Theo các nhà nghiên cứu, 6 năm đầu đời là giai đoạn vàng cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Nếu biết áp dụng đúng phương pháp và tạo môi trường học tập sẽ giúp bé phát triển một cách toàn diện về tư duy và hành động.
Dưới đây là những nguyên tắc trong việc dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non mà các bậc phụ huynh cần biết.
1. Trẻ mầm non - Giai đoạn “vàng” của sự phát triển ngôn ngữ
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng độ tuổi mầm non (3-5 tuổi) chính là giai đoạn vàng của sự phát triển ngôn ngữ. Nhiều chuyên gia ngôn ngữ còn khẳng định nếu như đợi 7 tuổi mới cho bé học tiếng Anh đã là quá trễ.

Nên dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non càng sớm bởi đây là giai đoạn lý tưởng nhất. Bé sẽ tiếp thu một cách nhanh chóng, khả năng ghi nhớ và tư duy ngôn ngữ cũng có sự khác biệt hơn.
Các bậc phụ huynh nên xây dựng nền tảng tiếng Anh cho bé ngay từ đầu để tạo nền móng vững chắc cho quá trình học tập sau này của bé. Bên cạnh đó, việc này sẽ giúp bé tự tin hơn, hoạt ngôn hơn cũng như khẳng định được tính cách cá nhân của mình so với bạn bè.
2. Top 5 nguyên tắc dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non
Trên thực tế, việc học tập bất kỳ một ngôn ngữ nào, không riêng gì tiếng Anh cũng cần dựa vào những quy tắc nhất định. Dưới đây là 6 nguyên tắc vàng trong việc dạy tiếng anh cho trẻ mầm non mà các bậc phụ huynh cần biết:
2.1 Học mà chơi, chơi mà học
Đừng cố dạy trẻ học tiếng Anh theo một giáo trình hay một khuôn khổ nào đó. Hãy tạo ra một sân chơi tiếng Anh đa dạng và luôn nêu cao tinh thần học mà chơi, chơi mà học, như vậy sẽ tạo ra sự hứng thú và bé có thể dễ dàng tiếp thu kiến thức.
2.2 Dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non qua video, hình ảnh
Thay vì việc chỉ tập trung dạy lý thuyết khô khan, trừu tượng, thì việc lồng ghép hình ảnh, video hay các trò chơi, các hoạt động hằng ngày sẽ giúp bé tiếp thu tiếng Anh một cách tốt nhất. Trẻ có thể nghe, nhìn sau đó bắt chước theo, qua đó, khả năng ngôn ngữ cũng sẽ cải thiện đáng kể.

2.3 Phân biệt rõ ràng việc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp
Mặc dù đây là giai đoạn trẻ nhận thức và tiếp thu ngôn ngữ rất tốt. Tuy nhiên, nếu như không có phương pháp dạy phù hợp trẻ sẽ rất dễ bị rối loạn ngôn ngữ, ảnh hưởng đến việc giao tiếp hằng ngày.
Vì vậy, phụ huynh hãy giúp trẻ phân biệt rõ ràng tiếng Anh và tiếng Việt, trường hợp nào nên sử dụng ngôn ngữ nào để không xảy ra tình trạng bé nói một câu nửa tiếng Việt nửa tiếng Anh.
2.4 Thường xuyên động viên, khuyến khích con học tiếng Anh
Dù là người lớn hay trẻ con thì cũng đều thích những lời khen, lời động viên từ người khác. Vì vậy, hãy thường xuyên động viên và khích lệ tinh thần bằng những lời khen để con có động lực cố gắng học tốt hơn.

Nên lưu ý không lạm dụng lời khen quá nhiều. Bởi nếu vậy, trẻ sẽ thường có tâm lý tự cao, không chấp nhận những ý kiến góp ý từ mọi người.
2.5 Kiên trì dạy ngoại ngữ cho bé
Trẻ mầm non vẫn thường có tâm lý ham chơi, không có tính kiên trì và rất dễ bỏ cuộc. Học tập là một quá trình dài, vì thế nên các bậc phụ huynh cũng như thầy cô giáo hãy thật sự kiên trì để đồng hành cùng các bé.
3. Một số lưu ý trong quá trình dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non
Bên cạnh nắm vững những nguyên tắc dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non thì sau đây là một số lưu ý mà phụ huynh cũng cần nắm rõ để việc dạy và học cho con trở nên hiệu quả hơn:
3.1 Dạy tiếng anh cho trẻ mầm non cần đi theo trình tự nhất định
Cũng giống như tiếng mẹ đẻ, trình tự hợp lý nhất để dạy con tiếng Anh là nghe - nói - đọc và viết. Khi nghe thấy mọi người nói, trẻ sẽ bắt chước theo (nói) sau đó mới bắt đầu đến tập đọc chính xác và cuối cùng là học viết.
Việc dạy theo một trình tự như vậy sẽ giúp bé tiếp thu ngoại ngữ một cách dễ dàng hơn, nhanh nhạy hơn. Đương nhiên chúng ta khó lòng xây dựng ra được cho bé một lộ trình học bài bản. Khi đó, những khóa học tiếng Anh cho trẻ mầm non có thế được xem như phương pháp hữu hiệu hàng đầu.
3.2 Tạo ra môi trường học tiếng Anh tự nhiên nhất cho trẻ
Điều quan trọng cần lưu ý khi dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non là phải tạo được môi trường nói tiếng Anh thật tự nhiên để trẻ được giao tiếp càng nhiều càng tốt.

Nên ưu tiên nói tiếng Anh 100% trong giờ học, không chê cười khi bé phát âm sai mà thay vào đó là nhận xét và sửa trực tiếp cho bé dễ hiểu, có như vậy khả năng ngoại ngữ của trẻ mới phát triển nhanh chóng.
3.3 Kiểm tra và điều chỉnh phương pháp học phù hợp
Mỗi bé có một khả năng học tập khác nhau. Thay vì bắt tất cả mọi đứa trẻ đều phải học cùng một phương pháp như nhau, phụ huynh có thể xem khả năng nắm bắt của con để có hình thức điều chỉnh phù hợp.
Ngoài ra, thường xuyên kiểm tra bài tập, đồng hành cùng con trong những tiết học ở nhà cũng là một trong những cách dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non hiệu quả.
3.4 Không đặt nặng vấn đề ngữ pháp
Hãy kết hợp giữa học và chơi để trẻ cảm thấy thoải mái nhất và đừng quá đặt nặng vào ngữ pháp. Thay vào đó, hãy tập trung nhiều hơn vào việc cải thiện khả năng nghe và giao tiếp hằng ngày.
3.5 Hạn chế hình thức thi đua có thưởng trong lớp
Nhiều giáo viên và phụ huynh thường đưa ra hình thức thưởng cho những bạn đạt điểm cao và dùng hình phạt đối với những trẻ tiếp thu chậm. Đây là những việc làm vô tình khiến trẻ cảm thấy việc học trở nên nặng nề, áp lực và dễ bỏ cuộc.
4. Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của BingGo Leaders về nguyên tắc cũng như một số lưu ý trong quá trình dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non.
Thông qua bài viết này, hy vọng các bậc phụ huynh sẽ có những cái nhìn khách quan về việc dạy ngoại ngữ cho trẻ. Để từ đó, các con có thể tiếp thu tiếng Anh như một niềm đa mê chứ không phải vì bất kỳ một sự bắt buộc nào.