BingGo Leaders - Phát triển toàn diện 4 kỹ năng, chinh phục điểm cao trên trường
Ưu đãi lên đến 50% cùng hàng ngàn phần quà hấp dẫn
Ưu đãi cực HOT, bấm nhận ngay!

TOP 10+ TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ 24-36 THÁNG PHÙ HỢP VÀ THÚ VỊ

Mục lục [Hiện]

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển cực nhanh như hiện nay, vấn nạn trẻ em lười vận động và nghiện điện thoại ngày càng trở nên “nóng" hơn bao giờ hết. Để hạn chế tình trạng này, ngay từ khi các con còn nhỏ, bố mẹ cần dành nhiều thời gian chơi với con hơn, cụ thể là thông qua các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non. 

Hãy cùng Tiếng Anh trẻ em BingGo Leader khám phá TOP 10+ trò chơi dân gian cho trẻ 24-36 tháng tuổi thú vị nhất để bố mẹ hướng dẫn và đồng hành cùng con trong những năm tháng đầu đời.

1. Tại sao nên khuyến khích cho trẻ tham gia những trò chơi dân gian?

Tuổi lên 2, lên 3 là giai đoạn vàng của sự phát triển nhận thức về thế giới và con người của các bé, từ đó đặt nền móng cho một tương lai khỏe mạnh về cả thể chất lẫn tinh thần. Việc khuyến khích các con tham gia những trò chơi dân gian không chỉ mang lại những phút giây vui vẻ mà còn đánh thức nhiều tiềm năng tích cực:

  • Tạo ra môi trường vui chơi lành mạnh: Đây sẽ là nơi các bé không chỉ rèn luyện cơ thể mà còn rèn luyện trí tuệ. Các hoạt động như chạy, nhảy sẽ giúp con phát triển khả năng vận động toàn diện, đồng thời thúc đẩy sự sáng tạo thông qua các hoạt động thực tế và sôi động.
  • Khám phá và tiếp xúc với những giá trị văn hóa truyền thống: Không giống các trò chơi cho trẻ 24-36 tháng tuổi khác, trò chơi dân gian thường bắt nguồn từ các câu chuyện dân gian hay các bài ca dao cho trẻ mầm non, là cơ hội để trẻ hiểu rõ hơn về nguồn gốc và ý nghĩa của những truyền thống đó. Những truyền thống này không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là cầu nối giữa thế hệ trẻ và di sản văn hóa. Việc hiểu rõ về nguồn gốc của những trò chơi còn giúp trẻ xây dựng ý thức văn hóa sâu sắc, tạo nên sự kết nối và tôn trọng đối với đa dạng văn hóa.

null

Lợi ích của trò chơi dân gian cho trẻ 24-36 tháng tuổi

  • Bước đệm quan trọng trong phát triển ngôn ngữ, tư duy và sự sáng tạo: Thông qua giao tiếp, thương lượng và tương tác xã hội trong các trò chơi nhóm, trẻ không chỉ học ngôn ngữ mà còn rèn luyện tư duy logic và sự sáng tạo. Các trò chơi này là nền tảng cho sự phát triển toàn diện, từ cảm xúc đến tư duy logic.
  • Xây dựng tuổi thơ hồn nhiên và những khoảnh khắc quý giá: Những kí ức vui vẻ từ những trò chơi này không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn là bảo bối quý giá hỗ trợ hình thành những phẩm chất tốt đẹp như lạc quan, dũng cảm, hoà đồng,...

2. Top 10+ trò chơi dân gian cho trẻ 24-36 tháng

1. Chi chi chành chành

Chi chi chành chành là một trong những trò chơi dân gian trẻ 24-36 tháng đơn giản, dễ tiếp cận giúp các bé phát triển kỹ năng phản xạ và tập trung. Trò chơi yêu cầu sự nhanh nhẹn và linh hoạt từ người chơi để tránh bị thua cuộc khi ngón tay bị người khác bắt trúng.

Số lượng người chơi: Tối thiểu 3 người

Luật chơi:

Bước 1: Bắt đầu trò chơi bằng cách quản trò chỉ định hoặc kết hợp trò oẳn tù tì để lựa chọn ra một người đảm nhận vai trò người xòe tay ở lượt này.

