Tiếng Anh được xem là môn học mang đến nhiều điều thú vị dành cho các bạn nhỏ. Nhưng bên cạnh đó, cũng còn khá nhiều trẻ sợ học tiếng Anh, thậm chí còn ghét đến mức không muốn nhắc đến môn học này.
Hãy cùng BingGo Leaders tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến thực trạng nguy cấp này. Từ đó, giúp bé khắc phục nỗi sợ của bản thân nhé.

1. Lý do vì sao trẻ sợ học tiếng Anh?
Môn tiếng Anh trong hệ thống giáo dục của Việt Nam những năm trở lại đây đã có sự đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học. Con được học tiếng Anh thông qua nhiều phương pháp hiện đại, kích thích sự tưởng tượng và hình thành phản xạ ngôn ngữ tự nhiên.
Tuy vậy, tiếng Anh vẫn luôn là một nỗi sợ lớn của rất nhiều bé, thậm chí là đối với không ít người lớn hiện nay. Tâm lý e ngại, sợ sai, sợ bị chê cười là cảm giác luôn thường trực trong suy nghĩ của mỗi bé và những người có nỗi sợ học tiếng Anh.
Hệ quả dễ thấy nhất đối với trẻ sợ học tiếng Anh đó là càng học thì càng thấy khó khăn và nản chí hơn. Khả năng tiếp thu kém, các bài kiểm tra cũng khó có thể đạt được điểm cao. Chưa kể tâm lý e ngại sợ bị chê cười còn góp phần hình thành nên cảm giác cô độc, tự ti, lâu dài khiến trẻ tự thu mình lại.

Nếu trẻ đang rơi vào tình trạng này, ba mẹ thử để ý xem con có đang mắc phải 1 trong 3 rào cản lớn dưới đây không.
1.1. Phương pháp dạy học nhàm chán, truyền thống
Tuy rằng tiếng Anh đã có nhiều phương pháp đổi mới trong giảng dạy, nhưng tại các trường môn học các con học một cách rất thụ động, cô giáo đọc và các con nhắc lại hoặc ghi chép. Đôi khi kỹ năng nói của giáo viên không chuẩn dẫn tới các bé thường xuyên bị sai phát âm.

Trong cách kiểm tra kiến thức, các cô sẽ gọi con lên bảng hoặc đọc từ nghĩa tiếng Việt để dịch sang tiếng Anh và ngược lại. Với cách thức kiểm tra máy móc như vậy, các con sẽ dễ dàng học vẹt và học chống đối. Chưa kể việc không được sử dụng thường xuyên khiến khối từ vựng ấy dễ dàng “bốc hơi” nhanh chóng.
1.2. Trẻ sợ học tiếng Anh do phải ghi nhớ nhiều từ mới
Khó khăn tiếp theo chính là việc ghi nhớ từ vựng. Đây là một yếu tố rất quan trọng trong tiếng Anh. Tuy nhiên với số lượng từ vựng khổng lồ và lạ lẫm có thể khiến trẻ khó khăn trong việc ghi nhớ hoặc rất nhanh quên.

Ngoài ra, vấn đề này có thể xảy ra do phương pháp học không phù hợp như ép buộc bé phải học và trả bài một cách máy móc. Đây là nguyên nhân khiến tạo cảm giác sợ hãi và việc học thuộc lòng theo cách này cũng không thể giúp trẻ nhớ lâu được.
1.3. Con bị rầy la, học miễn cưỡng
Biết được tầm quan trọng của tiếng Anh nên hầu hết phụ huynh đều quan tâm cho con học tiếng Anh thêm ở các trung tâm bên ngoài. Tuy vậy, bé không muốn và thường xuyên chống đối bởi bị rầy la về chuyện đi học.

