DẠY TRẺ CÁCH XỬ LÝ KHI ĐI LẠC - 5 ĐIỀU "BỐ MẸ" PHẢI GẤP RÚT GIÁO DỤC

Ngày nay, việc dạy trẻ cách xử lý khi đi lạc và trong các tình huống không có bố mẹ, người thân đi cùng khác là một nội dung vô cùng quan trọng. Nội dung này luôn được quý phụ huynh đặt sự quan tâm lớn để góp phần giúp bảo vệ con trẻ trong các tình huống khẩn cấp.

Hãy để BingGo Leaders mang đến những phương pháp dạy trẻ cách xử lý khi bị đi lạc hữu ích nhất mà bố mẹ có thể tham khảo nhé.

1. Vì sao phải dạy trẻ cách xử lý khi đi lạc?

Cho dù ngày xưa hay thời hiện đại, tình trạng những đứa trẻ đi lạc và gặp phải các rắc rối như: đi vào nơi hoang vắng (rừng, sông, suối), hay bị cắt cóc, hoặc thậm chí không thể trở về nhà,.. vẫn có thể diễn ra hàng ngày. Để giảm đi những hậu quả không mong muốn này, bố mẹ có thể chủ động dạy con cách xử lý khi đi lạc từ khi còn nhỏ.

Bên cạnh đó, nếu bị lạc và gặp phải những tình huống rắc rối trên, nỗi sợ sẽ làm cho trẻ bị tổn thương về mặt tâm lý và dễ cô lập chính mình với thế giới,.... Với cuộc sống đầy rẫy những mối nguy hiểm đáng sợ, việc dạy trẻ cách xử lý khi đi lạc là một việc làm vô cùng cấp thiết để đảm bảo an toàn cho trẻ.

2. Hướng dẫn dạy trẻ cách xử lý khi đi lạc

2.1. Dạy cho trẻ khái niệm đi lạc

Việc dạy trẻ cách xử lý khi đi lạc sẽ giúp trẻ nhận thức về những hậu quả nghiêm trọng của việc không tìm được bố mẹ. Trong khi trẻ khi bị lạc sẽ cảm thấy lo sợ, vẫn có một số đứa trẻ tận dụng đi lạc khỏi bố mẹ để đi chơi ở bên ngoài,....

Trước tiên, bố mẹ nên dạy cho trẻ, trong trường hợp nào cần liên hệ, tìm kiếm sự giúp đỡ để tìm lại người thân của mình. Đi lạc là hành động bị mất đi (có thể là tạm thời) mối liên kết với người thân mà mình đang đi cùng. Bỗng dưng người thân sẽ không còn trong tầm nhìn của trẻ nữa.

Ví dụ: Con đang đi chơi ở công viên cùng bà, con đang chơi ở khu trò chơi và bà đang đợi, nhưng sau đó con hoặc bà đã di chuyển đi nơi khác (mà không nói cho nhau biết) và không còn trong tầm nhìn của đối phương, đó gọi là đi lạc.

2.2. Dạy cho trẻ giữ cách giữ bình tĩnh và học cách quan sát

Sau khi phát hiện không nhìn thấy người thân nữa, trẻ thường có xu hướng lo sợ, khóc òa lên, điều này dễ khiến cho những kẻ xấu chú ý và dễ bị bắt cóc hơn.

Trẻ học cách giữ bình tĩnh
Trẻ học cách giữ bình tĩnh

Không những vậy, trẻ cũng thường sẽ có hành động di chuyển hoặc chạy xung quanh để cố tìm ra người thân của mình. Tuy nhiên nếu ở nơi mà trẻ không thông thuộc đường hoặc nơi có địa hình trắc trở, không có nhiều người thì các tình huống xấu sẽ dễ xảy ra và không đảm bảo được an toàn.

Vì vậy, bố mẹ nên dạy trẻ việc giữ bình tĩnh, chú ý quan sát và hạn chế việc di chuyển đi nơi khác, làm cho người thân của trẻ khó tìm được.

2.3. Dạy cho trẻ cách để liên lạc cho bố mẹ

Bố mẹ cũng có thể dạy cho trẻ các cách để liên lạc cho bố mẹ, người thân. Nên cung cấp cho trẻ các thông tin như số điện thoại, số đường, số nhà, họ tên của bố mẹ để trẻ có thể dễ dàng tìm kiếm bố mẹ hơn.

Có thể trang bị các thiết bị điện tử cơ bản như đồng hồ đeo tay có thể gọi điện, nhắn tin để gửi thông tin cho bố mẹ hoặc điện thoại di động. Không nên cho trẻ dùng các loại điện thoại cao cấp và có giá trị lớn, dễ làm cho người xấu chú ý và bị cướp, giật.