Bước 2: Người được chọn xòe bàn tay ra để những người chơi còn lại đặt một ngón tay trỏ lên trên. 

null

Bé chơi chi chi chành chành (Nguồn: Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Quận Cầu Giấy)

Bước 3: Sau đó, người được chọn sẽ hát bài đồng dao:

Chi chi chành chành

Cái đanh thổi lửa

Con ngựa mất cương

Ma vương ngũ đế

Bắt dế đi tìm

Ù à ù ập

Bước 4: Khi đọc đến chữ cuối cùng, người xòe tay sẽ nhanh chóng nắm bàn tay lại. Những người chơi khác sẽ phải tập trung để rút tay vì ai bị nắm ngón tay sẽ là người thua cuộc.

  • Nếu có nhiều người bị nắm ngón tay thì sẽ dùng oẳn tù tì để xem ai là người thua cuộc.
  • Người thua cuộc sẽ thế chỗ trở thành người xoè bàn tay trong lượt tiếp theo. Nếu không ai bị nắm ngón tay, trò chơi sẽ tiếp tục lượt mới với người xoè tay ban đầu.

>>> XEM THÊM: TOP 4 TRÒ CHƠI TIẾNG ANH CHO TRẺ EM MẦM NON - BÉ NÀO CŨNG HỨNG THÚ

2. Oẳn tù tì

Oẳn tù tì là trò chơi dân gian quen thuộc với nhiều thế hệ người Việt, thường được sử dụng để chơi riêng hoặc kết hợp với các trò chơi khác để quyết định lượt chơi. Mặc dù cách chơi không hề có gì khó, oẳn tù tì giúp các con phát triển khả năng phản xạ và óc phán đoán từ những động tác nhỏ, đồng thời rèn luyện kỹ năng quyết định nhanh.

Số lượng người chơi: Tối thiểu 2 người, chơi theo cặp

Luật chơi:

Bước 1: Các người chơi cần ghi nhớ các quy định sau:

  • Bao: Xòe bàn tay đủ 5 ngón.
  • Búa: Nắm bàn tay lại thành nắm đấm.
  • Kéo: Xòe ngón trỏ và ngón giữa, giữ nguyên 3 ngón còn lại ở tư thế nắm chặt.
  • Quy tắc phân định thắng thua: Bao thắng Búa - Búa thắng Kéo - Kéo thắng Bao

null

Bé chơi oẳn tù tì cùng bạn (Nguồn: Trường Mầm Non Chim Non)

Bước 2: Hai người chơi sẽ đọc lên câu thần chú "Oẳn Tù Tì, ra cái gì ra cái này," và đồng thời giơ tay ra phía trước với lựa chọn của mình. Thắng thua sẽ được quyết định theo quy tắc ở trên.

Bước 3: Người thua cuộc sẽ bị loại, và người thắng tiếp tục đấu với người thắng của một cặp chơi khác. Trò chơi kéo dài cho đến khi tìm ra người chiến thắng cuối cùng.

3. Rồng rắn lên mây

Rồng rắn lên mây là một trò chơi giải trí truyền thống vui nhộn phù hợp với các buổi họp mặt gia đình hoặc trong các lớp học mầm non. Trò chơi dân gian cho trẻ 24-36 tháng tuổi này không chỉ rèn luyện sự khéo léo mà còn kích thích tinh thần đồng đội và tôn trọng kỷ luật.

Số lượng người chơi: Tối thiểu 6 người (càng nhiều càng vui)

Luật chơi:

Bước 1: Quản trò chỉ định người chơi làm "thầy thuốc," trong khi những người chơi còn lại xếp thành hàng dọc, nắm chặt và duy trì sự kết nối.

Bước 2: Khi trò chơi bắt đầu, đoàn rồng rắn bắt đầu lượn vòng quanh trước mặt thầy thuốc, vừa di chuyển vừa hát bài đồng dao về rồng rắn lên mây:

Rồng rắn lên mây

Có cây lúc lắc

Có nhà hiển vinh

Hỏi thăm thầy thuốc

Có nhà hay không?

Người đứng đầu hàng rồng rắn đứng trước mặt thầy thuốc để đợi câu trả lời

Bước 3: Nếu thầy thuốc trả lời “Thầy thuốc đi vắng”, đoàn rồng rắn tiếp tục lượn quanh sân và đọc to bài đồng dao, hỏi cho đến khi thầy thuốc trả lời “có”.

null

Các bé chơi rồng rắn lên mây (Nguồn: Mầm Non Xuân Đỉnh B)

Bước 4: Đoàn rồng rắng đứng trước thầy thuốc và tiếp tục đối đáp.

