Bạn đau đầu vì không biết cách dạy con nghe lời. Vì vậy, đi tìm nguyên nhân tại sao trẻ không nghe lời cũng là một cách hay để bạn hiểu trẻ hơn. Hãy để BingGo Leaders giúp phụ huynh giải quyết vấn đề này.
1. Tại sao con không nghe lời?
Bạn đau đầu vì không biết cách dạy con nghe lời. Tuy nhiên, đi tìm nguyên nhân tại sao trẻ không nghe lời cũng là một cách hay để bạn hiểu trẻ hơn.
Trẻ không làm theo lời bạn vì trẻ thực sự không nghe thấy. Hãy lặp lại điều bạn muốn con làm để đảm bảo con nghe thấy bạn nói gì. Nếu trường hợp này xảy ra thường xuyên, hãy đưa con đi khám thính lực để đảm bảo con có khả năng nghe bình thường.
Trẻ không hiểu bạn nói gì nên không làm. Đôi khi, chúng ta quên mất não bộ của người lớn và trẻ nhỏ là khác nhau. Có thể bạn diễn đạt ý quá phức tạp khiến trẻ chọn phớt lờ lời bạn nói. Cố gắng diễn đạt ngắn gọn, đơn giản hơn là có thể giải quyết được vấn đề.
Trẻ thật sự không muốn nghe lời vì trẻ "bận". Con bận chơi nên không muốn đi ngủ. Hãy thừa nhận mong muốn đó của trẻ và giải thích bạn hiểu điều đó nhưng sẽ tốt hơn nếu trẻ làm như bạn nói.
2. 4 tuyệt chiêu đơn giản, hiệu quả, không bạo lực
2.1. Nói chuyện ở khoảng cách gần để con không bị phân tâm
Chúng ta không nên đứng từ xa để "chỉ đạo" trẻ. Hãy đến gần con và quan sát liệu con có sẵn sàng nghe mình nói không. Một số lời nhận xét như "Con vẽ ô tô đẹp đấy!" có thể thu hút sự chú ý của trẻ vào bạn và bạn có thể bắt đầu cuộc trò chuyện.
2.2. Bình tĩnh là chìa khóa của cách dạy con nghe lời
Cố gắng kiềm chế cơn tức giận của bạn và kiên nhẫn lắng nghe, tránh tranh luận với con để con có cảm giác thoải mái và không phản kháng. Nên nhớ bạn nên trò chuyện với con về tình huống xấu con đã làm và cùng nhau giải quyết hậu quả chứ không phải trách móc hay đánh mắng.
Giữ bình tĩnh còn giúp bạn tránh thốt ra những lời không nên nói làm tổn thương hoặc thậm chí dùng đến đòn roi. Nếu bạn lỡ đánh con, bạn sẽ hối hận và tìm cách xem ba mẹ nên làm gì khi lỡ đánh con.
2.3. Đặt ra các quy tắc và thói quen
Để trẻ không chống đối và ngoan ngoãn làm theo, gia đình bạn nên đặt ra các quy tắc chung và tất cả các thành viên đều thực hiện nghiêm túc. Con bạn sẽ lấy đó làm gương và làm theo mà không cần bạn phải nhắc nhở nhiều.
Thiết lập thói quen sinh hoạt cũng là một cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh. Bạn có thể dán lịch trình ăn tối, học bài, vệ sinh cá nhân và đi ngủ của con ở một góc dễ nhìn kèm những hình minh hoạ dễ thương. Đảm bảo con sẽ tuân theo lịch sinh hoạt một cách nghiêm túc nhất.
2.4. Cách dạy con nghe lời: hãy cho con biết con NÊN làm gì
Cách nói NÊN LÀM GÌ sẽ hiệu quả hơn là nói con KHÔNG NÊN làm gì. Khi bạn nói "không được" làm gì đó thì trẻ sẽ phải xử lý gấp đôi lượng thông tin. Đôi khi, sau khi bạn nói, trẻ vẫn không hiểu chính xác mình phải làm gì.
Vì thế, thay vì nói "Con đừng để dép ở đây.", hãy nói "Con cất dép vào trong tủ đi nhé!". Đưa ra lời khuyên và yêu cầu rõ ràng khiến trẻ dễ dàng hơn trong việc thực hiện chính xác mong muốn của bạn.
Đừng quên cảm ơn hay khen ngợi con vì đã hành động đúng để động viên trẻ tiếp tục làm tốt.
3. Cách dạy con nghe lời hiệu quả - ví dụ thực tế
Có rất nhiều cách dạy con nghe lời hiệu quả mà không gây tổn thương đến tâm hồn non nớt của trẻ. Dưới đây là một tình huống mà ba mẹ có thể áp dụng để giáo dục con mình.
Bước 1. Bắt đầu trò chuyện
Đầu tiên, bạn phải thật bình tĩnh và hãy đảm bảo mình ở cùng tầm cao khi nói chuyện với trẻ. Bạn có thể cúi xuống hoặc ngồi xuống đối diện con và nhìn thẳng vào mắt chúng. Dùng ánh mắt thể hiện cho trẻ thấy sự nghiêm túc của mình.
Bước 2. Cảnh báo hậu quả
Tiếp theo, bạn nói những hành vi sai trái của trẻ cho trẻ nghe, nói rõ điều gì là đúng, nên làm và điều gì là sai và không nên làm. Cảnh báo hậu quả tiêu cực có thể xảy nếu trẻ tiếp tục hành vi sai trái đó.
Bước 3. Tìm một nơi nói chuyện thích hợp
Nếu trẻ có biểu hiện ương bướng hoặc phản kháng, hãy dẫn trẻ đến một nơi yên tĩnh thích hợp. Ví dụ như góc tường đối với trẻ mẫu giáo hoặc một căn phòng đối với trẻ lớn hơn.
Tuy nhiên, bạn không nên chọn phòng ngủ mà nên chọn một căn phòng mà trẻ không thích, như vậy sẽ thu hút được sự chú ý của trẻ.
Bước 4. Giải thích
Cho trẻ ngồi lên ghế và diễn đạt lại cho trẻ hiểu trẻ đã làm sai những gì và trẻ sẽ phải bị kỷ luật thế nào.
Bước 5. Cho trẻ thời gian tự suy nghĩ
Bước tiếp theo, bạn nói với trẻ ở lại trong căn phòng một mình trong ít phút và suy nghĩ về những điều mình đã làm. Chỉ cho phép trẻ ra ngoài khi đã hết thời gian.
Bước 6. Yêu cầu trẻ xin lỗi
Cuối cùng, trước khi ra khỏi phòng, hãy hỏi con đã suy nghĩ gì và yêu cầu một lời xin lỗi chân thành. Bạn cũng nên thể hiện thái độ chân thành chấp nhận nó và sẵn sàng cho trẻ cơ hội sửa sai. Dành cho trẻ một cái ôm tình cảm sẽ xoa dịu căng thẳng trước đó. Đừng nhân cơ hội trẻ xin lỗi mà tiếp tục cằn nhằn hoặc tự mãn.
4. Lời kết
Việc áp dụng cách dạy con nghe lời thế nào cho hiệu quả nhất tùy thuộc vào hoàn cảnh và tính cách mỗi đứa trẻ. Tuy nhiên, đứa trẻ nào cũng cần tình yêu thương. Lắng nghe, thấu hiểu và cho con thấy bạn luôn yêu thương con thì con cũng sẽ hiểu bạn và đáp ứng mong muốn của bạn. Vì chính các con cũng rất yêu thương ba mẹ của mình.