TRÒ CHƠI DÂN GIAN NU NA NU NỐNG VÀ TẤT TẦN TẬT NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Mục lục [Hiện]

Trò chơi dân gian không chỉ là những kí ức đẹp đẽ về tuổi thơ mà còn là những câu chuyện đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc đi kèm những bài học quý giá cho trẻ mầm non. Trong số đó, trò chơi dân gian nu na nu nống rất hay được các thầy cô và bố mẹ hướng dẫn bé chơi. Hãy cùng khám phá tất tần tật những điều cần biết về trò chơi này với Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders nhé!

1. Ý nghĩa của trò chơi dân gian nu na nu nống

Trò chơi dân gian Nu na nu nống không chỉ là một hoạt động giải trí vui nhộn mà còn mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển toàn diện của các bé. Hãy cùng điểm qua một số lợi ích tiêu biểu:

  • Trò chơi phù hợp với mọi lứa tuổi 

Một trong những điểm quan trọng là trò chơi này không giới hạn độ tuổi. Điều này có nghĩa là từ những đứa trẻ nhỏ mới bắt đầu học đi cho đến những đứa trẻ lớn hơn, tất cả đều có thể tham gia một cách tự nhiên và thoải mái. 

Các bé không chỉ học cách chơi với nhau mà còn phát triển kỹ năng giao tiếp, sự hòa đồng và tôn trọng đối với người khác. Qua việc tương tác trong môi trường chơi đùa, các con có cơ hội học hỏi về sự hợp tác, lắng nghe và thể hiện ý kiến của mình.

Lợi ích của trò chơi nu na nu nống

  • Phát triển sức khỏe thể chất và khả năng quan sát

Trò chơi này đòi hỏi sự tương tác chủ động của cả cơ thể, nhất là cánh tay. Việc vận động nhẹ nhàng này không chỉ giúp các bé phát triển sức khỏe về mặt vận động mà còn rèn luyện khả năng quan sát và tập trung. Trẻ cần phải theo dõi các động tác và nhịp điệu của trò chơi, điều này có lợi cho việc phát triển khả năng quan sát chi tiết và tăng sự chú ý.

  • Phát triển đồng thời cả kỹ năng đếm, ghi nhớ và ngôn ngữ

Ngoài ra, trò chơi dân gian nu na nu nống còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng đếm, ghi nhớ và ngôn ngữ. Việc yêu cầu trẻ học thuộc bài đồng dao trong trò chơi giúp kích thích não bộ và tăng cường khả năng ghi nhớ. 

Đồng thời, khi trẻ tham gia đọc bài hát, các bé có cơ hội rèn luyện khả năng phát âm rõ ràng, rành mạch và nhấn nhá theo nhịp điệu. Điều này không chỉ làm cho trò chơi trở nên thú vị mà còn hỗ trợ sự phát triển toàn diện của kỹ năng ngôn ngữ và âm nhạc của con.

Tóm lại, trò chơi dân gian nu na nu nống không chỉ mang lại niềm vui cho trẻ mà còn góp phần quan trọng vào việc phát triển vận động và kỹ năng ngôn ngữ, tạo nền tảng cho sự toàn diện hóa của trẻ trong quá trình lớn lên.

Ngoài trò chơi nu na nu nống, bố mẹ còn có thể dạy các bé tìm hiểu các trò chơi dân gian trong lễ hội hay nhất.

2. Bài đồng dao trong trò chơi nu na nu nống

Để chơi và hướng dẫn con chơi, bố mẹ cần cho bé học thuộc bài đồng dao của trò chơi nu na nu nống để quá trình chơi diễn ra thuận lợi hơn. Bài đồng dao vô cùng dễ học thuộc bởi có rất nhiều từ vần với nhau và dưới đây là bản truyền miệng phổ biến nhất:

“Nu na nu nống

Đánh trống phất cờ

Mở hội thi đua

Thi chân đẹp đẽ

Chân ai sạch sẽ

Gót đỏ hồng hào

Không bẩn tí nào

Được vào đánh trống.”

>> Xem thêm: TOP 10+ TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ 24-36 THÁNG PHÙ HỢP VÀ THÚ VỊ

3. Cách chơi nu na nu nống

Sau khi đã đảm bảo rằng tất cả người chơi đã thuộc lòng bài đồng dao, chúng ta sẽ đi đến bước chuẩn bị và cách chơi trò chơi dân gian nu na nu nống chi tiết, dễ hiểu nhất:

3.1. Chuẩn bị

Trò chơi này không giới hạn về độ tuổi nhưng chúng ta cần đảm bảo về số lượng người chơi và không gian yêu cầu.

  • Số lượng người chơi: Tối thiểu 3 người và tối đa 6-10 người để đảm bảo các bé đều thoải mái và vui vẻ.
  • Không gian: Sạch sẽ, thoáng mát và đủ rộng để tất cả người chơi ngồi duỗi thẳng chân và xếp thành một vòng tròn hoặc một hàng thằng. Bố mẹ có thể tận dụng những không gian quen thuộc như sân nhà, lớp học, sân chơi tập thể,...

>>> Xem thêm: TOP 3 TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ 4-5 TUỔI GIÚP PHÁT TRIỂN IQ, EQ

3.2. Hướng dẫn cách chơi chi tiết

Bước 1: Để các bé ngồi xuống duỗi thẳng chân thành một hàng ngang hoặc vòng tròn và hát to bài đồng dao ở trên. Trong khi hát, bố mẹ hoặc một bé đóng vai trò là người quản trò sẽ lấy tay vỗ nhịp lần lượt vào đùi từ bé đầu hàng đến cuối hàng sao cho mỗi từ trong bài đồng dao rơi vào một nhịp gõ chân. 