Con đi học một cách miễn cưỡng với tâm lý không thoải mái. Các bé sẽ chọn cho mình một góc riêng trong lớp và ngồi một mình. Trong các hoạt động của lớp, con cũng không tham gia và ấp úng khi được giáo viên hỏi. Đối với các bé lớn hơn, con lại tìm cách làm việc riêng để hết giờ nhanh chóng.
Lâu dần, chính tâm lý miễn cưỡng ấy đã gây ra tình trạng trẻ sợ học tiếng Anh.
Bé không thích việc bố mẹ thường xuyên nhắc nhở và rầy la con chuyện học tiếng Anh. Càng bị nhắc nhở, bé càng có tâm lý đề phòng và bất hợp tác khi học tiếng Anh. Khi bé có thái độ miễn cưỡng, giáo viên cũng sẽ rất khó xử.
1.4. Môi trường học không phù hợp với trình độ
Trong một lớp học, có những bạn học nhỉnh hơn và cũng có những bé học đuối hơn. Nếu các giáo viên chỉ tập trung vào các bạn học tốt hoặc số lượng các bé học tốt tiếng Anh ở trong lớp cao, con sẽ cảm thấy lạc lõng.

Tiến độ bài học, độ khó của bài tập cũng sẽ cao hơn. Nhiều phụ huynh lầm tưởng rằng chỉ cần cho con học cùng các bạn giỏi, con tự khắc sẽ giỏi là quan niệm hoàn toàn sai. Khi trẻ sợ học tiếng Anh hay bị mất căn bản, rất khó để bé theo kịp lớp có trình độ không tương xứng.
1.5. Bé xấu hổ vì sợ sai, sợ mọi người cười chê
Nguyên nhân con quá sợ tiếng Anh có thể đến từ việc sợ sai, sợ mọi người đánh giá rằng bản thân học kém.
Đây là tâm lý thường xuyên gặp phải khi bé học tiếng Anh giao tiếp tại lớp hoặc ở các trung tâm tiếng Anh khác nhau. Điểm lợi ích khi được học đó là bé sẽ có thêm những người bạn cùng trang lứa để có thể cùng nhau cố gắng.
Nếu như bé là người có tính hiếu thắng, muốn bản thân phải là số 1 trong lớp, thì điều này sẽ rất có lợi để bé có thể tự mình bộc lộ được khả năng của bản thân.

Phần lớn các bé thường cố gắng trong những thời gian đầu. Tuy nhiên nếu không có đủ sự hỗ trợ, đồng hành của thầy cô, bố mẹ thì bé dần sẽ chán học và tụt hậu lại so với các bạn cùng lớp. Và hậu quả là khi thấy các bạn giỏi hơn mình, bé sẽ cảm thấy tự ti, ngại nói, ngại giao tiếp.
Sự thiếu tự tin là nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc con quá sợ tiếng Anh của các bé và khiến không thể học tốt được các môn học phổ thông chứ không riêng gì các ngoại ngữ.
Thay vì thoải mái bộc lộ bản thân, bé sẽ giấu dốt để luôn tỏ ra rằng mình là người hiểu biết. Hậu quả có thể thấy dễ dàng đó là việc bé lúc nào cũng sợ sệt, lo lắng liệu các thầy cô có gọi mình lên trả bài hay không.
Chính thứ tâm lý tự ti, sợ sai ấy lâu dần sẽ gây ra hệ quả khiến trẻ sợ học tiếng Anh.
1.6. Bố mẹ thúc ép khiến trẻ sợ học tiếng Anh
Đây thực sự là điều tai hại và tuyệt đối không nên làm bởi nhiều lý do khác nhau. Cụ thể:
- Các bé hiện nay vẫn còn ham chơi. Vì thế không nên ép các bé phải học những gì mà chúng không thích. Điều này chỉ khiến cho các con không chỉ cảm thấy căng thẳng đầu óc mà còn mất đi niềm đam mê, động lực khi học ngoại ngữ.
- Các bé cần thời gian dài để có thể làm quen, thích nghi với một ngôn ngữ mới, một thứ tiếng mới. Và việc ép buộc quá sẽ càng không đem lại hiệu quả cao. Nếu như các bố mẹ lựa chọn một chương trình học quá nhàm chán, khô khan và chỉ nhắm vào kiến thức ngữ pháp. Các bé chắc chắn sẽ có những hành động phản kháng lại việc học tập tiếng Anh.
- Ép trẻ học tiếng Anh một cách quá mức, đặc biệt ở các độ tuổi dưới cấp bậc tiểu học đôi khi còn khiến bé lâm vào tình trạng loạn ngữ, không thể diễn tả được những gì mong muốn của bản thân thậm chí bằng tiếng mẹ đẻ. Việc ép bé học tiếng Anh là vô cùng tai hại đối với trạng thái tâm lý của trẻ ở tương lai.

