Trong thời đại toàn cầu hóa, việc nắm vững tiếng Anh đã trở nên quan trọng đối với mọi độ tuổi, và đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tới ba mẹ những mẫu câu giao tiếp cơ bản và những phương pháp độc đáo, giúp phát triển kỹ năng tiếng Anh giao tiếp cho bé một cách tự tin và hiệu quả.
1. Thời điểm phù hợp để dạy tiếng Anh giao tiếp cho bé
Xác định độ tuổi thích hợp để bé học giao tiếp bằng tiếng Anh
Đối với nhiều phụ huynh, việc cho bé học ngoại ngữ mà cụ thể là tiếng Anh khi đã lớn dường như quá lãng phí. Liệu đây có phải là một quan niệm chuẩn xác?
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, trẻ em khi sinh ra được 3 ngày đã có thể phân biệt được các âm thanh trong môi trường xung quanh. Đến tháng thứ 6, bé đã có thể phân biệt sự khác nhau giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ thông qua lời nói của ba mẹ.
Chính vì vậy, giai đoạn trước 7 tuổi chính là “thời kỳ vàng” để trẻ bắt đầu học tiếng Anh giao tiếp. Đây là lúc não bộ của bé phát triển mạnh mẽ, và như một tờ giấy trắng, trẻ sẽ hấp thụ ngôn ngữ một cách nhanh chóng. Việc tiếp xúc với tiếng Anh và các ngoại ngữ khác từ sớm sẽ giúp trẻ phát triển tối đa khả năng ngôn ngữ của mình.
2. Mẫu câu đơn giản giúp cha mẹ dạy tiếng Anh giao tiếp cho bé
Dưới đây là một số mẫu câu đơn giản mà cha mẹ có thể sử dụng để dạy tiếng Anh giao tiếp cho bé:
2.1 Một số câu khen ngợi dùng khi giao tiếp với trẻ nhỏ
Mẫu câu |
Nghĩa tiếng Việt |
Good job! |
Làm tốt lắm! |
Oh wow, that turned out really well |
Oh wow, điều đó thực sự tốt |
I’m proud of you! |
Ba (mẹ) tự hào về con! |
Well done lad! |
Làm tốt lắm con trai! |
Wow! That is a huge leap forward. |
Ồ! Con tiến bộ rất nhiều rồi đấy! |
You’re so clever! |
Con thật thông minh! |
I know you can do it |
Ba (mẹ) biết con làm được điều đó |
That was a great try! |
Con đã cố gắng rất tốt |
2.2 Mẫu câu dùng khi bé làm sai điều gì đó
Một số mẫu câu giao tiếp dùng khi con mắc lỗi
Để la mắng hoặc nhắc nhở bé một cách nhẹ nhàng, gia đình có thể sử dụng những mẫu câu sau đây:
Mẫu câu |
Nghĩa tiếng Việt |
Be nice to ____( relatives)! |
Hãy đối xử tốt với ____ (người thân)! |
Don't interrupt! |
Con không được ngắt lời cha mẹ! |
Why are you so stubborn? |
Tạo sao con lại cố chấp như vậy? |
How dare you speak to me in that tone? |
Làm sao con dám nói chuyện với ta bằng giọng điệu đó ? |
Please don’t do that. |
Làm ơn đừng làm thế |
That’s not nice. |
Điều đó không tốt đâu. |
Listen to me when I’m talking. |
Hãy lắng nghe khi ba (mẹ) nói chuyện! |
We don’t behave like that. |
Chúng ta không cư xử như vậy. |
I expect better from you. |
Ba (mẹ) mong đợi nhiều hơn từ con. |
2.3 Mẫu câu tiếng Anh giao tiếp khi hướng dẫn bé
Mẫu câu |
Nghĩa tiếng Việt |
Let’s try this together. |
Chúng ta hãy thử làm điều này cùng nhau. |
Hurry up! |
Nhanh lên! |
Don’t touch that! |
Đừng chạm vào nó! |
Quickly get ready! |
Chuẩn bị nhanh lên nào! |
Walk slowly! |
Đi chậm thôi! |
You can do it, I believe in you. |
Con có thể làm được, ba (mẹ) tin ở con. |
Look, I’ll show you how. |
