TRÒ CHƠI DÂN GIAN RỒNG RẮN LÊN MÂY - CHUẨN BỊ VÀ LUẬT CHƠI CHUẨN NHẤT

Trò chơi dân gian là một nét văn hóa đẹp của Việt Nam từ xa xưa có sức hút vô cùng mãnh liệt. Mặc kệ sự phổ biến của các trò chơi điện tử, vẫn còn rất nhiều những trò chơi dân gian còn được lưu truyền tới ngày nay và tróng số đó, chúng ta không thể không nhắc đến trò chơi Rồng rắn lên mây. Cùng Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders khám phá công đoạn chuẩn bị và thuyết minh về trò chơi rồng rắn lên mây để có những phút giây chơi đùa, thư giãn với các bé nha bố mẹ!

1. Giới thiệu về trò chơi rồng rắn lên mây

Rồng rắn lên mây là trò chơi dân gian có từ xa xưa và đã trở thành một trong những kỷ niệm thơ ấu khó quên của các thế hệ trước. Trò chơi này không chỉ phát huy sự nhanh nhẹn và khéo léo từ người chơi mà còn rèn luyện tinh thần đoàn kết và khả năng đối đáp của các bạn nhỏ. Đặc biệt, Rồng rắn lên mây còn gắn liền với nghi thức cầu mưa của cư dân nông nghiệp xưa, khi mỗi bước di chuyển của rồng rắn trên mây cũng giống như một lời cầu nguyện cho mùa màng bội thu.

Trò chơi Rồng rắn lên mây - nét đẹp văn hoá

Trò chơi Rồng rắn lên mây - nét đẹp văn hoá

Ngày nay, với sự du nhập của Internet và các trò chơi điện tử, chúng ta khó có thể bắt gặp hình ảnh các bé đang chơi Rồng rắn lên mây hay các trò chơi dân gian trong lễ hội khác ngoài đường nữa. Tuy nhiên, các trò chơi dân gian như Rồng rắn lên mây vẫn được lưu giữ và truyền dạy tại các lớp cấp mầm non để giúp các bé hiểu hơn về nền văn hoá dân tộc.

2. Chuẩn bị trò chơi

Chuẩn bị là việc làm cần thiết đối với mọi trò chơi để quá trình chơi diễn ra suôn sẻ và vui vẻ nhất. Hãy cùng điểm qua một số yêu cầu về người chơi, địa điểm và dụng cụ cần chuẩn bị cho trò chơi Rồng rắn lên mây nhé!

2.1. Người chơi

Hầu hết các trò chơi dân gian Việt Nam đều không có giới hạn về số lượng người chơi. Tuy nhiên, đối với trò chơi tập thể như Rồng rắn lên mây, chúng ta sẽ cần khoảng là 6-10 người tham gia để quản trò có thể dễ dàng kiểm soát, tránh tình trạng xô đẩy gây chấn thương trong quá trình chơi cũng như dễ phân chia hát bài đồng dao hơn.

>> Xem thêm: TOP 3 TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ 4-5 TUỔI GIÚP PHÁT TRIỂN IQ, EQ

2.2. Địa điểm

Với số lượng người chơi từ 6-10 người, địa điểm thích hợp với trò chơi Rồng rắn lên mây phải đảm bảo rộng rãi, thoáng mát, bằng phẳng và đặc biệt không có những vật cản trở dễ gây thương tích. Một số địa điểm an toàn gợi ý mà bạn có thể tham khảo là sân chơi trong khu dân cư, sân bóng, bãi đất trống hoặc bãi biển,...

Chuẩn bị cho trò chơi dân gian Rồng rắn lên mây

Chuẩn bị cho trò chơi dân gian Rồng rắn lên mây

2.3. Dụng cụ

Không giống một số trò chơi như kéo co, ô ăn quan hay bịt mắt bắt dê, Rồng rắn lên mây không cần chuẩn bị bất kỳ dụng cụ hỗ trợ nào. Tuy nhiên, trò chơi này đi kèm với một bài đồng dao, vì vậy bắt buộc tất cả người tham gia bao gồm cả quản trò và người chơi đều cần thuộc lòng lời bài đồng dao. Vì thế, bạn có thể chuẩn bị một số bản in lời bài đồng dao để phòng trường hợp có bạn nhỏ nào chưa thuộc lời.

3. Cách chơi trò chơi

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ về người chơi và địa điểm, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách chơi Rồng rắn lên mây nhé!

3.1. Phân vai

Rồng rắn lên mây sẽ có hai nhân vật chính: thầy thuốc và các người chơi đóng vai rồng rắn sẽ đứng đối diện nhau. Thường thì một người sẽ đóng vai thầy thuốc, trong khi các người còn lại sẽ hóa thân thành các rồng rắn. 