Thầy thuốc hỏi: “Rồng rắn đi đâu?

Người đứng đầu hàng trả lời: “Rồng rắn đi xin thuốc chữa bệnh cho con

“Con lên mấy?” - “Con lên một.”

“Thuốc chẳng hay” - “Con lên hai”

“Con lên mười.” - “Thuốc hay vậy”

Lúc này, thầy thuốc đòi hỏi: 

“Xin khúc đầu” - “Cùng xương cùng xẩu”

“Xin khúc giữa” - “Cùng máu cùng mẹ”

“Xin khúc đuôi” - “Tha hồ mà đuổi”

Bước 5: Bây giờ, thầy thuốc sẽ đuổi bắt khúc đuôi tức là người cuối hàng. Người đầu hàng giang tay che chở cho những người đằng sau, người phía sau che chở cho người cuối cùng, người cuối cùng tránh né để không bị bắt. Đặc biệt, hàng rồng rắn phải giữ chắc chắn không được đứt đoạn. 

Nếu thầy thuốc bắt được khúc đuôi, người cuối cùng phải đổi vị trí cho thầy thuốc để bắt đầu lượt chơi mới. 

>> Xem thêm: LÀM GÌ KHI CON NÓI TỤC - HỌC MẸ NHẬT BÍ QUYẾT CỰC KHÉO

4. Kéo cưa lừa xẻ

Kéo cưa lừa xẻ là một trò chơi dân gian cho trẻ 24-36 tháng tuổi giúp các bé phát triển toàn diện hơn cả về thể lực lẫn kỹ năng ngôn ngữ thông qua các động tác kéo - đẩy và bài đồng dao. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để bé hiểu hơn về công việc của các bác thợ mộc.

Số lượng người chơi: Tối thiểu 2 người (chơi theo các cặp)

Luật chơi:

Bước 1: Hai người chơi ngồi đối diện nhau trong tư thế tay nắm tay, chân khoanh tròn và các đầu gối chạm vào nhau tạo thành tư thế trụ chắc chắn. 

null

Bé chơi kéo cưa lừa xẻ (Nguồn: Luật ACC)

Bước 2: Người chơi sẽ hát bài đồng dao và thực hiện động tác kéo - đẩy (mô phỏng công việc cưa gỗ của các bác thợ mộc) theo nhịp điệu:

Kéo cưa lừa xẻ

Ông thợ nào khỏe

Về ăn cơm vua

Ông thợ nào thua

Về bú tí mẹ

Lưu ý: Trò chơi này không có thắng thua.

5. Nu na nu nống

Nu na nu nống cũng là một trong những trò chơi dân gian quen thuộc ngày bé của chúng ta. Trò chơi này không chỉ giúp rèn luyện khả năng nói của trẻ mà còn hỗ trợ bé hoà nhập nhanh chóng với các bạn cùng trang lứa.

Số lượng người chơi: Tối thiểu 3 người

Luật chơi:

Bước 1: Người chơi sẽ ngồi thành hàng ngang (đối với nhóm ít người) và vòng tròn (đối với nhóm đông người) trong tư thế chân duỗi thẳng và nắm tay nhau.

Bước 2: Người quản trò sẽ bắt nhịp cho nhóm hát bài đồng dao:

Nu na nu nống

Cái cống nằm trong

Cái ong nằm ngoài

Củ khoai chấm mật

Bụt ngồi bụt khóc

Con cóc nhảy ra

Con gà ú ụ

Bà mụ thổi xôi

Nhà tôi nấu chè

Tè he chân rút

Bước 3: Người quản trò sẽ lần lượt đập nhẹ vào chân của từng người chơi theo mỗi từ trong bài đồng dao và từ cuối cùng ở chân ai thì người đó cần rụt chân lại.

null

Các bé chơi nu na nu nống (Nguồn: Trường Mầm Non Tân Thành)

Bước 4: Tiếp tục hát đồng dao và đập nhẹ vào chân theo từng từ cho đến khi chỉ còn một cái chân duỗi thằng, đây sẽ là người chiến thắng.

