Rất nhiều trong chúng ta có thói quen chơi game đặc biệt là trẻ nhỏ. Tuy nhiên không phải cứ chơi nhiều là kết luận trẻ nghiện game. Bài viết sẽ cùng người đọc nghiên cứu chi tiết những nguyên nhân, dấu hiệu cho thấy trẻ đang nghiện game. Đồng thời, cùng chia sẻ các biện pháp điều trị căn bệnh nghiện game ở trẻ.
1. Tổng quan về căn bệnh nghiện game ở trẻ
Chưa chắc chắn trẻ nhà bạn đang bị mắc chứng nghiện game hay không. Vậy nên cùng tìm hiểu thật rõ ràng vấn đề như thế nào thì được coi là nghiện game và những biểu hiện đặc trưng của chúng.
1.1 Nghiện game là gì?
Theo WHO, nghiện game là một trạng thái sức khoẻ tâm thần thuộc nhóm rối loạn. Nghiện game sẽ có những hành vi mang tính nghiện ngập khó kiểm soát. Trẻ được coi là nghiện game nếu trong suốt thời gian dài ít nhất là 12 tháng. Chúng có những dấu hiệu bị mất kiểm soát do chơi game quá nhiều.
Khi ấy, trẻ sẽ ưu tiên việc chơi game lên hàng đầu, dần bị lệ thuộc. Trẻ mắc chứng ảo tưởng và xa rời với gia đình, các mối quan hệ bạn bè, xã hội. Nếu quá trình này diễn ra lâu sẽ ảnh hưởng rất xấu đến tình trạng sức khỏe của trẻ.
1.2 Những biểu hiện của trẻ nghiện game
Thông thường trẻ nghiện game sẽ có những biểu hiện sau đây:
- Thèm chơi game: Đây có lẽ là dấu hiệu rõ ràng nhất của việc trẻ nghiện game. Vì trẻ quan tâm quá mức đến game, chơi không kiểm soát. Chúng chìm đắm trong thế giới ảo mà xa rời tất cả các mối quan hệ bên ngoài cuộc sống.
- Cảm xúc rất bất ổn: Khi đã bị nghiện game, trẻ thường dễ bị tác động bởi những cảm xúc mạnh trong game. Chẳng hạn như sự phấn khích quá mức hay sự thất vọng, bực tức vô cùng tiêu cực. Và cảm giác này thường tồn tại gây ảnh hưởng đến trẻ trong thời gian dài.
- Lãng phí tiền bạc cho việc chơi game: Đã có nhiều vụ việc đáng tiếc xảy ra với những đứa trẻ nghiện game và không có tiền chơi game.
Vì để có tiền chơi game, mua các thiết bị thoả mãn cho “cơn nghiện” của mình mà nhiều đứa trẻ đã bất chấp mọi thủ đoạn. Đây là một trong những biểu hiện vô cùng nguy hiểm, đáng lo ngại khi trẻ nghiện chơi game.
- Khí sắc kém, như người trầm cảm: Nét mặt vô cùng đơn điệu, đờ đẫn và buồn bã.
- Không còn hứng thú với những sở thích cá nhân: nếu trước kia trẻ có những sở thích như nhảy múa, hội hoạ, thể thao,...thì nay tất cả thời gian trẻ đã dành hết cho việc chơi game và bỏ qua tất cả những thứ còn lại.
- Có cảm giác chán ăn và ăn rất ít: Vì tư tưởng luôn ở lại với thế giới ảo của game nên trẻ có thể quên ăn, bỏ bữa, ăn mất cảm giác. Đó là lý do vì sao những người nghiện game cơ thể thường gầy gò, phờ phạc và kém sức sống.
- Mất ngủ: Thường xuyên mất ngủ do chơi game quá nhiều gây rối loạn đồng hồ sinh học.
- Rối loạn tâm thần vận động: Các hoạt động thường ngày của trẻ trở nên chậm chạp, lờ đờ, kiệt quệ và rất khó tập trung.
2. Nguyên nhân khiến trẻ nghiện game
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sa vào con đường nghiện game. Tuy nhiên nếu xét trong thời đại xã hội ngày nay, ta có thể kể đến một vài nguyên nhân chủ yếu như sau.