Trong số những người chơi rồng rắn, có một người sẽ được chọn làm người đi đầu. Thường thì người này được lựa chọn từ những thành viên khỏe mạnh nhất trong nhóm, để đảm bảo rằng họ có thể dẫn dắt nhóm điều khiển rồng rắn một cách mạnh mẽ và linh hoạt. Các thành viên khác sẽ nối tiếp nhau theo sau, tạo thành một chuỗi rắn dài mà mỗi người chơi là một mắt xích. 

Phân vai trong trò chơi Rồng rắn lên mây

Phân vai trong trò chơi Rồng rắn lên mây

Người đứng đầu của đoàn rồng rắn thường được gọi là "đầu đàn" hoặc "khúc đầu" có nhiệm vụ giang rộng hai tay để thầy thuốc không bắt được người cuối cùng. Người đứng cuối của đoàn rồng rắn thường được gọi là "khúc đuôi", trong khi những người ở giữa được gọi là "khúc giữa".

>> Xem thêm: LUẬT CHƠI TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHI CHI CHÀNH CHÀNH CÓ KHÓ KHÔNG?

3.2. Bắt đầu

Khi bắt đầu trò chơi, thầy thuốc sẽ đứng yên tại một vị trí cố định và giao tiếp với đoàn rắn qua lời bài đồng dao trong khi đoàn rắn sẽ di chuyển và bám đuôi nhau, lần lượt trả lời các câu hỏi của thầy thuốc. 

Bài đồng dao thường bắt đầu bằng những câu như: 

Rồng rắn lên mây có cây lúc lắc, có nhà hiển binh, thầy thuốc có nhà hay không? 

Khi hát đến chữ cuối cùng, đoàn rồng rắn sẽ dừng trước mặt thầy thuốc và đợi chờ câu trả lời từ thầy thuốc.

Nếu thầy thuốc đáp rằng “Không": Thầy thuốc đi ngủ rồi (hoặc một số lý do khác như đi chợ, đi ăn, đi du lịch, đi mua đồ,...) thì đoàn rồng rắn sẽ tiếp tục hát đồng dao cho đến khi thầy thuốc trả lời “Có".

>> Xem thêm: TRÒ CHƠI THỦ CÔNG - THẦN DƯỢC TRỊ NỖI SỢ HỌC TIẾNG ANH CHO TRẺ EM

Nếu thầy thuốc đáp rằng “Có”: Thầy thuốc và đoàn rồng rắn sẽ đối đáp nhau bằng những câu hỏi như sau:

Thầy thuốc: Có, mẹ/ bố con rồng rắn đi đâu?

Đoàn rồng rắn: Rồng rắn đi xin thuốc cho con

Thầy thuốc: Con lên mấy?

Đoàn rồng rắn: Con lên một

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

Đoàn rồng rắn: Con lên hai

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

Đoàn rồng rắn: Con lên ba

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

Đoàn rồng rắn: Con lên bốn

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

Rồng rắn lên mây - hoạt động teambuilding vui nhộn, sáng tạo

Bài đồng dao Rồng rắn lên mây

Đoàn rồng rắn: Con lên năm

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

Đoàn rồng rắn: Con lên sáu

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

Đoàn rồng rắn: Con lên bảy

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

Đoàn rồng rắn: Con lên tám

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

Đoàn rồng rắn: Con lên chín

Thầy thuốc: Thuốc chẳng ngon

Hai bên sẽ tiếp tục hỏi đáp như vậy cho đến khi thầy thuốc đáp rằng “Thuốc ngon".

Đoàn rồng rắn: Con lên mười

Thầy thuốc: Thuốc ngon vậy, xin khúc đầu

Đoàn rồng rắn: Cùng xương cùng xẩu.

Thầy thuốc: Xin khúc giữa.

Đoàn rồng rắn: Cùng máu cùng me.

Thầy thuốc: Xin khúc đuôi

Đàn rồng rắn: Tha hồ mà đuổi.

>> Xem thêm: RÈN LUYỆN SỨC KHỎE CHO CÁC BÉ VỚI TRÒ CHƠI DÂN GIAN NHẢY DÂY TUỔI THƠ

Trong quá trình chơi, đoàn rồng rắn và thầy thuốc có thể tự do linh động, không cần phải tuân thủ một thứ tự cố định khi trả lời câu hỏi. Họ có thể hỏi và trả lời câu hỏi tùy ý, ngắt quãng để tạo ra lời thoại ngắn gọn và làm cho bài đồng dao trở nên sinh động và đa dạng hơn.

Khi đoàn rồng rắn hát đến câu "tha hồ mà đuổi", thầy thuốc sẽ bắt đầu đuổi bắt đoàn rồng rắn. Trong lúc này, người đứng đầu trong đoàn rồng rắn sẽ cố gắng bảo vệ đoạn đuôi của đoàn. Thầy thuốc sẽ cố gắng làm mọi cách để chạm vào khúc đuôi, tức là chạm vào người cuối cùng của đoàn rồng rắn.