2. Trẻ sợ học tiếng Anh - 7 lời khuyên giúp ba mẹ gỡ rối
Để khắc phục tình trạng trẻ sợ học tiếng Anh, bố mẹ bắt buộc phải áp dụng những biện pháp sau:
2.1. Tìm kiếm môi trường tiếp thu phù hợp
Đối với trẻ sợ học tiếng Anh, môi trường có thể được coi là một trong những yếu tố tiên quyết cực kỳ quan trọng.
Bố mẹ hãy tìm kiếm những môi trường học tập cởi mở, thân thiện với bé. Cho dù con sợ và có sự e ngại trước tiếng Anh, môi trường tốt sẽ giúp con làm quen với ngôn ngữ một cách tự nhiên, không ép buộc.

Giáo viên cũng là yếu tố quan trọng khi lựa chọn nơi học. Đối với trẻ sợ học tiếng Anh, giáo viên cần là người biết lắng nghe, kiên nhẫn và có tính cách vui vẻ, cởi mở để có thể dễ dàng làm bạn cùng con.
Từ đó, cô giáo dễ dàng hiểu được vấn đề của con và tìm ra biện pháp hiệu quả giúp con cải thiện và yêu thích tiếng Anh hơn.
Ngoài ra, môi trường học cũng cần đáp ứng và tương thích với trình độ của bé. Môi trường học thoải mái nhưng lệch so với trình độ hiện tại của con, bé cũng không thể tiếp nhận kiến thức hiệu quả. Với trẻ sợ học tiếng Anh, những lớp căn bản, lớp vỡ lòng là lựa chọn tốt giúp bé tìm lại gốc tiếng Anh.
2.2. Nghiên cứu kỹ phương pháp học
Phương pháp học là yếu tố quan trọng tiếp theo cần được lưu ý đối với trẻ sợ học tiếng Anh. Lựa chọn phương pháp phù hợp sẽ giúp con gạt bỏ sự tự ti và có cảm hứng hơn với môn học này.
Phương pháp học chủ động, kích thích tư duy cũng sẽ giúp con hình thành khả năng ngôn ngữ như một thói quen. Con tiếp cận với ngôn ngữ một cách thoải mái, không gượng ép và đem lại hiệu quả học tập tốt nhất.
Một số phương pháp nên áp dụng cho trẻ sợ tiếng Anh là: TPR, PBL và ELC.
Bên cạnh đó, mỗi bé khi sinh ra đều có xuất phát điểm không giống nhau. Chính vì vậy, hãy quan sát cách bé học tập, tiếp thu các kiến thức về từ vựng, ngữ âm để có thể tìm ra phương thức dạy học phù hợp.

Nếu quá khó, hãy lựa chọn những trung tâm tiếng Anh cho trẻ mầm non có chất lượng tốt để có thể có thêm sự trợ giúp đến từ các thầy cô có kinh nghiệm.
Tham khảo ngay: BingGo Leaders - Tiếng Anh trẻ em hàng đầu Việt Nam.
2.3. Khuyến khích và không ép buộc trẻ
Để bé có tinh thần thoải mái nhất khi học tiếng Anh, bố mẹ nên động viên và khuyến khích bé. Nếu trẻ sợ học tiếng Anh hay cảm thấy chán nản, hãy cho con nghỉ một thời gian và tìm những trung tâm có phương pháp mới.

