“Nói dối” là một trong những hành vi không tốt và thường bắt đầu khi trẻ bắt sang độ tuổi lên bốn. Tuy nhiên, ba mẹ cũng nên biết rằng, nói dối là một phần tất yếu trong quá trình khôn lớn của con và chấm dứt khi con dần lớn lên và trưởng thành.
Vậy làm gì khi con nói dối là một trong những bài toán luôn khiến ba mẹ băn khoăn và lo lắng. Hãy để BingGo Leaders giúp các bậc phụ huynh giải quyết vấn đề này ngay nhé!
1. Nguyên nhân khiến trẻ nói dối
Hiện tượng trẻ nói dối đã không còn quá xa lạ đối với ba mẹ có con nhỏ. Cho dù các bậc phụ huynh có kể cho con hàng chục lần về câu chuyện cậu bé nói dối mũi dài hay những lời răn đe không được nói dối thì đôi khi con vẫn không nói đúng sự thật. Vậy trẻ con nói dối bắt đầu từ nguyên nhân nào?
- Trẻ sợ bị phạt
Phần lớn chúng ta đều nghĩ rằng con còn quá nhỏ để nhận thức được hậu quả nghiêm trọng của việc nói dối. Trên thực tế, trẻ nói dối là vì sợ ba mẹ sẽ trách phạt hay đánh đòn vì nói sự thật nên đã nghĩ ra cách ngụy tạo ra những lời nói dối để bảo vệ bản thân.
- Con muốn ba mẹ vui
Khi trẻ ở giai đoạn dưới 4 tuổi, con sẽ phán đoán những hành vi ngôn ngữ của mình là đúng hay sai dựa trên phản ứng của ba mẹ. Do đó, để không làm ba mẹ giận, theo bản năng, bé sẽ không thừa nhận những việc mình làm là sai.
Ngoài ra, do vẫn đang ở độ tuổi phát triển trí não mà khả năng sáng tạo và suy nghĩ bay bổng hơn so với thực tế. Do đó, khi nói dối, con chỉ đơn giản nghĩ rằng mình đang làm câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn chứ chưa phán đoán được mức độ nghiêm trọng của vấn đề.
- Bé thiếu cảm giác an toàn
Phần lớn trẻ nói dối thường là do không tin tưởng vào ba mẹ hay cảm thấy mình đang bị áp lực do những kỳ vọng quá lớn mà phụ huynh đặt ra. Với những trường hợp như vậy, ta nên cho trẻ cảm giác an toàn, đặt ra mức kỳ vọng hợp lý để con cảm thấy thoải mái và trở nên thành thật.
2. Trẻ bắt đầu nói dối từ độ tuổi nào?
Bắt đầu từ độ tuổi nào thì trẻ sẽ nói dối? Đó là khi:
- Trẻ lên 3
Con có thể học được cách nói dối ngay từ khi con còn nhỏ. Đây là độ tuổi mà con có thể cảm nhận rằng ba mẹ không thể đọc được suy nghĩ của con. Vì thế, trẻ sẽ lựa chọn nói dối vì nghĩ không ai biết về những thứ đó.
- Giai đoạn từ 4 đến 6 tuổi
Lúc này, trẻ nói dối nhiều hơn và biết cách điều chỉnh giọng nói, biểu cảm trên gương mặt để câu chuyện của con trở nên chân thực hơn. Tuy nhiên, nếu thấy ba mẹ có phản ứng nghi ngờ hay đề nghị muốn hiểu rõ hơn về vấn đề đang nói thì trẻ sẽ thường thú nhận ngay.
Khi trẻ đến độ tuổi đi học: Đây là giai đoạn mà trẻ sẽ nói dối thường xuyên hơn vì cảm thấy nói dối sẽ tốt hơn nói sự thật. Những lời nói dối về ngày càng chân thật và phức tạp hơn vì con đã biết được nhiều từ vựng hơn và hiểu hơn về suy nghĩ của người khác.
- Từ 8 tuổi trở đi
Ở độ tuổi này, nếu con muốn nói dối người lớn sẽ rất khó để phát hiện. Bởi con đã biết cachs trau chuốt lời nói của mình và biến chúng thành sự thật mà không có bất kỳ sơ hở nào.
Ngay từ khi trẻ lên 3, con đã bắt đầu biết nói dối. Ở độ tuổi này, con có thể đọc được suy nghĩ của người lớn.