>>> XEM THÊM: TOP 3 trò chơi dân gian cho trẻ 4-5 tuổi giúp phát triển IQ, EQ

6. Bịt mắt bắt dê

Bịt mắt bắt dê thường được biết đến là trò chơi dân gian cho trẻ 5-6 tuổi, tuy nhiên, các bé 24-36 tháng tuổi hoàn toàn có thể chơi được. Trò chơi sẽ giúp ích rất nhiều trong việc rèn luyện khả năng nghe và xác định phương hướng với điều kiện là bố mẹ chú ý dọn dẹp khu vực chơi để tránh các vật cản đường hoặc sắc nhọn có thể khiến bé bị thương. 

Số lượng người chơi: Tối thiểu 3 người chơi.

Luật chơi:

Bước 1: Chuẩn bị sẵn một chiếc khăn tối màu dùng để bịt mắt người chơi được chọn, những người còn lại sẽ là “dê".

null

Bé tham gia trò chơi bịt mắt bắt dê (Nguồn: Luật Minh Khuê)

Bước 2: Khi trò chơi bắt đầu, người bị bịt mắt sẽ lắng nghe và di chuyển để bắt các người chơi còn lại. Những người chơi đóng vai dê có thể di chuyển liên tục và phát ra tiếng kêu đặc trưng của dê “be, be, be” để đánh lạc hướng.

Bước 3: Khi một người chơi là dê bị bắt, bạn ấy sẽ bị đổi làm người bắt và bị bịt mắt trong lượt chơi mới.

>> Xem thêm: DẠY TRẺ KỸ NĂNG AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN - BA MẸ BUỘC PHẢI BIẾT

7. Dung dăng dung dẻ

Nếu bạn đang phân vân tìm kiếm một trò chơi dân gian cho trẻ 24-36 tháng tuổi theo nhóm vừa khuyến khích vận động vừa tăng khả năng quan sát và phản xạ nhanh, thì đừng bỏ qua Dung dăng dung dẻ nhé!

Số lượng người chơi: Tối thiểu 5 người chơi

Luật chơi:

Bước 1: Chuẩn bị một khoảng sân rộng rãi, vẽ các vòng tròn trên sân. Lưu ý số vòng tròn ít hơn số người chơi. Ví dụ có 5 người chơi thì chúng ta sẽ vẽ 4 vòng tròn.

null

Trò chơi dung dăng dung dẻ (Nguồn: Cổng Thông Tin Điện tử Trường PTDTBT - TH XAM MĂN)

Bước 2: Người chơi đứng thành hàng dọc và người dưới nắm vạt áo người ở trên. Sau đó, nhóm đi lượn vòng quanh khu vực chỉ định và hát to bài đồng dao:

Dung dăng dung dẻ

Dắt trẻ đi chơi

Đến ngõ nhà trời

Lạy cậu lạy mợ

Cho chó về quê

Cho dê đi học

Cho cóc ở nhà

Cho gà bới bếp

Xì xà xì xụp

Ngồi thụp xuống đây

Bước 4: Khi hát tới chữ “đây", tất cả người chơi phải tìm và ngồi vào một vòng tròn. Sau khi hát dứt lời, nếu bạn nào không tìm được vòng tròn thì sẽ bị loại.

Bước 5: Sau khi mỗi người chơi bị loại, một vòng tròn tương ứng sẽ bị xoá và chúng ta bắt đầu lượt chơi mới cho đến khi chỉ còn một người cuối cùng.

8. Mèo đuổi chuột

Mèo đuổi chuột sẽ là trò chơi ưu thích của rất nhiều bé, đặc biệt là những bạn mê bộ phim “Tom và Jerry”. Nhờ việc mô phỏng các cuộc truy đuổi của chú mèo Tom và chú chuột Jerry, trò chơi dân gian cho trẻ 24-36 tháng tuổi này sẽ giúp các bé vận động thể lực nhiều hơn và rèn luyện phản xạ nhanh nhẹn. 

Số lượng người chơi: Tối thiểu 5 người

Luật chơi:

Bước 1: Trò chơi sẽ bao gồm một người đóng vai mèo, một người đóng vai chuột, còn những người chơi khác sẽ đứng thành vòng tròn, nắm tay nhau và giơ cao lên.