Phụ huynh cũng không nên ép trẻ học tiếng Anh để đạt được một số điểm kỳ vọng nào đó mà hãy để con học những thứ mà con thích.
Nếu bé thích truyện tranh, hãy thử khuyến khích con đọc truyện tranh bằng tiếng Anh hoặc đọc song ngữ. Nếu con không thích học viết nhàm chán, hãy để bé được thoải mái nói chuyện tiếng Anh với cô giáo.
Không ép buộc con là câu trả lời cực kỳ hữu ích để giải quyết vấn đề con quá sợ tiếng Anh
2.4. Không lấy ngữ pháp làm trung tâm của việc dạy tiếng Anh
Đây là điểm yếu của các phương pháp dạy học tiếng Anh theo kiểu truyền thống ở các trường phổ thông hiện nay. Việc tập luyện giao tiếp tiếng Anh cần phải được hàng ngày. Với độ tuổi của các bé, bố mẹ không nên tập trung quá nhiều cho việc học ngữ pháp của bé.

Khi còn nhỏ, hãy chú ý nhiều nhất tới việc phát âm thật chuẩn tiếng Anh. Sau khi bé đã nghe, nói tốt, việc học ngữ pháp thông qua sách vở sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Có thể nhiều bố mẹ sẽ lo lắng rằng, ngữ pháp thường khó học và có rất nhiều quy tắc khác nhau nên cần cho bé học sớm.
Thực ra, việc học ngữ pháp tốt nhất chính là để cho các bé học thông qua những tình huống giao tiếp cụ thể. Đừng bắt bé ghi nhớ các quy tắc ngữ pháp khác nhau, hãy dạy bé thông qua các hội thoại giao tiếp để bé có thể thoải mái tinh thần nhất có thể.
2.5. Ôn tập tại nhà thường xuyên
Việc học tập thoải mái chính là phương thức rất hiệu quả để triệt tiêu cơn ác mộng trẻ sợ học tiếng Anh. Và sẽ rất khó để có thể tiếp thu được kiến thức ngoại ngữ tương đối khô khan nếu như trẻ không thích.

Do đó, bố mẹ nên cùng học với trẻ. Việc cùng con luyện tập sẽ khiến bé không còn cảm giác sợ tiếng Anh mà thích học ngoại ngữ mỗi ngày.
Ngoài ra, hãy khuyến khích trẻ học tập và nhắc nhở người thân không phán xét hoặc trêu bé trong suốt quá trình bé luyện tập tiếng Anh nhằm tránh gây ra sự trầm cảm trong tâm lý của các bạn nhỏ.
2.6. Tuyệt đối không so sánh
Tâm lý của rất nhiều bố mẹ thường hay so sánh con em mình với các bạn khác, đặc biệt là khi thấy con nhà hàng xóm có được kết quả tốt trong việc học tập. Đây là một điều vô cùng nguy hiểm ảnh hưởng lớn đến tâm lý và khiến cho bé ngày càng sợ tiếng Anh hơn.

Do đó, bố mẹ cần tuyệt đối không được phép so sánh giữa bé với những người khác mà nên tạo điều kiện tối đa để giúp bé có thể phát triển được khả năng của riêng mình.
2.7. Cho bé tiếp xúc với giọng bản địa từ sớm
Có rất nhiều bé mới chỉ 7 - 8 tuổi nhưng đã rất tự tin trong việc nói tiếng Anh. Điều này là do bé đã được tiếp xúc với giọng bản địa từ rất sớm.

Nếu như bé được tiếp xúc với các chất giọng bản ngữ từ rất sớm sẽ khiến bé nhớ được rất lâu và bắt chước theo giọng bản ngữ của các thầy cô nhanh chóng. Và đây cũng chính là phương pháp sẽ giúp cho bé bớt sợ tiếng Anh hơn.
3. Lời kết
Trẻ sợ học tiếng Anh sẽ không còn là nỗi lo nếu phụ huynh thật sự hiểu rõ vấn đề con đang gặp phải. Hy vọng qua bài viết này, bố mẹ đã tìm ra câu trả lời phù hợp giúp con từ sợ, ghét trở nên có hứng thú và yêu thích môn tiếng Anh hơn.
Phụ huynh cảm thấy bài viết ngày hôm nay có mang đến nhiều thông tin hữu ích không? Hãy để lại cảm nhận cho BingGo Leaders được biết nhé.