Nhìn này! Ba mẹ sẽ chỉ con cách làm. |
Xem thêm: NẮM CHẮC BỘ TỪ VỰNG 12 MÀU SẮC BẰNG TIẾNG ANH SIÊU DỄ
2.4 Dạy bé tiếng Anh giao tiếp khi đi ngủ
Mẫu câu |
Nghĩa tiếng Việt |
Go brush your teeth!. |
Con hãy đi đánh răng đi. |
Let me tuck you in! |
Để ta cho con đi ngủ nào! |
It’s bedtime now. |
Đã đến giờ đi ngủ rồi. |
Let’s get ready for sleep. |
Chúng ta hãy chuẩn bị ngủ nào. |
Sleep in! |
Hãy cứ ngủ nướng/dậy muộn nhé! |
Did you go to the bathroom, honey? |
Đã đi vệ sinh chưa, con yêu? |
How do you feel today? |
Hôm nay con cảm thấy thế nào? |
Do you want to hear a bedtime story? |
Con có muốn nghe một câu chuyện trước khi ngủ không? |
Sleep well! |
Ngủ ngon! |
2.5 Cách giao tiếp bằng tiếng Anh khi quan tâm, hỏi han con
Hỏi han tình hình của con bằng các mẫu câu tiếng Anh giao tiếp
Mẫu câu |
Nghĩa tiếng Việt |
How was your day? |
Ngày của con thế nào? |
Do you have a fever? |
Con có bị sốt không? |
Where did you get hurt? |
Con bị thương ở đâu? |
Are you feeling unwell? |
Con cảm thấy không khỏe hả? |
Where is it hurting? |
Con đau ở đâu vậy? |
Did something happen? |
Có điều gì đó đã xảy ra đúng không? |
Are you feeling alright? |
Con có cảm thấy ổn không? |
Is there anything you want to talk about? |
Con có điều gì muốn nói không? |
2.6 Mẫu câu tiếng Anh sử dụng khi chơi cùng trẻ
Mẫu câu |
Nghĩa tiếng Việt |
Come on baby, let's rearrange things together! |
Nào con yêu, chúng ta cùng nhau sắp xếp lại đồ nhé! |
What do you want to play today? |
Hôm nay con muốn chơi trò gì? |
C’mon, you can do it! |
Thôi nào, con có thể làm được! |
That’s my ____( boy/girl)! |
Đó là ____ (con trai / con gái) của tôi! |
Let’s have a piggyback ride! |
Hãy cõng nhau đi! |
You beat me again! |
Con lại thắng ta rồi! |
Can I play with you? |
Ta có thể chơi cùng con không? |
2.7 Mẫu câu dùng khi bé học bài
Ba mẹ tham khảo cách động viên khích lệ bé học bài bằng tiếng Anh
Khi bé đang học bài, cha mẹ có thể sử dụng những mẫu câu sau để hỗ trợ và khích lệ bé:
Mẫu câu |
Nghĩa tiếng Việt |
Honey, have you done your homework yet? |
Con yêu, đã làm hết bài tập về nhà chưa? |
What subject do you like to study the most today? |
Hôm nay con thích học nhất là môn nào? |
How is your school? |
Trường học của con thế nào? |
Did you have fun? |
Con có vui không? |
Do you understand this part? |
Con hiểu phần này không? |
Can you spell this for me? |
Con có thể đánh vần từ này cho ba (mẹ) không? |
What does this word mean? |
Từ này có nghĩa là gì? |
What did you learn today? |
Hôm nay con đã học được gì? |
Can you share some with your brother? |
Con có thể chia sẻ một chút với em trai của con không? |
2.8 Thực hành tiếng Anh giao tiếp với bé khi nấu ăn
Mẫu câu |
Nghĩa tiếng Việt |
Honey, let's have a few more bites! |
Con yêu, hãy ăn thêm một vài miếng nữa nhé! |
Empty your plate! |
Ăn hết đồ ăn trên đĩa của con đi nhé! |
Clean your plate! |
Lau sạch đĩa của con nhé ! |
Don’t play with your food! |
Đừng nghịch đồ ăn của con nữa! |
Would you like something more to drink? |
Con có muốn uống thêm chút gì không? |
