Nhiều ba mẹ hiện nay chi số tiền không nhỏ để cho con học các kỹ năng sống thế nhưng lại quên mất việc cho bé được học các kỹ năng bảo vệ bản thân trong tình huống nguy hiểm.
Vì thế dạy trẻ kỹ năng phòng tránh đuối nước là một trong những điểm bố mẹ phải lưu ý khi dạy con. BingGo Leaders sẽ đồng hành để cung cấp những thông tin cần thiết khi phụ huynh muốn dạy trẻ kỹ năng phòng tránh đuối nước.
1. Tại sao phải dạy trẻ kỹ năng phòng tránh đuối nước?
Kỹ năng phòng tránh đuối nước là một kỹ năng quan trọng để bé vui chơi nhưng vẫn giữ được sự an toàn cho bản thân mình. Trong kỹ năng này, các bạn nhỏ sẽ biết được cách phòng tránh tai nạn đáng tiếc trong các tình huống nguy hiểm dưới nước.
Đuối nước không chỉ xảy ra ở những địa điểm phổ biến như ao, hồ, biển và sông suối mà còn có thể xảy ra ngay ở trường học, nhà trẻ, nhà ở,...Các tai nạn dưới nước có thể khiến con bị tổn thương sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm lý về sau.
ThS.BS.CKI Lê Thị Ngọc, khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh đã cho biết đuối nước đang là nguyên nhân tử vong chiếm đa số trong tổng số tai nạn thương tích với đối tượng trẻ em ở nước ta. Điều này cho thấy mức độ nghiêm trọng của vấn đề đuối nước ở trẻ em, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dạy trẻ kỹ năng phòng tránh đuối nước.
2. Dạy trẻ kỹ năng phòng tránh đuối nước như thế nào?
Theo các bác sĩ Khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh ngoài biện pháp tránh cho con tới những nơi tiềm ẩn nguy hiểm như ao, hồ, suối,... Phụ huynh cũng cần áp dụng một số các biện pháp sau để bảo vệ con yêu an toàn hơn.
2.1. Cho trẻ thử sức học bơi từ sớm
Các chuyên gia cho biết bơi chính là kỹ năng sinh tồn rất cần thiết đối với người sinh sống tại nơi có bờ biển dọc theo cả nước như Việt Nam. Trẻ em cần học bơi từ sớm để đối phó với những trường hợp tai nạn dưới nước như ngã xuống lưu vực suối, sông, hay ao hồ.
Ngoài ra, y học đã chứng minh việc học bơi và thường xuyên bơi lội sẽ giúp trẻ được vận động nhiều, phát triển thể chất, tăng cường sức khỏe về thể chất và hạn chế nỗi sợ nước.
2.2. Cho con mang phao cứu sinh khi tiếp xúc các vùng nước sâu
Khi đi du lịch tới các địa điểm có những vùng nước sâu trẻ cần dùng phao chuyên dụng khi bơi, giúp đảm bảo an toàn cho các bé. Đặc biệt đối với các bé dưới 5 tuổi chưa có khả năng bơi và chiều cao thấp, dễ chới với dù đứng ở mực nước ngang cổ, khi đi du lịch cần trang bị áo phao, luôn mang khi di chuyển trên tàu thuyền.
Theo bác sĩ Vân, BVĐK Tâm Anh, phụ huynh khi tìm áo phao cho con trẻ dưới 2 tuổi nên chọn những phao dạng vòng cổ. Còn với các bạn nhỏ từ 3 tuổi trở lên, cơ thể đã phát triển, bố mẹ cần trang bị cho con một chiếc áo phao bơi phù hợp hơn, có thể là dạng áo đi kèm phao tay để có thể nâng đỡ cơ thể một cách tốt nhất.
Không ít những cha mẹ muốn tiết kiệm sẽ mua áo phao cứu hộ cho trẻ em với size áo rộng, thậm chí là size của người trưởng thành để dùng trong thời gian dài khi trẻ phát triển nhanh. Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, các chuyên gia đã khuyến cáo không nên mua áo phao quá rộng với con. Áo phao bơi an toàn cần đảm bảo ốm sát cơ thể và tránh cản trở cử động của trẻ.
2.3. Dạy trẻ khởi động đúng và đủ trước khi xuống nước
Theo các nghiên cứu khoa học, trước khi xuống bơi, cần phải khởi động với những động tác theo các hướng dẫn của chuyên gia. Khởi động đúng và đủ sẽ giúp trẻ tránh gặp tình trạng như chuột rút, đuối sức khi bơi.
Ngoài ra, còn cần cân nhắc thời điểm trong ngày khi bơi lội. Vào sáng sớm nước còn lạnh, trẻ cần phải khởi động đầy đủ để làm ấm cơ thể trước khi tiếp xúc với nước. Cần lưu ý, không nên cho trẻ bơi sau khi vừa ăn no hoặc khi đói vì sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ.
2.4. Giám sát khi trẻ bơi lội
Trẻ nhỏ vốn là đối tượng hiếu động, khi được đi du lịch trẻ sẽ càng mong muốn tò mò thế giới mới xung quanh mình hơn. Vì thế khi đưa con đi chơi, bố mẹ hãy luôn để mắt theo dõi bé để phòng tránh những tai nạn đuối nước có thể gặp. Đặc biệt chú ý hơn khi con trẻ bơi ở biển, hồ hay suối, sông vì nơi này sẽ có những hiện tượng không kiểm soát được.
2.5. Dạy con nhận biết vùng nước nguy hiểm
Cơ thể của các bạn nhỏ đều khá yếu, sẽ rất dễ bị ảnh hưởng dưới tác dụng của sóng xô hay dòng chảy của thác nước. Ngoài ra không ít các bạn nhỏ trong trường hợp bị dòng nước chảy xiết cuốn trôi.
