DÀN Ý THUYẾT MINH VỀ TRÒ CHƠI DÂN GIAN THẢ DIỀU ĐẠT TIÊU CHÍ ĐIỂM CAO

Mục lục [Hiện]

Lập dàn ý trước khi viết bài văn thuyết minh về trò chơi dân gian thả diều là vô cùng quan trọng. Thế nhưng việc này không hề quá khó hay mất nhiều thời gian của bạn. Một dàn ý thuyết minh trò chơi dân gian thả diều ngắn gọn, dễ nhớ, khoa học, có thể triển khai nhiều ý tưởng trong bài viết chắc chắn sẽ là nguồn tham khảo khá mới mẻ cho bạn đấy. 

Lập dàn ý cẩn thận trước khi viết sẽ quyết định phần lớn điểm số
Lập dàn ý cẩn thận trước khi viết sẽ quyết định phần lớn điểm số

1. Mở bài trò chơi dân gian thả diều

Đây là phần rất quan trọng của bài viết, các bạn học sinh thường sẽ tốn kha khá thời gian để lên ý tưởng sao cho mang cá tính của riêng mình. 

Tuy nhiên, đây là bài văn thuyết minh trò chơi dân gian thả diều. Mà đã là văn thuyết minh thì cần viết với một văn phong sáng rõ, dễ hiểu nên việc quá chú trọng vào câu từ “đao to búa lớn” ngay từ đầu là không cần thiết. Thậm chí có thể khiến hướng triển khai bị lạc qua văn nghị luận.

Nhắc ngay đến trò thả diều ngay trong 1-2 câu đầu phần mở bài
Nhắc ngay đến trò thả diều ngay trong 1-2 câu đầu phần mở bài

Đầu tiên, hãy đi vào luận đề trong vòng 1-2 câu văn đầu tiên, ưu tiên dùng câu ghép hoặc một câu dài, đảm bảo vừa đủ ý, vừa có điểm nhấn.

Ví dụ: “Trò chơi dân gian thả diều từ lâu đời đã góp phần làm nên vẻ đẹp mộc mạc của làng quê Việt Nam mỗi lúc xuân về hoặc những khi hè đến” hay “Thả diều là một trò chơi dân gian khá độc đáo, gắn liền với tuổi thơ của rất nhiều người”. 

Sau câu mở đầu, chúng ta cố gắng triển khai thêm một vài đặc điểm chung về trò thả diều này. Lưu ý không quá sa đà miêu tả không cần thiết vì sẽ vượt quá yêu cầu của phần mở bài, tốn thời gian mà cũng không có thêm điểm.

Một số câu bạn có thể tham khảo: “Hình ảnh cánh diều no gió thường được liên tưởng cùng với những miền quê. Thế nhưng ngay cả trong một thành phố tấp nập thì những con người yêu thích trò thả diều này vẫn có thể tìm được những bãi đất trống để thoả sức đùa vui với gió”. 

Hay “Độc đáo, thú vị là thế, thả diều không chỉ dành cho con trẻ mà ngay cả người lớn, các anh các chị các cô các chú các ông các bà đều có thể trở thành những người bạn của nhau khi chơi trò dân gian này”. 

Không chỉ trẻ con mà ngay cả người lớn cũng ưa chuộng trò thả diều dân gian này
Không chỉ trẻ con mà ngay cả người lớn cũng ưa chuộng trò thả diều dân gian này

Vậy là ở phần mở bài của bài viết thuyết minh về trò chơi dân gian thả diều này, chúng ta đã đáp ứng được những thông tin tổng quan nhất rồi đúng không nào.

2. Triển khai thân bài đảm bảo đủ ý về trò chơi thả diều

Chúng ta sẽ chia làm hai phần chính: Về con diều và về cách chơi trò dân gian thả diều. 

Đầu tiên, vào nội dung thuyết minh về đặc điểm con diều cần nêu được các ý cụ thể như: Chất liệu, vật liệu làm diều, hình dáng, màu sắc, v.v. 

  • Về chất liệu, vật liệu làm diều: Khá đa dạng: Vải gió, vải dù, giấy các loại, nilon. Có nhiều loại vật liệu kết hợp với nhau để tạo thành và liên kết các bộ phận của diều: Thanh tre, nứa, dây cước, dây dù,v.v.
  • Về hình dáng: Có rất nhiều hình thù ấn tượng, thường bắt gặp nhất là hình các con vật hoặc nhân vật hoạt hình
  • Về màu sắc: Rực rỡ, có nhiều sự lựa chọn
Liệt kê vật liệu làm diều, hình dáng, màu sắc, đề cập đến việc làm diều thủ công,..
Liệt kê vật liệu làm diều, hình dáng, màu sắc, đề cập đến việc làm diều thủ công,..

