Ở độ tuổi mầm non, thật khó để phụ huynh hay giáo viên tìm thấy được các trò chơi tiếng Anh vừa thú vị vừa có thể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Nhưng bố mẹ đừng lo, đã có BingGo Leaders đồng hành để mang đến những trò chơi tiếng Anh cho trẻ mầm non phù hợp và bổ ích nhất.
Qua các trò chơi này, trẻ có thể có được niềm hứng thú với ngôn ngữ một cách tự nhiên. Không những vậy, nó còn là một công cụ để xây dựng nền tảng ngôn ngữ vững chắc, làm bước đệm cho sự phát triển vượt trội sau này của trẻ.
1. Ưu và nhược điểm của trẻ ở độ tuổi mầm non khi học ngôn ngữ
Xác định rõ các ưu và nhược điểm là bước đi quan trọng nhằm xây dựng được các trò chơi tiếng Anh cho trẻ mầm non phù hợp.
Ở độ tuổi mầm non, trẻ dường như có khả năng bắt chước cách phát âm và ngữ điệu khi nói của người lớn rất nhanh chóng. Bên cạnh đó, não bộ của trẻ cũng tiếp thu ngôn ngữ dễ dàng hơn so với não bộ của người lớn.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của trẻ ở độ tuổi này đó chính là chưa thể được và viết được chữ. Vì vậy, bố mẹ nên tập trung tạo nên các trò chơi liên quan đến hình ảnh, âm thanh và ghi nhớ thay vì trò chơi liên quan đến mặt chữ.
2. Các trò chơi tiếng Anh cho trẻ mầm non cải thiện khả năng ngoại ngữ
2.1. Các trò chơi liên quan đến hình ảnh
Trò chơi nhận diện hình ảnh
Với trò chơi này, người dạy cần sử dụng flashcard hình ảnh liên quan đến những chủ đề mình đã dạy cho trẻ.
Các bước thực hiện trò chơi:
- Cho trẻ dần làm quen với flashcard trong quá trình dạy từ vựng, cấu trúc.
- Đặt những tấm flashcard ở trên bảng, trên sàn nhà, xung quanh phòng học,...
- Sau đó phụ huynh, giáo viên tiến hành nói to từ vựng (nói một cách trực tiếp hoặc minh họa) để trẻ nhận thấy dấu hiệu và bắt đầu tìm kiếm. Có thể yêu cầu trẻ mang tấm flashcard về phía giáo viên hoặc hô to, đập tay vào hình ảnh,....
- Để trẻ ghi nhớ lại một lần nữa thì người dạy có thể cho trẻ tự đọc lại từ vựng trong hình ảnh trẻ vừa tìm thấy.
Trò chơi tiếng Anh cho trẻ mầm non này có thể áp dụng để dạy cho 1 hoặc nhiều trẻ. Trong quá trình trẻ tìm kiếm, người dạy nên thực hiện các hành động nhằm cổ vũ giúp cho không khí buổi học trở nên thoải mái và vui vẻ hơn.
Trò chơi ghi nhớ hình ảnh
Các bước thực hiện trò chơi (dạng 1):
- Cho trẻ ghi nhớ từ vựng cần thiết cho trò chơi theo đúng thứ tự.
- Lật từ vựng lại mặt sau, cho trẻ xoay lưng lại so với bảng, hoặc nơi treo flashcard.
- Tiến hành lấy đi 1 từ vựng.
- Cho trẻ xoay lưng lại và đoán xem từ vựng gì đã được lấy đi.
Khi trẻ đã dần quen thì người dạy có thể nâng số lượng hình ảnh cần lấy thành 2 hoặc 3. Trò chơi tiếng Anh cho trẻ mầm non này giúp trẻ kết hợp ghi nhớ giữa hình ảnh với cách phát âm của từ vựng.
Các bước thực hiện trò chơi (dạng 2):
- Cho trẻ ghi nhớ từ vựng cần thiết cho trò chơi.
- Lật mặt sau của flashcard và tiến hành xáo thứ tự của các từ vựng.
- Cho trẻ đoán xem đây là hình ảnh đã bị lật chứa từ vựng gì.
Đối với trò chơi này, trẻ sẽ phải vận dụng và nêu ra hết tất cả các từ vựng mà mình nhớ cho đến khi đoán được từ vựng ở hình ảnh.
2.2. Các trò chơi liên quan đến hình vẽ
Trò chơi đoán từ vựng từ hình vẽ
Các bước thực hiện trò chơi:
- Người dạy vẽ hình mô tả lên bảng, vẽ từng nét một.
- Cho trẻ đoán qua từng giai đoạn xem người dạy đang vẽ hình gì.