Để con có được kỹ năng phòng tránh đuối nước tốt, trẻ nên biết cách phân biệt, phân cấp mức độ nguy hiểm của vùng nước trước khi tiếp xúc. Bố mẹ có thể bắt đầu dạy con bằng cách cho con xem những hình ảnh, video ví dụ và phân tích từng mức độ nguy hiểm.
2.6. Dạy con trẻ kỹ năng phòng tránh đuối nước trong mùa mưa bão
Ngoài các nguyên nhân từ phía con trẻ, nguyên nhân từ thời tiết cũng là một nhân tố vô cùng nguy hiểm. Trước tình hình thiên tai, lũ lụt được dự đoán là có nhiều diễn biến phức tạp trong tương lai, bố mẹ hãy trang bị thêm cho con trẻ kỹ năng đối phó với nguy cơ đuối nước trong mưa bão.
Nguyễn Trọng An - Nguyên Phó cục trưởng Cục Bảo vệ trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) đã có những hướng dẫn chi tiết trong tình huống này:
- Trang bị kỹ năng bơi, cho trẻ biết cách tồn tại trong môi trường nước
- Khi bị rơi xuống nước hãy bám vào vật nổi ngay lập tức
- Thực hiện động tác vẫy tay để ngửa mặt lên khỏi mặt nước
- Bình tĩnh thả bản thân trôi theo nước tránh hoảng loạn
- Học cách sơ cứu cho nạn nhân đuối nước
3. Chi tiết kỹ năng phòng chống đuối nước theo Viện Khoa học an toàn Việt Nam
3.1. Kỹ năng thoát hiểm trong khi rơi xuống nước
Khi bị rơi xuống nước, hầu như không chỉ trẻ em mà người lớn cũng thường rất hoảng loạn. Để con có thể thoát khỏi khỏi đuối nước ngay cả khi không biết bơi, hãy dạy con những bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Đầu tiên con hãy tự lấy lại bình tĩnh, nhắm mắt và ngậm miệng, nín thở để tránh tình trạng phổi bị sặc nước. Từ đây con hãy biến chính cơ thể mình thành cái phao để đẩy người nổi dần lên khỏi mặt nước.
Bước 2: Duy trì thả lỏng cơ thể và bình tĩnh để nước đẩy lên trên mặt nước. Giữ tư thế bập bênh bán an toàn (Một nửa cơ thể ở trên mặt nước), để đầu nổi sát mặt nước, chân sẽ ở phía nước sâu.
Bước 3: Khi cơ thể đã được nước đẩy lên mặt nước bé hãy dùng tay (chân) làm mái chèo, nhẹ nhàng quạt nước, đẩy đầu lên khỏi mặt nước, cũng có thể quạt nước theo chiều xiên, từ đây hãy đẩy người khỏi vùng nước nguy hiểm.
Bước 4: Khi cơ thể đang chuyển động lên xuống, hoặc chuyển động lên phía trước trẻ hãy nhớ há miệng lớn, thở vào thật nhanh và sâu khi ở trên mặt nước, đối với khi dưới mặt nước trẻ hãy ngậm miệng và thở ra chậm qua mũi hoặc bằng mồm.
Lưu ý: Khi nhô lên được khỏi mặt nước, hãy tìm cách ra tín hiệu cầu cứu tuy nhiên vẫn cố gắng giữ bình tĩnh và đúng tư thế để tránh cơ thể bị chìm trở lại.
3.2. Dạy trẻ kỹ năng cứu đuối và sơ cứu đuối nước đúng cách
Việc cứu đuối nước có một nguyên tắc là khẩn trương và đúng phương pháp với mục đích giải phóng đường thở, cung cấp trở lại oxy cho nạn nhân. Đầu tiên hãy tiến hãy đưa nạn nhân ra khỏi môi trường nước và thực hiện những bước sau đây:
Tiến hành đặt nạn nhân trong tư thế nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng bất kỳ. Xem xét màu sắc da nạn nhân, nếu bệnh nhân tím tái, khó khăn hoặc thậm chí không thể tự thở, mạch không có nhịp đập và không có phản xạ thì bắt đầu ấn tim ngoài lồng ngực như sau:
Bước 1: Dùng hai bàn tay chồng lên nhau đặt vào vị trí nửa dưới xương ức và tiến hành ấn tim với tần số ép khoảng 100 lần/1 phút.
Bước 2: Khai thông đường thở thông qua việc dùng gạc hoặc khăn vải để móc đờm dãi hay dị vật ra khỏi miệng của nạn nhân.
Bước 3: Hà hơi để thổi ngạt và hô hấp nhân tạo với phương pháp trực tiếp miệng thổi miệng cho nạn nhân.
Lưu ý:
- Một người sơ cấp cứu, tiến hành ấn tim ngoài lồng ngực 15 - 30 nhịp trước tiên, sau đó mới hà hơi thổi ngạt 2 lần và tiếp tục lặp lại việc ấn tim ngoài lồng ngực với như cũ và quay lại 2 lần hà hơi thổi ngạt.
- Hai người cấp cứu thì một người ấn tim ngoài lồng ngực, một người hà hơi thổi ngạt cùng lúc. Hãy thực hiện tới khi nạn nhân tỉnh lại và hô hấp được hoặc khi nạn nhân được đưa tới cơ sở y tế uy tín.
4. Tổng kết
Trẻ em là đối tượng dễ gặp phải những nguy hiểm khi khám phá thế giới xung quanh, bố mẹ phải lưu ý dạy trẻ kỹ năng phòng tránh đuối nước để bảo vệ con yêu trong hành trình trường thành. Ngoài ra hãy bố mẹ có thể tham khảo lưu ý TOP 5 lưu ý dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân phụ huynh phải biết.