Rèn luyện khả năng tập trung ngay từ nhỏ là cách giúp bé tiếp thu và yêu thích việc học tập sau này. Kém tập trung có thể do nhiều nguyên nhân và sự can thiệp sớm của cha mẹ sẽ giúp khả năng tập trung của bé được cải thiện. Cùng BingGo Leaders tìm hiểu những cách thức giúp bé tập trung nhé.
Những nguyên nhân dẫn đến trẻ kém tập trung

Xung quanh trẻ có rất nhiều những yếu tố dẫn tới tình trạng kém tập trung. Một số yếu tố có thể nhắc tới được chia thành 2 nhóm nguyên nhân sau: nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
Nguyên nhân khách quan
- Hàng ngày, cuộc sống của bé có nhiều thứ khiến con bị phân tâm. Những thứ này con cảm thấy thú vị hơn là việc ngồi học. Đó là: Đồ chơi, trò chơi điện tử, tivi, bạn bè, tiếng ồn, ánh sáng,...
- Không gian không khép kín cũng sẽ khiến bé khó có thể tập trung. Trong một khoảng không gian nhỏ hẹp, bố mẹ vừa tiếp khách, bé ngồi học cũng sẽ không lý tưởng để con tập trung.
Nguyên nhân chủ quan
- Dinh dưỡng không đầy đủ cũng là nguyên nhân khiến bé mất khả năng tập trung. Một số dưỡng chất trong thực đơn dinh dưỡng có tác dụng giúp bé tăng cường trí tuệ, khả năng tiếp thu nhanh.
- Trẻ bị chứng thiếu ngủ: Ngủ đủ giấc giúp trẻ phát triển tốt về trí não và thể chất. Trẻ em có nhu cầu ngủ nhiều lên tới gần 12h/ngày. Khi trẻ bị thiếu ngủ, con sẽ khó có thể tập trung và thường xuyên ở trong tình trạng ngủ gà ngủ gật.
- Trẻ bị mắng thường xuyên: Việc thường xuyên bị la mắng hoặc chứng kiến việc người lớn tranh luận sẽ khiến bé bị ảnh hưởng tâm lý. Khi đó, con sẽ thu mình lại và có nhiều suy tư trong đầu mà không nói ra.
Bé sẽ tập trung vào những suy nghĩ của riêng mình mà không để tâm tới những việc xung quanh đang xảy ra.
Ngoài những nguyên nhân trên, một nguyên nhân cũng vô cùng quan trọng đó là trẻ mắc hội chứng tăng động giảm tập trung. Con sẽ không chịu ngồi im, luôn luôn di chuyển và khó khăn trong việc giữ im lặng.
Việc tập trung sẽ trở nên bất khả thi với trẻ khi con bắt đầu đi học. Con sẽ thường xuyên ra khỏi chỗ ngồi của mình, liên tục vận động trong những trường học không cần thiết. Việc học của con sẽ bị ảnh hưởng lớn.
Rèn luyện kỹ năng tập trung cho bé
Để rèn luyện và cải thiện khả năng tập trung của từng bé, phụ huynh hãy tìm hiểu về các nguyên nhân trên để phỏng đoán vì sao bé giảm tập trung. Sau khi quan sát và tìm ra nguyên nhân, phụ huynh hãy giúp con giải quyết những nguyên nhân đó.
Cải thiện không gian và môi trường xung quanh

Phụ huynh hãy loại bỏ các yếu tố gây phân tán và mất tập trung xung quanh con. Cách tốt nhất đó là hãy sắp xếp cho con một phòng riêng để con tập trung cho việc học.
Trong phòng của con, bố mẹ hạn chế lắp đặt các thiết bị điện tử, đồ chơi cũng được xếp gọn gàng và ở vị trí bé không nhìn thấy. Các yếu tố như tiếng ồn, ánh sáng cũng nên được xem xét để còn chỉ tập trung học.
Trong thời gian đầu, bố mẹ hãy cố gắng ngồi cùng để kèm con học. Khi có bố mẹ ngồi bên cạnh, bé sẽ chủ động hơn và bố mẹ dễ dàng kiểm soát được việc học của con. Chủ đến khi nào con tự giác, bố mẹ mới dần dần để con ngồi học một mình.
Thi thoảng, bố mẹ vẫn nên vào phòng học để quan sát con và để con hiểu rằng bố mẹ vẫn quan tâm đến việc học hàng ngày của con dù không thường xuyên ngồi cùng như trước nữa.
Cải thiện chế độ dinh dưỡng

Trong thành phần dinh dưỡng các bữa ăn hàng ngày, bố mẹ nên bổ sung cho con các dưỡng chất tốt cho trí não như Omega, DHA, các loại Vitamin,... Các dưỡng chất này có trong hầu hết các thực phẩm hàng ngày như cá hồi, thịt bò, dầu thực vật,...
Hạn chế cho bé ăn các loại thức ăn nhanh bởi chất béo trong các loại thực phẩm này không tốt cho sự phát triển thể chất và trí não của con. Con sẽ dễ bị béo phì, thừa cân, trí tuệ kém phát triển hơn.
Tương tự đồ ăn nhanh, các loại thực phẩm chứa nhiều đồ ngọt cũng không phải là thực phẩm lành mạnh đối với trẻ em. Đồ ngọt khiến con dễ sản sinh ra tâm trạng tiêu cực.
Rèn luyện qua những trò chơi
Thay vì chỉ nói rằng con cần tập trung để học tập, bố mẹ hãy lồng ghép việc rèn luyện sự tập trung cho con bằng những trò chơi. Trò chơi tách hạt đậu là trò chơi phổ biến để rèn luyện khả năng tập trung của bé.
Với ít nhất 3 loại hạt khác nhau được hoà lẫn chung, bố mẹ hãy nhờ con phân loại từng hạt đậu vào đúng nhóm. Trò chơi này vừa giúp bé tập trung, vừa giúp con rèn luyện sự kiên nhẫn và cách phân biệt sự khác nhau giữa các vật thể.
Cho con tới gặp bác sĩ

Nếu phụ huynh cảm thấy con có vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần, hãy cho con tới gặp bác sĩ ngay. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra biện pháp can thiệp sớm ngay khi con có các biểu hiện nghi ngờ.
Để đảm bảo sức khoẻ tốt nhất cho bé, bố mẹ nên cho con đi khám định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần để theo dõi tình trạng sức khoẻ của bé. Sức khỏe thể chất là nền móng để phát triển về tinh thần và trí tuệ của trẻ.
LỜI KẾT
Ngày càng có nhiều trẻ gặp tình trạng kém tập trung trong cuộc sống hiện đại. Phát hiện và có biện pháp can thiệp sớm là cách tốt nhất để giúp con rèn luyện sự tập trung. Bố mẹ hàng ngày hãy quan tâm và chú ý tới con nhiều hơn nhé.