ra các phán đoán và hành động hợp lý để bảo vệ bản thân. 

Bảo vệ bản thân là một kỹ năng cần thiết cho trẻ
Bảo vệ bản thân là một kỹ năng cần thiết cho trẻ

Phụ huynh cần chú trọng về việc dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân hơn trong thời đại ngày nay, bởi tồn tại rất nhiều nhân tố tiềm ẩn nguy hiểm cho con ở mọi nơi. Đồng thời cần biết cách để bảo vệ con yêu nhưng vẫn khiến con cảm thấy thoải mái, không gò bó.

2. Tại sao cần dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân từ bé?

Theo tổng kết từ báo cáo chi tiết về tình trạng hành vi xâm hại trẻ nhỏ đã cho thấy không ít vụ việc xảy ra có nguyên nhân từ sự thiếu kỹ năng bảo vệ chính mình, đồng thời đề cập tới sự thiếu hụt giáo dục từ phụ huynh trong vấn đề trên. 

Tính riêng trong năm 2021, tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em (tổng đài 111) đã ghi nhận hơn 600.000 cuộc gọi, con số này đã tăng lên tới hơn 10% so với tổng kết năm 2020. Theo thống kê của Cục Trẻ em, trong 3 tháng đầu năm 2022, cả nước ta đã có thông tin 147 trẻ em bị bắt cóc, bỏ rơi, xâm hại tình dục. 

Mỗi năm có tới hàng ngàn vụ xâm hại trẻ nhỏ được báo cáo
Mỗi năm có tới hàng ngàn vụ xâm hại trẻ nhỏ được báo cáo

Bộ Công an cũng đã xác nhận trong năm 2021 có tới 1914 vụ việc liên quan đến tấn công và xâm hại trẻ em trên toàn Việt Nam. Những bằng chứng trên đã cho thấy sự nguy cấp của vấn để, làm ảnh hưởng lớn tới tâm lý của trẻ và khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Chính vì vậy việc dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân hiện nay đang được chú ý trong mỗi gia đình có con nhỏ. 

3. Nên dạy trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân nào?

3.1. Kỹ năng tránh xâm hại cơ thể của bé

Với thực trạng trẻ bị xâm hại cơ thể, xâm hại tình dục liên tục tăng trong thời gian gần đây, ba mẹ cần phải phổ cập những kiến thức về giới tính một cách dễ hiểu cho con. 

Hãy thử bắt đầu với việc giúp bé yêu nhận biết vùng nhạy cảm trên cơ thể, tạo ra những “vùng cấm” bất khả xâm phạm và đưa ra những câu hỏi để con tăng cảnh giác như “Nếu ai đó chạm vào bộ phận cấm con sẽ phản ứng như thế nào?”. Đừng quên bổ sung nếu câu trả lời của con chưa đúng hoặc thiếu hợp lý để bé hiểu các xử lý tình huống này. 

Luôn cố gắng đưa ví dụ thực tế cho con thêm hiểu kiến thức
Luôn cố gắng đưa ví dụ thực tế cho con thêm hiểu kiến thức

Đồng thời bố mẹ nên lòng ghép thêm kiến thức vào mỗi hoạt động sinh hoạt hằng ngày trong gia đình bằng các tình huống để bé hình dung và tiếp thu vấn đề dễ dàng hơn. 

3.2. Kỹ năng giữ an toàn khi vui chơi

Đây là một trong những điểm cần nhấn mạnh khi dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân, đặc biệt đối với những gia đình có con nhỏ từ 3 tới 4 tuổi. Vì ở giai đoạn này, trẻ rất muốn khám phá thế giới xung quanh, luôn tò mò về những sự vật, sự việc thế nhưng lại không có đủ nhận thức để biết điều gì là nguy hiểm. 

Những vật dụng xung quanh có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe con
Những vật dụng xung quanh có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe con

Ở kỹ năng này ba mẹ có thể chú ý vào việc dạy các bé tránh xa các vật dụng có thể gây nguy hiểm cho con khi vui chơi như ổ điện, bình gas, vật dụng sắc bén (dao, kéo,...). Tuy nhiên, trẻ nhỏ sẽ đôi khi không thể nhớ những lời dặn của phụ huynh nên bố mẹ vẫn cần phải “cách ly” bé khỏi những vật dụng này. 

3.3. Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân khi trong hỏa hoạn

Trường hợp trẻ gặp phải hỏa hoạn là tình huống không thể đề phòng hoàn toàn, vì thế bố mẹ cần hướng dẫn cho bé các cách để bảo vệ bản thân trong hỏa hoạn. Hãy thử bắt đầu với những ví dụ giả định (bảo đảm an toàn) tại nhà để cùng con thực hành một số thao tác đơn giản sau:

  • Bịt mũi bằng khăn ướt 
  • Tìm chỉ dẫn thoát hiểm
  • Giữ bình tĩnh
  • Đi theo lối thoát hiểm được hướng dẫn nếu có

Khi con hiểu và nhớ được những thao tác này, cha mẹ có thể yên tâm một phần ngay cả khi con bị rơi vào tình huống không may này. Việc dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân trong hỏa hoạn chính là giúp con trẻ thoát khỏi một mối nguy hiểm bất ngờ. 