Tiếp theo là một vài ý thuyết minh về cách chơi trò thả diều:

  • Cách lựa chọn thời gian, địa điểm: Các bãi đất trống, rộng, là nơi có nhiều gió
  • Cách thả diều điều chỉnh diều: Lợi dụng sức gió nhẹ kết hợp với chạy lấy đà để bắt gió cho diều, giật dây vừa phải để điều chỉnh hướng diều,...

Bạn có thể tham khảo một vài câu văn mẫu sau:

“Chất liệu để làm ra một con diều ưng ý là vô cùng đa dạng. Một số những chất liệu phổ biến có thể kể đến như như: Vải gió, giấy, nilon,v.v. Người chơi trò này hoàn toàn thoả sức linh hoạt tự chế tạo ra những con diều theo sở thích cá nhân”.

“Cũng như chất liệu, hình dáng thì màu sắc của diều cũng rất đa dạng, nền trời cũng vì vậy mà có thể trở nên rực rỡ hơn bao giờ hết mỗi khi mọi người cùng tụ tập thả diều. Nào xanh, nào đỏ, nào tím, nào vàng, đủ cả các màu”.

“Thông thường, thời điểm thích để thả diều là vào những buổi xế chiều, trên những khu đất rộng, nơi mà không gian xung quanh thoáng đãng để vừa thoải mái thả dây cho cánh diều lượn qua lại, cũng như vừa có thể đảm bảo an toàn”.

Những cánh diều trên nền trời xanh khi buổi chiều về
Những cánh diều trên nền trời xanh khi buổi chiều về

Một lưu ý nho nhỏ với các bạn, đây là xương sống của toàn bài văn thuyết minh về trò chơi dân gian thả diều, cần phải miêu tả rất nhiều. Do đó, hãy thật cẩn thận để không sa đà vào câu chữ mà mắc lỗi ngôi kể thứ nhất “tôi” hay lỗi xen lẫn các câu, từ cảm thán (Ôi, thật là đẹp, quá là hay,...) bạn nhé.

3. Kết bài nêu được cảm nghĩ về trò chơi dân gian thả diều

Như đã đề cập, đây là dạng văn thuyết minh, đề bài là thuyết minh về trò chơi dân gian thả diều cho nên khi viết cảm nghĩ trong phần kết bài thì cũng không được phép xen lẫn đại từ “tôi”, “em” trong câu văn. 

Không thể viết “Tôi rất thích trò thả diều…”, “Thả diều đối với tôi là trò chơi chất chứa nhiều kỉ niệm thời thơ ấu”

Có thể viết  “Trò chơi thả diều mang vẻ đẹp truyền thống của dân tộc ta đã, đang và sẽ còn tiếp tục được nhiều người ưa chuộng…” , “Thời niên thiếu với trò thả diều sẽ mãi trở thành kỉ niệm tươi đẹp trong lòng mỗi người…”

Có thể nhắc lại một ý đã đề cập ở mở bài – Thả diều gắn với kỉ niệm thuở thơ ấu của rất nhiều người
Có thể nhắc lại một ý đã đề cập ở mở bài – Thả diều gắn với kỉ niệm thuở thơ ấu của rất nhiều người

4. Lời kết

Bài viết thuyết minh về trò chơi dân gian thả diều rõ ràng không hề đòi hỏi quá nhiều vốn kiến thức như thuyết minh cách trồng lúa hay về các chủ đề danh lam thắng cảnh. 

Chỉ cần người viết bình tĩnh triển khai dàn ý như trên thì chắc chắn khi đặt bút viết văn bạn sẽ bất ngờ vì những ý tưởng ồ ạt nảy ra trong đầu đấy. 

Để có thêm ý tưởng về các trò chơi dân gian khác như trò chơi kéo co hay bịt mắt bắt dê.

Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders

Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders

BingGo Leaders là trung tâm tiếng Anh trẻ em thuộc hệ sinh thái giáo dục HBR Holdings với hơn 15 năm kinh nghiệm (gồm các thương hiệu: Tiếng Anh giao tiếp Langmaster, Hệ thống luyện thi IELTS LangGo, Trường Doanh nhân HBR). BingGo Leaders ra đời đã xây dựng nên môi trường giáo dục tiếng Anh hoàn toàn khác biệt, giúp trẻ phát triển toàn diện 4 kỹ năng, chinh phục điểm cao trên trường.

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

( Số lượng quà tặng có hạn )

Khuyến mãi sắp kết thúc

Đăng ký ngay