Bước 2: Bạn đóng vai mèo và chuột sẽ đứng dựa vai nhau ở trung tâm vòng tròn cho đến khi có hiệu lệnh trò chơi bắt đầu. Quy tắc sẽ là chuột chạy trước và mèo đuổi theo sau luồn theo các hang.

null

Bé tham gia trò chơi mèo đuổi chuột (Nguồn: CellphoneS)

Bước 3: Các bạn khác sẽ hát to bài đồng dao trong suốt lượt chơi

Mời bạn ra đây

Tay nắm chặt tay

Đứng thành vòng rộng

Chuột chui lỗ hổng

Để chạy cho mau

Mèo đuổi phía sau

Chạy đâu cho thoát.

Thế là chú chuột

Lại hóa thành mèo

Co cẳng đuổi theo

Bắt mèo hóa chuột

Bước 4: Khi mèo bắt được bạn chuột ở vị trí nào thì 2 bạn tạo thành cái hang đó sẽ thay thế làm mèo và chuột ở lượt chơi mới.

9. Đếm sao

Học đếm số sẽ là một trong những công tác chuẩn bị mà bố mẹ cần lưu ý khi bé ở độ tuổi mầm non. Để giúp bé có hứng thú và nhanh chóng thuộc cách đếm các số 1-10, bố mẹ có thể cho bé chơi trò Đếm sao nhé!

Số lượng người chơi: Tối thiểu 3 người chơi

Luật chơi:

Bước 1: Các người chơi ngồi thành 1 vòng tròn và quản trò sẽ đứng ở ngoài hát như sau:

Một ông sao sáng

Hai ông sáng sao

Tôi đố anh chị nào

Một hơi đếm hết

Từ một ông sao sáng

Đến 10 ông sáng sao

null

Bé tập đếm với trò chơi đếm sao (Nguồn: Luật Minh Khuê)

Bước 2: Mỗi câu hát sẽ tương ứng với một người chơi trong vòng tròn bị đập nhẹ vào vai và câu cuối dừng ở vai bạn nào thì bạn đó sẽ phải đọc:

Một ông sao sáng

Hai ông sáng sao

Ba ông sao sáng

Bốn ông sáng sao

Kìa năm ông sao sáng

Sáu ông sáng sao

Bảy ông sao sáng

Tám ông sáng sao

Chín ông sao sáng

Mười ông sáng sao

Bước 3: Người chơi nào đọc sai, đọc không trôi chảy sẽ thua cuộc và bị phạt.

10. Cắp cua bỏ giỏ

Cắp cua bỏ giỏ là trò chơi dân gian cho trẻ 24-36 tháng theo cặp sẽ giúp rèn luyện khả năng phối hợp giữa mắt - tay, tăng khả năng khéo léo của đôi tay và đặc biệt là rèn tính tập trung cho trẻ.

Số lượng người chơi: Tối thiểu 2 người

Luật chơi:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ hỗ trợ: các viên sỏi, túi/ giỏ để đựng các viên sỏi đã gắp thành công

Bước 2: Các người chơi ngồi đối diện hoặc thành vòng tròn tuỳ theo số lượng người chơi. Mỗi người chơi sẽ được phát một chiếc giỏ/ túi để đựng sỏi.

null

Bé luyện sự khéo léo với trò chơi Cắp cua bỏ giỏ (Nguồn: Trường MN Khánh Thượng B)

Bước 3: Người chơi đan 2 tay vào nhau với 2 ngón trỏ duỗi ra và sử dụng 2 ngón trỏ để gắp sỏi bỏ vào giỏ của mình.

Bước 4: Người chơi sẽ bị loại nếu gắp trượt hoặc rơi sỏi, trò chơi sẽ tiếp tục cho đến khi hết sỏi hoặc tất cả người chơi đều bị loại. Sau đó, quản trò sẽ quyết định người thắng dựa theo số lượng sỏi đã gắp được của mỗi người. 

11. Nhảy lò cò

Ngoài các trò chơi ở trên, nhảy lò cò cũng là một trò chơi dân gian cho trẻ 24-36 tháng tuổi nổi tiếng và thường xuất hiện trong các cuộc thi thể thao mầm non và tiểu học. Trò chơi này sẽ giúp các con rèn luyện thể lực đồng thời tăng khả năng giữ thăng bằng.

Số lượng người chơi: Tối thiểu 2 người (càng đông càng vui)

Luật chơi:

Bước 1: Để chơi trò chơi này, các bạn cần chuẩn bị viên sỏi hoặc đồng tiền xu và phấn để kẻ ô vuông và vạch xuất phát.