3. Làm gì khi con nói dối? 4 việc ba mẹ cần làm
Dựa trên những lý do mà BingGo đã kể ở trên, khi các con có hiện tượng nói dối, ba mẹ có thể tham khảo ngay một số cách làm sao để giải quyết vấn đề này:
3.1. Khuyến khích trẻ nói sự thật
Cần làm gì khi con nói dối? Đầu tiên hãy luôn động viện và khuyến khích con trẻ. Thay vì trách mắng là một đứa trẻ không trung thực, hay dùng những biện pháp đòn roi, la mắng khiến con hoảng sợ thì lời khuyên dành cho ba mẹ là hãy bình tĩnh để trẻ tự nói ra sự thật.
Đối mặt với sự giận dữ, chỉ trích của phụ huynh chỉ khiến con muốn nói dỗi bằng mọi giá. Ngược lại, nhẹ nhàng trong lời nói sẽ giúp con cảm thấy an toàn và cổ vũ cho con nói sự thật.
Chúng ta cũng nên giải thích cho con hiểu rằng, nói dối dù mang ý tốt hay ý xấu đều có thể tạo thành thói quen không tốt và ảnh hưởng đến sự phát triển của con sau này. Sau đó, bình tĩnh lắng nghe, tìm ra lý do con nói dối, chỉ ra lỗi sai và cùng con giải quyết hậu quả.
3.2. Đừng buộc tội con
Đừng bao giờ mắng con là “đồ nói dối” bởi lẽ đây là cách gọi không chỉ gây tổn thương mà về lâu dài khiến con thực sẽ tin mình là kẻ nói dối và tiếp tục tái diễn hành động sai lầm này.
Để trẻ tự nói ra sự thật, chúng ta cần phải linh hoạt và cẩn trọng hơn trong từng lời nói và hành động của mình khi xử lý từng tình huống nói dối của con. Nếu ba mẹ không muốn con tự dằn vặt bản thân, đừng nên nói đi nói lại những lỗi lầm mà trẻ đã gây ra.
3.3. Xây dựng niềm tin với con
Mọi lời nói và hành động của người lớn đều ảnh hưởng rất lớn đến con. Vì thế, hãy để trẻ biết rằng ba mẹ luôn tin tưởng con và người lại. Khi niềm tin được xây dựng, con sẽ không còn sợ hãi để tìm mọi cách nói dối nữa.
Khi trẻ thành thật, hãy khen ngợi và động viên con bằng những câu nói như: Mặc dù mẹ không hài lòng vì con đã làm sai nhưng mẹ rất vui vì con đã không nói dối và dám thừa nhận nó”.
3.4. Không nên sử dụng quá nhiều lời nói vô hại
Lời nói dối vô hại là lời nói dối mang ý định tốt, thường để bảo vệ cảm giác an toàn cho người khác. Mặc dù trong nhiều trường hợp, ba mẹ sử dụng lời nói dối vô hại với mong muốn có thể bảo vệ con, thúc đẩy sự sáng tạo hay dạy con những kỹ năng quan trọng.
Tuy nhiên, cũng không nên sử dụng chúng một cách quá thường xuyên bởi đôi khi nó sở gây ra phản ứng ngược và tạo nên sự tranh cãi và mất tin tưởng cho con.
Giả dụ khi con muốn mua kẹo nhưng vì sợ con bị sâu răng mà mẹ nói rằng hôm nay mẹ không mang tiền. Điều này sẽ tạo ra hiệu quả tích cực đó là bảo vệ sức khỏe của con nhưng cũng là con dao hai lưỡi nếu con phát hiện mẹ đang lừa mình. Sẽ ra sao nếu con phát hiện trong ví của mẹ có rất nhiều tiền trong đó. Con sẽ cho rằng mẹ cũng đang nói dối và mất dần sự tin tưởng vào lời nói của mẹ.
Do đó, khi đứng trước mặt con cái, chúng ta hãy luôn là một người thành thật, làm một tấm gương tốt để trẻ có thể học theo và trở thành một người ngay thẳng.
4. Lời kết
Nói dối là một hành vi không tốt và cần tìm ra những phương án phù hợp ngay từ khi còn nhỏ. Ba mẹ ắt hẳn đã biết nên làm gì khi con nói dối.
Hãy cùng cố gắng kiên trì để giúp con được hoàn thiện hơn mỗi ngày và trở thành một đứa trẻ tốt trong tương lai.
Tham khảo thêm: Làm sao khi con ăn trộm tiền - 7 cách giải quyết hữu hiệu.