Don’t eat too fast |
Con đừng ăn nhanh quá. |
2.9 Mẫu câu yêu cầu bé tham gia làm việc nhà bằng tiếng Anh
Mẫu câu |
Nghĩa tiếng Việt |
Take out the trash! |
Con hãy đổ rác! |
Help me with laundry! |
Giúp cha/mẹ giặt giũ! |
Can you please help me do the dishes? |
Con có thể giúp cha/mẹ làm các món ăn được không?! |
Organize your room! |
Sắp xếp phòng của con! |
Clean it up! |
Hãy làm sạch nó! |
Did you lock the door? |
Con đã khóa cửa chưa? |
Walk the dog! |
Dắt chó đi dạo đi! |
Xem thêm: CÁCH VIẾT THƯ GỬI BẠN BẰNG TIẾNG ANH VÀ 8 BÀI VĂN MẪU CỰC HAY
3. Bí quyết dạy tiếng Anh giao tiếp cho bé hiệu quả
Mách ba mẹ phương pháp dạy tiếng Anh giao tiếp cho bé cực kỳ hữu ích
Đầu tư vào giáo dục ngoại ngữ là quyết định sáng suốt của nhiều gia đình, đặc biệt là khi chọn cho con những trung tâm uy tín. Mặt khác, việc áp dụng các phương pháp học tập tại nhà cũng không kém phần quan trọng, giúp cải thiện tiếng Anh giao tiếp cho bé mà không gây nhàm chán hay áp lực. Dưới đây là một số gợi ý của tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders dành cho ba mẹ:
3.1 Học theo nhiều hình thức khác nhau
Tâm lý chung của trẻ em đó là vẫn còn ham chơi và dễ bị phân tán bởi các hoạt động xung quanh. Chắc chắn rằng, con không hề thích bị bắt ép học tiếng Anh và nhồi vào đầu những kiến thức ngữ pháp khô khan đâu.
Do đó, ba mẹ nên để bé tự tiếp xúc với ngoại ngữ theo nhiều hình thức khác nhau như: truyện ngắn, hoạt hình, các bài hát bằng tiếng Anh…. Những hình thức truyền tại ngôn ngữ sống động, hấp dẫn sẽ khiến bé có thể tiếp thu kiến thức tốt hơn rất nhiều so với cách học truyền thống trên trường lớp.
3.2 Dạy bé phát âm chuẩn xác ngay từ đầu
Khi bắt đầu dạy tiếng Anh giao tiếp cho bé, những kiến thức này sẽ lưu lại rất lâu vào não bộ và ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng của bé tiếp thu về sau này. Do đó, ba mẹ cần đảm bảo phát âm chính xác hay cho con tiếp cận với giọng bản ngữ ngay từ đầu để quá trình học tập thật sự hiệu quả.
3.3 Lên kế hoạch học tập rõ ràng cụ thể
Chọn thời gian trong ngày mà bé tỉnh táo và năng động nhất, không phải khi trẻ buồn ngủ hoặc đói. Trong khoảng thời gian đó, gia đình cần đồng hành cùng con để ôn luyện kiến thức thông qua các cuộc hội thoại tiếng Anh hay kiểm tra lại kiến thức cần nhớ. Khoảng thời gian học tiếng Anh giao tiếp có thể giao động từ 10 đến 15 phút mỗi buổi.
Bên cạnh đó, gia đình cũng có thể linh hoạt nội dung học và thời gian tùy vào tâm trạng của bé bởi đôi khi điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hào hứng cũng như tiếp thu của con.
Xem thêm: LÀM SAO ĐỂ GIÚP CON TỰ HỌC TIẾNG ANH TẠI NHÀ HIỆU QUẢ NHẤT?
3.4 Ưu tiên các chủ đề tiếng Anh mà bé yêu thích và quan tâm
Để trẻ có tăng sự yêu thích của trẻ với việc nói tiếng Anh, các bậc phụ huynh cũng có thể áp dụng dạy thông qua các chủ đề mà bé quan tâm và yêu thích.
Ví dụ nếu con yêu thích voi, phụ huynh hãy kể câu chuyện “Bác Voi tốt bụng” cho bé nghe trước khi đi ngủ hoặc cùng với bé xem 10-15 phút bộ phim hoạt hình bằng tiếng Anh mỗi ngày.