Bước 2: Bố mẹ hướng dẫn ví dụ để các bé chưa từng chơi hiểu rõ hơn về việc gõ nhịp. Khi hát từ “nu”, lấy tay vỗ nhẹ vào một chân của bé đầu tiên. Sau đó, khi đến từ “na”, bố/mẹ chạm tay vào chân còn lại. Rồi đến từ “nu”, tiếp tục vỗ nhẹ vào chân kế bên của bạn nhỏ thứ 2… và lần lượt như vậy cho đến khi hát hết bài đồng dao.

Luật chơi trò nu na nu nống

Bước 3: Cuối cùng, chân của bé nào bị chạm đúng đến từ “trống” (hoặc “thụt” trong phiên bản lời thứ 2), thì rụt chân đó lại và lượt chơi kế tiếp sẽ không chạm vào chân đó nữa.

Bước 4: Cả nhóm tiếp tục chơi từ chân còn lại vừa rụt về đó. Các bé sẽ từng lượt co hết chân của mình lên. 

  • Bạn nào co được cả 2 chân lên đầu tiên là người thắng. 
  • Bạn cuối cùng còn một chân chưa được co về sẽ gọi là “thối chân”, đồng nghĩa với người thua cuộc.

Mặc dù nu na nu nống không cần chạy nhảy như trò dân gian lộn cầu vồng hay rồng rắn lên mây nhưng độ kịch tính và gay cấn thì không hề kém chút nào!

4. Một số dị bản của bài đồng dao nu na nu nống

Với đặc điểm lưu truyền thông qua truyền miệng kết hợp với với sự đa dạng văn khoá của các vùng miền, không chỉ bài đồng dao nu na nu nống mà hầu hết các bài đồng dao đi kèm khác đều có rất nhiều dị bản. 

Đặc biệt, các dị bản của trò chơi dân gian nu na nu nống thường bắt đầu với câu “Nu na nu nống" vô cùng đặc trưng. Dưới dây là một số dị bản của bài đồng dao nu na nu nống mà Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders đã sưu tầm:

Dị bản 1:

“Nu na nu nống

Cái trống nằm trong

Con ong nằm ngoài

Củ khoai chấm mật

Phật ngồi phật khóc

Con cóc nhảy ra

Con gà ú ụ

Nhà mụ thổi xôi

Nhà tôi nấu chè

Tay xòe tay thụt.”

Dị bản 2:

“Nu na nu nống

Cái trống nằm trong

Con ong nằm ngoài

Củ khoai chấm mật

Phật ngồi Phật khóc

Con cóc nhảy ra

Con gà ú ụ

Bà mụ thổi xôi

Ông tôi nấu chè

Chè be chè bét

Cống rè cống rụt

Bụt thụt xuống lỗ

Bụt chẳng ăn xôi.”

>> Xem thêm: RÈN LUYỆN SỨC KHỎE CHO CÁC BÉ VỚI TRÒ CHƠI DÂN GIAN NHẢY DÂY TUỔI THƠ

Dị bản 3:

“Trồng đậu trồng cà

Hòa hòe hoa khế

Khế ngọt khế chua

Cột đình cột chùa

Hai tay ông cột

Cây cam cây quýt

Cây mít cây hồng

Cây đa cây nhãn

Ai có chân, có tay thì rụt.”

Một số dị bản bài đồng dao nu na nu nống

Dị bản 4: 

“Nu na nu nống,

Thằng cộng, các cạc,

Chân vàng, chân bạc.

Đá xỉa, đá xoi,

Đá đầu con voi,

Đá lên, đá xuống,

Đá ruộng bồ câu,

Đá râu ông già,

Đá ra đường cái,

Gặp gái đi đường.

Có phường trống quân,

Có chân thì rụt.”

Dị bản 5: 

“Nu na nu nống,

Cái cống càng cạng,

Đá rạng đôi bên,

Đá lên đá xuống,

Đá ruộng bồ câu,

Đá đầu con voi,

Đá xoi đá xỉa,

Đá nửa cành xung,

Đá ung trứng gà,

Đá ra đường cái,

Gặp gái giữa đường,

Gặp phường trống quân,

Có chân thì rụt.”

5. Lời kết

Nhìn chung, trò chơi dân gian nu na nu nống là một biểu tượng của sự liên kết văn hóa và giáo dục trong dòng lịch sử. "Nu na nu nống" - một cụm từ đơn giản nhưng ẩn chứa những ký ức, những câu chuyện và những giờ phút hạnh phúc của nhiều thế hệ trẻ. 

Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders tin rằng với những lợi ích kể trên, trò chơi này sẽ giúp bé cùng bố mẹ, thầy cô có những khoảnh khắc vui nhộn mà còn ngày càng phát triển toàn diện hơn. 

Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders

Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders

BingGo Leaders là trung tâm tiếng Anh trẻ em thuộc hệ sinh thái giáo dục HBR Holdings với hơn 15 năm kinh nghiệm (gồm các thương hiệu: Tiếng Anh giao tiếp Langmaster, Hệ thống luyện thi IELTS LangGo, Trường Doanh nhân HBR). BingGo Leaders ra đời đã xây dựng nên môi trường giáo dục tiếng Anh hoàn toàn khác biệt, giúp trẻ phát triển toàn diện 4 kỹ năng, chinh phục điểm cao trên trường.

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

( Số lượng quà tặng có hạn )

Khuyến mãi sắp kết thúc

Đăng ký ngay