- Cho trẻ lặp lại từ vựng 1 lần nữa để khắc sâu vào trong bộ não.
Người dạy có thể cho trẻ dần làm quen bằng cách làm mẫu một vài ví dụ, sau đó chia lớp thành 2 đội. Một thành viên đại diện vẽ hình để các thành viên khác trong đội của mình đoán. Thực hiện lần lượt để bạn nào cũng có cơ hội được trải nghiệm trò chơi tiếng Anh cho trẻ mầm non này.
Trò chơi vẽ hình dựa trên từ vựng được cho
Nếu ở trên là một dạng trò chơi đội nhóm thì đây là trò chơi mang tính độc lập nhiều hơn. Đây là dạng trò chơi tiếng Anh cho trẻ mầm non có thể ứng dụng để dạy cho 1 bạn hoặc nhiều bạn cùng một lúc.
Các bước thực hiện trò chơi:
- Cho trẻ vẽ lên bảng hoặc chuẩn bị bảng cho riêng mình (hoặc vẽ trong không trung).
- Nói to từ vựng để trẻ tiến hành vẽ lên bảng.
- Chọn ra bạn mô tả đúng theo yêu cầu của từ vựng để tặng điểm thưởng.
- Cho trẻ đọc lại từ vựng một lần nữa.
2.3. Các trò chơi về cách diễn đạt
Trò chơi nhìn hành động để đoán từ vựng
Diễn tả từ vựng thông qua các hành động là một trò chơi tiếng Anh cho trẻ mầm non thú vị giúp trẻ tiếp thu nhanh chóng.
Nên lựa chọn các hành động mang tính đặc trưng của các loại từ vựng. Ví dụ: làm hành động leo trèo sẽ giúp trẻ liên tưởng đến Monkey (con khỉ), làm hành động đánh máy giúp trẻ liên tưởng đến Keyboard (bàn phím).
Trò chơi lắng nghe âm thanh để đoán từ vựng
Tạo nên âm thanh cũng là cách khiến trẻ thấy hứng thú khi học ngôn ngữ và tạo thêm tiếng cười trong suốt quá trình học.
Người dạy có thể miêu tả tiếng mèo kêu, tiếng gà gáy, tiếng chim,... để trẻ đoán được từ vựng. Dạng trò chơi tiếng Anh cho trẻ mầm non này thường được dùng để dạy những chủ đề liên quan đến động vật.
Nếu dạy trong lớp có nhiều bạn thì người dạy nên tạo nên sự tương tác giữa các thành viên trong lớp. Để cho các bạn tổ chức hành động và đoán giữa các cá nhân với nhau sẽ đem đến sự thú vị và kịch tính cho buổi học.
2.4. Các trò chơi liên quan đến đồ vật xung quanh
Ngoài hình ảnh thì việc sử dụng các đồ vật liên quan đến cuộc sống đời thường để tạo nên trò chơi cũng là một cách hiệu quả.
Trò chơi tìm kiếm đồ vật
Các bước thực hiện trò chơi:
- Chuẩn bị các đồ vật cần thiết liên quan đến từ vựng và tiến hành đặt ở những nơi khác nhau.
- Quy định không gian tìm kiếm, số lượng đồ vật cần tìm và bắt đầu mô tả hoặc nói to từ vựng.
- Cho trẻ tìm kiếm trong khoảng thời gian nhất định, lựa chọn người chiến thắng bằng cách xác định bạn nào đã tìm được đồ vật nhanh nhất hoặc nhiều đồ vật nhất.
Trò chơi xác định đồ vật
- Chuẩn bị đồ vật liên quan đến từ vựng.
- Đặt đồ vật ở cùng 1 nơi, nói to hoặc mô tả từ vựng để trẻ có thể xác định người dạy đang nhắc đến từ vựng gì.
- Sau khi trẻ đã lấy được đúng đồ vật, hỏi lại trẻ đang cầm đồ vật có tên gọi là gì trong tiếng Anh để trẻ có thể ghi nhớ từ vựng lâu hơn.
3. Lời kết
Hy vọng quý phụ huynh và giáo viên có thể ứng dụng những trò chơi tiếng Anh cho trẻ mầm non được đề cập trong bài viết trên để tạo nên những giờ học thú vị và hấp dẫn.
Bên cạnh đó cũng có thể dựa trên các ưu và khuyết điểm để xây dựng các trò chơi phù hợp với lứa tuổi và cải thiện được khả năng ngôn ngữ của trẻ.
Tham khảo thêm: Muốn con thông minh, mẹ đừng bỏ qua 5 trò chơi tư duy này.