2.1 Ảo tưởng về sự thành công và giàu có của các streamer
Không thể phủ nhận rằng các streamer nổi tiếng ngày nay có ảnh hưởng rất lớn đến lớp trẻ. Đặc biệt là lứa tuổi còn non dại, thiếu cái nhìn về cuộc sống.
Bởi vậy mà rất nhiều trẻ lầm tưởng rằng chỉ cần ngồi trước máy tính, chơi game giỏi là có thể kiếm tiền và nổi tiếng. Suy nghĩ đó đã gián tiếp phát triển niềm “đam mê” với game của trẻ dần trở nên mất định hướng, quá đà và cuối cùng là nghiện ngập.
Chúng dường như không nhận thức được điều đó là nguy hiểm. Trẻ vẫn chỉ nghĩ rằng bản thân đang bỏ thời gian để phát triển niềm đam mê và xây dựng tương lai sau này.
2.2 Do nổi loạn tuổi dậy thì
Khi bắt đầu bước sang tuổi dậy thì, trẻ sẽ rất tò mò với thế giới và thích cảm giác được gọi là “thử”. Đây là giai đoạn trẻ dễ bị dụ dỗ và lôi kéo nhất vào các tệ nạn nguy hiểm và nghiện game cũng là một trong số đó.
Không chỉ vậy, nhiều phụ huynh khi có con bước sang độ tuổi này sẽ có những lời nói gay gắt ám chỉ việc cấm đoán chơi game. Tuy nhiên, với tâm lý càng cấm càng làm, những đứa trẻ bướng bỉnh sẽ tham gia chơi game như một sự chống đối với bố mẹ của chúng.
Ngoài ra, một gia đình không hạnh phúc cũng khiến trẻ dễ dàng nghiện game hơn. Nguyên nhân là bởi khi không tìm thấy sự bình yên, vui vẻ bên bố mẹ. Trẻ sẽ tìm đến các biện pháp khác để giải toả tâm trạng như chơi game chẳng hạn.
3. Các biện pháp giúp trẻ hết nghiện game
Nghiện game là một trạng thái tâm thần thực sự rất nguy hiểm cần phải tránh xa. Nhưng nếu trẻ đã lỡ mắc thì có những biện pháp nào giúp trẻ thoát khỏi tệ nạn ấy? Cha mẹ có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây.
3.1 Các liệu pháp tâm lý xã hội
Các liệu pháp tâm lý xã hội có thể áp dụng cho trẻ nghiện game bao gồm:
- Từ bỏ internet: Cần cho trẻ tránh xa internet vì các nội dung trên đó vô cùng hấp dẫn và thay đổi từng ngày khiến trẻ rất khó từ bỏ thói quen.
- Tăng cường các hoạt động vui chơi, thể chất xã hội: Đây là một phương pháp hiệu quả giúp trẻ quên đi cái “nghiện” của mình. Trẻ sẽ giảm bớt sự thèm muốn, va vấp và tiếp xúc thực tế, giao tiếp với mọi người nhiều hơn là chìm đắm trong thế giới ảo của game.
3.2 Các liệu pháp vật lý
Để trẻ có thể hết nghiện game hoàn toàn, cần phải áp dụng các điều sau:
- Loại bỏ hoàn toàn việc chơi game mỗi ngày.
- Tập thể dục thể thao mang tính cộng đồng, đồng đội như đá bóng, đạp xe, bóng chuyền,...
Vì đây là một quá trình vô cùng khó khăn với trẻ nghiện game nên cha mẹ cần liên tục ở bên cạnh con. Bố mẹ hãy giúp con duy trì các biện pháp chữa trị trong vòng ít nhất là 5 năm liên tục. Nếu trẻ nghiện trở lại, có thể áp dụng thuốc kết hợp các biện pháp tâm lý để điều trị dứt điểm.
Ngoài các hoạt động thế thao, phụ huynh còn có thể đưa những trò chơi dân gian như rồng rắn lên mây, chi chi chành chành hay mèo đuổi chuột vào để hạn chế thời gian sử dụng các thiết bị điện tử của trẻ.
4. Lời kết
Có thể nói, trẻ nghiện game là một trong những tệ nạn xã hội đáng báo động ngày nay và không có đấu hiệu suy giảm. Cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến con mình nhiều hơn tránh để con sa vào những điều không tốt đẹp ấy.