3.4. Kỹ năng xử lý khi lạc người thân

Khi ở nơi đông người như công viên, lễ hội, trung tâm thương mại,... trẻ dễ bị thu bởi những sự vật, sự kiện thú vị quanh mình từ đây xảy ra tình trạng lạc bố mẹ, người thân. 

Vì là một tình huống khá phổ biến, có rất nhiều cách để trẻ dễ dàng ứng phó khi lạc người thân. Cha mẹ có thể bắt đầu với việc dạy con ghi nhớ những thông tin liên lạc quan trọng của mình như:

  • Số điện thoại bố mẹ
  • Họ tên bố mẹ
  • Họ tên bản thân
  • Độ tuổi bản thân mình
  • Địa chỉ nhà 

Ngoài ra trẻ cũng có thể được dạy về cách nhờ vả giúp đỡ từ người qua đường hoặc những người có uy tín, dễ nhận diện như bảo vệ, cảnh sát, công an,...Ngoài ra, cần đặc biệt dạy con cách ứng phó khi có đối tượng tình nghi ngỏ ý muốn đưa con về nhà. 

3.5. Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân khi tham gia giao thông

Không thể tránh khỏi việc trẻ sẽ có lúc phải tham gia giao thông khi đi học, đi chơi,... Để tránh những tai nạn đáng tiếc, bé phải được bố mẹ giáo dục về kỹ năng tham gia giao thông an toàn. Hãy cùng con thực hành ngay trên cung đường thường ngày bé phải đi, hỗ trợ giáo dục về luật giao thông, thường xuyên nhắc lại để con ghi nhớ. 

Hướng dẫn con tham gia giao thông thật an toàn
Hướng dẫn con tham gia giao thông thật an toàn

4. TOP 5 lưu ý khi dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân

4.1. Luôn là người bạn đồng hành

Thay vì luôn ở vị trí người thầy, bắt con trẻ tuân theo ý mình mà không lắng nghe và giải thích những thắc của bé con, bố mẹ hãy luôn là một người bạn để nói chuyện và tâm sự cùng con. 

Tránh truyền đạt những bài học khô khan, đầy lý thuyết mà không thực hành cùng bé và luôn chọn những khoảng thời gian giáo dục con bảo vệ bản thân vào lúc cùng con làm những việc gần gũi như nhặt rau, gấp áo quần. 

4.2. Không quát mắng con khi con sai

Khi đã là một người bạn đồng hành, ba mẹ nên bình tĩnh lắng nghe và đóng góp ý kiến khi con trẻ hiểu sai. Cùng con tìm ra khúc mắc đôi bên và giải thích cho con tại sao con hiểu sai từ đó chỉ ra hướng giải quyết vấn đề. 

Tránh việc quát nạt con khi con hiểu sai vấn đề
Tránh việc quát nạt con khi con hiểu sai vấn đề

4.3. Hướng dẫn con từ nguyên nhân tới hệ quả

Vào giai đoạn độ tuổi từ 3 – 6, trẻ bắt đầu những thắc mắc, tò mò về thế giới bên ngoài kia, trẻ sẽ dần muốn được thể hiện bản thân mình, tuy nhiên vì không có kiến thức, trẻ sẽ mắc nhiều lỗi không nên. 

Các bậc cha mẹ hãy dạy con trẻ làm quen với cách phân tích về những nguyên nhân dẫn đến kết quả của vấn đề nào đó. Hướng tư duy sẽ giúp bé biết cách hành động đúng hơn cho các trường hợp thực tế trong cuộc sống hằng ngày.

4.4. Chú ý tới tình huống giả định

Để trẻ nhớ được những bài học trên, bố mẹ không nên chỉ truyền đạt lý thuyết khô khan, hãy đặt con trẻ vào những tình huống có thể xảy ra và để trẻ tự sử dụng lý thuyết được học ngay vào tình huống giả định.

4.5. Luôn có các quy tắc nhất định

Cha mẹ cần phải đưa ra các quy tắc giới hạn về an toàn- không an toàn để con thực hiện ngay ở nhà. Trẻ sẽ từ đây hình thành các cách tự bảo vệ bản thân của mình trước những nguy hiểm luôn rình rập xung quanh. 

5. Tổng kết

Trong bài viết trên, BingGo Leaders đã đưa đến những kiến thức cần thiết để bố mẹ dạy trẻ bảo vệ bản thân, đồng thời nhấn mạnh các lưu ý để bảo đảm quá trình giáo dục trẻ thuận lợi hơn. Ngoài ra, dạy con kỹ năng sống - 5 phương pháp hiệu quả nhất ba mẹ nên áp dụng sẽ cung cấp thêm những kỹ năng thú vị cho bé yêu.

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

(Đặc biệt TRẢI NGHIỆM HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại cơ sở)