Nếu thầy thuốc bắt được khúc đuôi, người đó sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Tương tự, bất kỳ ai bị tách ra khỏi đoàn rồng rắn cũng sẽ bị coi là thua cuộc và phải rời khỏi cuộc chơi.

3.3. Các lượt chơi tiếp theo

Trò chơi Rồng rắn lên mây không kết thúc ngay khi có người chơi bị loại, mà sẽ tiếp tục bằng việc bắt đầu một lượt chơi mới. Tuy nhiên, những người chơi bị loại từ lượt chơi trước sẽ không được tham gia vào lượt chơi tiếp theo. Trò chơi sẽ tiếp tục diễn ra cho đến khi chỉ còn một người chơi cùng với một thầy thuốc. Khi đó, bạn có thể bắt đầu một trò chơi mới. 

>> Xem thêm: MUỐN CON THÔNG MINH, MẸ ĐỪNG BỎ QUA 5 TRÒ CHƠI TƯ DUY NÀY

4. Các biến thể của trò chơi rồng rắn lên mây

Không chỉ là trò chơi quen thuộc dành cho các bé mầm non, Rồng rắn lên mây ngày này đã trở thành một trong những hoạt động yêu thích khi các công ty, tập thể tổ chức hoạt động teambuilding gắn kết tình cảm và xây dựng văn hoá doanh nghiệp với rất nhiều các biến thể. 

Vì vậy, để phù hợp hơn với môi trường làm việc và tổ chức sự kiện, người ta có thể thay đổi cách gọi trong trò chơi. Thay vì sử dụng thuật ngữ "thầy thuốc", có thể sử dụng "ông chủ" hoặc "bà chủ". Ngoài ra, các ngành nghề cũng có thể thay đổi để phù hợp với đặc thù của công ty hoặc tổ chức sự kiện.

Bài đồng dao cũng có thể được biến đổi để phản ánh bối cảnh hoặc chủ đề cụ thể. Dưới đây là một ví dụ:

Rồng rắn lên mây cái cây xúc xắc 

Hỏi thăm ông chủ (hoặc bà chủ) có ở nhà không?

Nếu câu trả lời là "Không", bài đồng dao sẽ được bắt đầu:

Ông chủ: Không, ông chủ đi lượm rác./ Không! Ông chủ đi vắng rồi./ Không, ông chủ đi dự sinh nhật rồi./ Không! Ông chủ đi du lịch.

Đoàn rồng rắn: Trời ơi, hôi quá!/ Trời ơi, vui quá!

Rồng rắn lên mây - hoạt động teambuilding vui nhộn, sáng tạo

Rồng rắn lên mây - hoạt động teambuilding vui nhộn, sáng tạo

Nếu Câu trả lời "Có", chúng ta tiếp tục bài đồng dao

Ông chủ: Có nhà! Bọn mày đi đâu?

Đoàn rồng rắn: Đi mượn con dao với cái thớt.

Ông chủ: Mượn để làm gì?

Đoàn rồng rắn: Để chặt cá/ xúc xích.

Ông chủ: Chặt khúc nào? 

Đoàn rồng rắn: Chặt khúc đầu/ khúc giữa/ khúc cuối.

Lúc đó ông chủ phải đuổi cho bằng được khúc mà đoàn rồng rắn nói.

>> Xem thêm: MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÂN GIAN VẬN ĐỘNG TRÍ NÃO SIÊU THÚ VỊ CHO TRẺ

Không chỉ là một trò chơi, Rồng rắn lên mây còn là một bài học về sự đoàn kết, linh hoạt và sự phối hợp giữa các thành viên trong đội. Việc thay đổi từ thuật ngữ "thầy thuốc" sang "ông chủ" hoặc "bà chủ", cùng việc thích nghi với các bối cảnh và chủ đề khác nhau, đã làm cho trò chơi trở nên linh hoạt và phù hợp hơn với mọi đối tượng và tình huống.

Trò chơi không chỉ kết thúc ở việc vui chơi mà còn mang lại những bài học quý báu về sự hợp tác, sự kiên nhẫn và kỹ năng giao tiếp. Bằng cách này, Rồng rắn lên mây không chỉ là một trò chơi, mà còn là một phần không thể thiếu của văn hóa dân gian, luôn tạo ra những khoảnh khắc đáng nhớ và ý nghĩa trong lòng mỗi người tham gia.

5. Lời kết

Rồng rắn lên mây không chỉ là một trò chơi giải trí đơn thuần mà còn là một phần không thể thiếu trong kí ức tuổi thơ của nhiều người. Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders hi vọng rằng bài viết hướng dẫn chuẩn bị và luật chơi này sẽ giúp bố mẹ, các bé cũng như các tập thể hiểu hơn về trò chơi, từ đó có những giây phút vui vẻ, giải trí và tạo ra nhiều kỷ niệm đáng nhớ.

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

(Đặc biệt TRẢI NGHIỆM HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại cơ sở)