3.5 Sử dụng cử chỉ hoặc các đạo cụ khi dạy bé học
Việc thể hiện hành động hoặc sử dụng các đạo cụ cho bé nhìn thấy cũng là một mẹo gây sự chú ý khi ba mẹ dạy bé học bài.
Đạo cụ giúp bé chú ý hơn trong quá trình học
Đạo cụ là những dụng cụ biểu diễn có thể đó là đồ thật hoặc được làm giả. Nếu cha mẹ nói từ “thìa” trong khi đưa cho bé một chiếc thìa từ nhà bếp, bé sẽ hình thành mối liên hệ ngay lập tức giữa từ và đồ vật đó.
Hành động là các cử chỉ (tạm biệt, gật đầu,..) và các biểu hiện trên khuôn mặt ( khóc, cười,..) khi sử dụng ngoại ngữ sẽ khiến trẻ bị thu hút và mang tính giải trí vui nhộn trong cuộc trò chuyện.
Nếu cha mẹ vẫy tay và hôn khi nói “tạm biệt” bằng tiếng Anh, cha mẹ đã thành công thu hút được sự chú ý của bé và làm cho các từ vựng trở nên dễ nhớ hơn.
3.6 Không quá đặt nặng về ngữ pháp
Nếu phụ huynh nghe thấy con mình sử dụng ngữ pháp không chính xác thi xin đừng lo lắng và sốt ruột. Cố gắng nghe hết câu để xem con thể hiện hết năng lực của bản thân,sau đó khéo léo nhẹ nhàng sửa lỗi cho bé.
Ngoài ra, ba mẹ không nên quá tập trung vào việc chỉ ra những sai lầm của bé bởi sửa lỗi quá nhiều có thể làm trẻ mất hứng thú, tự ti khi giao tiếp tiếng Anh. Cả nhà phải cố gắng kiên trì với bé ngay cả khi bé đã quên hết. Trẻ em thường học thông qua sự lặp lại nên nếu tiếp xúc lặp lại một từ hoặc cấu trúc ngữ pháp đủ nhiều, con sẽ tự nhiên sẽ ghi nhớ.
3.7 Thực hành đều đặn mỗi ngày
Ba mẹ muốn cải thiện ngoại ngữ cho con cũng như khả năng ghi nhớ từ vựng thì hãy đưa tiếng Anh vào cuộc sống hàng ngày gia đình nhé!
Ví dụ, khi cả nhà đang nấu ăn trong bếp, hoàn toàn có thể thu hút sự chú ý của con bằng việc sử dụng tiếng Anh để gọi tên những dụng cụ trong bếp.
Chúng ta có thể sử dụng những hành động như giơ đồ vật này lên và gọi tên điều đó sẽ gây sự chú ý đến bé. “Look, the bowl is on the table! It is white”. Câu này giúp bé hỏi/trả lời các câu đơn giản như: "What is a bowl?". Đó chính là cơ hội tốt để bé học thêm về các từ vựng mới.
Ngoài đồ dùng trong bếp, cả nhà hoàn toàn có thể linh hoạt áp dụng vào các chủ đề khác như côn trùng, xe cộ, đồ ăn,... Với phương pháp dạy bé học này, chắc chắn bé sẽ thực hành tiếng Anh và học vô số từ mới một cách thoải mái, vui vẻ.
3.8 Bổ sung vốn từ vựng cho con
Một kho từ vựng đa dạng là nền tảng quan trọng giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp hiệu quả. Ba mẹ có thể sử dụng thẻ từ vựng Flashcard hay tìm kiếm các ứng dụng học tiếng Anh thú vị để mở rộng vốn từ cho con. Đồng thời, việc dành thời gian cùng con luyện tập và áp dụng từ vựng trong giao tiếp hàng ngày sẽ củng cố kiến thức ở bé.
Xem thêm: TRẺ SỢ HỌC TIẾNG ANH - NGUYÊN NHÂN VÀ 7 LỜI KHUYÊN DÀNH CHO BA MẸ
4. Lời kết
Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders hy vọng bài viết này có thể giúp ích các bậc cha mẹ trong việc nâng cao kiến thức cũng như trình độ ngoại ngữ của trẻ. Gia đình đừng quên dành nhiều thời gian để đồng hành và hỗ trợ nâng cao khả năng tiếng Anh giao tiếp cho bé nhé!