Bước 2: Người chơi tung đồng xu về phía trước và nhảy lò cò theo các ô để đến được ô vuông có chứa đồng xu. Nếu người chơi tung đồng xu không trúng ô nào hoặc dẫm vào vạch kẻ trong lúc nhảy thì sẽ mất lượt.

null

Các bé cùng chơi nhảy lò cò (Nguồn: Sở Giáo Dục và Đào Tạo Vĩnh Phúc)

Bước 3: Tiếp tục cho đến khi hết vòng thì sẽ được xây thêm nhà mới và bắt đầu lượt mới. Sau khi kết thực hết lượt chơi, người chơi nào có số đồng xu trong các ô nhiều nhất sẽ chiến thắng.

>> Xem thêm: LÀM GÌ KHI CON NÓI DỐI - CÁCH ỨNG XỬ CỦA MẸ THÔNG THÁI

3. Một số lưu ý khi tổ chức trò chơi dân gian cho bé

Việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ 24-36 tháng tuổi đòi hỏi sự chuẩn bị và quan tâm đặc biệt để đảm bảo môi trường an toàn và trải nghiệm tích cực cho trẻ. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng cho phụ huynh hoặc người tổ chức trò chơi:

  • Tập trung lựa chọn trò chơi phù hợp với lứa tuổi: Bố mẹ nên chú ý chọn những trò chơi dân gian phù hợp với khả năng nhận thức và lứa tuổi của bé. Ngoài ra, các trò chơi còn nên tập trung vào việc kích thích giác quan và khám phá, từ đó thúc đẩy phát triển toàn diện.
  • Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và địa điểm an toàn: Đây là yếu tố quan trọng để giúp trò chơi diễn ra thuận lợi và đảm bảo được an toàn của bé trong quá trình chơi. Bố mẹ cần đặc biệt chú ý loại bỏ các vật dụng nguy hiểm và đảm bảo sự thoải mái và rộng rãi để trẻ có thể tự do khám phá nếu chơi tại nhà.

null

Lưu ý tổ chức trò chơi dân gian cho bé

  • Tạo không khí sôi động, vui nhộn và sáng tạo thêm dựa theo yêu thích của bé: Không khí sôi động và vui nhộn sẽ giúp bé mau chóng hoà nhập vào trò chơi và chơi hết mình hơn. Đặc biệt, nếu trò chơi được kết hợp thêm các chủ đề bé yêu thích, chắc chắn sẽ nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ bé.
  • Thường xuyên theo dõi và quan tâm trong quá trình chơi: Điều này đặc biệt quan trọng với các trò chơi theo nhóm đông như Rồng rắn lên mây hay Bịt mắt bắt dê. Việc thường xuyên chú ý và quan tâm đến từng bé sẽ giúp bố mẹ hoặc cô giáo nhanh chóng nhận ra vấn đề và khuyến khích bé tích cực hơn trong quá trình chơi.

4. Lời kết

Việc giáo dục và giải trí cho trẻ nhỏ trong độ tuổi 24-36 tháng đòi hỏi sự sáng tạo và tích hợp giữa học hỏi và vui chơi. Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders mong rằng với TOP 10+ trò chơi dân gian cho trẻ 24-36 tháng tuổi ở trên cùng những lưu ý thiết thực sẽ giúp quý phụ huynh hạn chế được tình trạng trẻ nghiện tivi, điện thoại hiện nay và tạo ra những trải nghiệm phong phú để kích thích sự phát triển toàn diện cho các thiên thần nhỏ của mình.

Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders

Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders

BingGo Leaders là trung tâm tiếng Anh trẻ em thuộc hệ sinh thái giáo dục HBR Holdings với hơn 15 năm kinh nghiệm (gồm các thương hiệu: Tiếng Anh giao tiếp Langmaster, Hệ thống luyện thi IELTS LangGo, Trường Doanh nhân HBR). BingGo Leaders ra đời đã xây dựng nên môi trường giáo dục tiếng Anh hoàn toàn khác biệt, giúp trẻ phát triển toàn diện 4 kỹ năng, chinh phục điểm cao trên trường.

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

( Số lượng quà tặng có hạn )

Khuyến mãi sắp kết thúc

Đăng ký ngay