Đây được xem là một trong những cách để dạy trẻ cách xử lý khi đi lạc được nhiều bố mẹ ứng dụng trong thời đại công nghệ số phát triển.

2.4. Dạy cho trẻ cách tránh xa các lời dụ dỗ của người lạ

Trong các tình huống bị lạc, người lạ thường sẽ tiếp cận trẻ, trò chuyện tạo lòng tin để trẻ đi theo và thực hiện hành vi sai trái của mình. Để trẻ không bị rơi vào trường hợp này, phụ huynh nên dạy trẻ biết cách tránh xa khỏi người xấu.

Người lạ tiếp cận trẻ đi lạc
Người lạ tiếp cận trẻ đi lạc

Không được nhận quà, nhận đồ chơi, nhận đồ ăn, thức uống,.. từ người lạ trong mọi tình huống. Dạy trẻ cách từ chối nhưng không làm kích động những kẻ xấu, có thể nói rằng “ Bố mẹ/ Người thân của con đang đến”.

Khi bị lạc, không nên đứng ở nơi quá hoang vắng, có ít người, tạo điều kiện người xấu dễ hành động hơn. 

2.5. Dạy con tìm kiếm người giúp đỡ

Để tránh khỏi kẻ xấu, bố mẹ nên dạy con về các nơi, người đáng tin tưởng có thể giúp con tìm lại được bố mẹ.

Trẻ tìm đến công an để giúp đỡ
Trẻ tìm đến công an để giúp đỡ
  • Tìm đến công an, nếu ở nơi gần cơ quan công an thì con có thể vào để nhờ sự giúp đỡ của cán bộ.
  • Nếu con bị lạc ở bệnh viện thì hãy tìm đến các bác sĩ mang áo blouse trắng.
  • Nếu con bị lạc ở siêu thị/ quán cà phê thì có thể tìm đến nhân viên ở quầy để nhờ sự giúp đỡ
  • Nếu ở trong các tình huống như công viên, trên đường, khu chợ,... thì trẻ có thể tìm đến nơi có nhiều người đang hoạt động để nhờ sự giúp đỡ như: các cô/chú/bác đang trò chuyện, bác bảo vệ, hay cô bán hàng,... Không nên tìm ở nơi có hoạt động quá đông đúc và có sự chen lấn, điều này khiến cho gia đình khó có thể tìm được trẻ hơn.

3. Phương pháp để dạy trẻ cách xử lý khi đi lạc

3.1. Dạy thông qua việc xem video và phân tích

Ngoài hiểu về cách dạy trẻ xử lý thì cần có các phương pháp để xử lý khi đi lạc nhằm tiếp cận với trẻ dễ dàng và nâng cao nhận thức của con. 

Bố mẹ hãy cho trẻ xem các video có nội dung như trẻ đi lạc bị gặp rắc rối, trẻ đi lạc bị bắt cóc,... sau đó có thể dừng lại vào từng đoạn của video và hỏi con về cách con sẽ xử lý trong tình huống này. Dựa vào câu trả lời của con để điều chỉnh và dạy con các hành động đúng để phản ứng lại trong tình huống đi lạc. 

Ngoài ra cũng có thể dùng tranh ảnh, các câu chuyện kể kích thích sự hứng thú cho trẻ, tạo nên hiệu quả tốt hơn cho bài học.

3.2. Dạy thông qua việc tạo nên các tình huống thực tế

Nếu bố mẹ có đủ thời gian thì hãy tạo cho trẻ các tình huống thực tế ở trong hoặc ngoài nhà ở phạm vi nhỏ, từ đó dạy cho trẻ cách xử lý khi đi lạc. 

Dạy trẻ dựa trên tình huống
Dạy trẻ dựa trên tình huống

Việc tiếp xúc và tương tác với thực tế sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp thu được bài học trong thời gian ngắn. Bố mẹ nên tạo tâm lý tích cực cho trẻ trong quá trình học, luôn nhắc nhở và nói rằng con sẽ tìm được bố mẹ trong mọi tình huống nếu biết áp dụng những gì bố/mẹ đã dạy.

4. Lời kết

Như vậy là toàn bộ những hướng dẫn về dạy trẻ cách xử lý khi đi lạc đã được BingGo Leaders mang đến trong bài viết này. Bố mẹ phải gấp rút trang bị nội dung cho trẻ để biết được khi bị lạc em nên làm gì và không gặp phải các tình huống xấu trong xã hội phức tạp này.

Hãy theo dõi BingGo Leaders để cập nhật thêm nhiều nội dung hữu ích và thú vị nhé.

Tham khảo thêm: Dạy trẻ an toàn khi ở nhà - 9 nguyên tắc ba mẹ phải lưu lại ngay.

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

(Đặc biệt TRẢI NGHIỆM HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại cơ sở)