Rất nhiều phụ huynh gặp vấn đề khi dạy con học, một trong số các vấn đề thường gặp nhất là trẻ mất tập trung giảm chú ý. Ngoài ra, khi đi học trên lớp con cũng có thường xuyên không giữ tập trung trong giờ học, khiến bố mẹ rất lo lắng cho quá trình học của bé.
Nhiều phụ huynh hoang mang không biết đây có phải dấu hiệu của chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) không? Cần lưu ý những gì để việc hỗ trợ con học tập thật hiệu quả? BingGo Leaders sẽ đồng hành cùng bố mẹ để tìm câu trả lời trong bài viết sau
1. Trẻ mất tập trung giảm chú ý có dấu hiệu gì?
Điều đầu tiên cha mẹ và thầy cô cần lưu ý rằng những khó khăn trong sự giữ tập trung không có nghĩa là trẻ có “vấn đề tâm lý” nào. Và một đứa trẻ hay mất tập trung giảm chú ý không phải do trẻ không cố gắng học chăm hay thiếu thông minh.
Vấn đề về mất tập trung và suy giảm sự chú ý thường được biểu hiện rất đa dạng và thường xuyên thay đổi ở mỗi đứa trẻ. Cha mẹ có thể biết con mình liệu có bị mất tập trung giảm chú ý hay không thông qua những biểu hiện sau:
- Trẻ không thể ngồi một chỗ trong thời gian lâu.
- Trẻ dễ dàng bị phân tâm
- Trẻ khó khăn khi làm theo hướng dẫn của người khác trong lớp
- Khó khăn trong việc quản lý đồ vật, hay làm mất đồ mà không biết lý do.
- Khó hoàn thành bài tập trên lớp
- Khả năng viết tay kém hơn so với các bạn trong lớp.
- Trải nghiệm nhiều khó khăn trong học tập.
- Trải qua những khó khăn về mặt hành vi như dễ gây hấn, hay trong trạng thái ủ rũ hoặc dễ trở nên cáu kỉnh.
- Gặp khó khăn trong mối quan hệ bạn bè như khó kết bạn và duy trì quan hệ tốt với bạn.
- Thể hiện sự vụng về, chậm chạp trong các hoạt động thể chất như chạy, nhảy.
Tuy rằng những biểu hiện trên có khá nhiều nét tương đồng khi trẻ mắc các chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) mức độ nhẹ nhưng lại không hoàn toàn khẳng định con trẻ đang mắc chứng trên. Cha mẹ hoàn toàn có thể an tâm, đồng thời theo dõi con thường xuyên và can thiệp y tế khi có những biểu hiện nghiêm trọng hơn.
2. Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trẻ mất tập trung giảm chú ý
Thay vì tìm cách giải quyết vấn đề trẻ mất tập trung giảm chú ý ngay khi phát hiện con có các biểu hiện trên, bố mẹ cần nghiên cứu những nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên để đưa ra những phương pháp hợp lý nhất.
2.1. Phong cách học tập thiếu liên kết với trẻ
Thông thường, trẻ mất tập trung giảm chú ý trong bài giảng để hướng sự chú ý ra những kích thích làm chúng hứng thú. Chứng tỏ rằng phương pháp học tập này chưa thực sự liên kết và không kích thích được con trẻ.
Cách học của những đứa trẻ là hoàn toàn khác biệt, có trẻ sẽ tiếp thu tốt nhất bằng cách quan sát, có trẻ rất thích nghe, cũng có nhiều con thích thực hành. Giáo viên sẽ không thể đa dạng một bài giảng có quá nhiều cách giảng dạy thế nên đôi khi sẽ khiến con mất tập trung, Đối với bố mẹ thì có thể chưa hiểu phương pháp phù hợp với con nên không biết cách giảng dạy hợp lý.
2.2. Thiếu tính thử thích trong hoạt động
Nhiều bố mẹ thường nghĩ việc cho trẻ làm bài tập thì chỉ cần quan tâm tới số lượng bài tập chứ không để ý tới độ khó của các bài tập. Khi con trẻ không được giao những bài tập có độ khó phù hợp bé sẽ cảm thấy thiếu sự thử thách.
Khi trẻ không được tham gia những nhiệm vụ đủ thử thách, các bé thường có xu hướng mất tập trung khi thực hiện nhiệm vụ. Ngược lại, khi những bài tập, hoạt động quá khó so với con thì chắc chắn bé sẽ nản ngay khi bắt đầu có tình trạng trẻ mất tập trung giảm chú ý.
2.3. Trẻ thiếu hụt thể chất
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đáng kể đến mức độ tập trung tại lớp học của trẻ, nhiều phụ huynh cho biết khi con trẻ bị đói sẽ liên tục quấy khóc, không muốn học lắng nghe hoặc hay làm bất kỳ hành động gì.
Giấc ngủ cũng là một yếu tố hết sức quan trọng, khi bị thiếu ngủ, con sẽ rất mệt mỏi, luôn khó chịu và trẻ mất tập trung giảm chú ý. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy trẻ dùng điện thoại nhiều trước giờ đi ngủ có sự tập trung kém, không thể chú ý lâu.
3. 7 mẹo “đánh tan” tình trạng trẻ mất tập trung giảm chú ý
Qua nhiều năm nghiên cứu, các chuyên gia về thần kinh học, tâm lý học phát triển và giáo dục học đã gợi ý nhiều giải pháp được chứng minh là có hiệu quả. Cha mẹ và thầy cô có thể tham khảo 6 mẹo dưới đây để khắc phục quá trình dạy con:
3.1. Kết hợp các hoạt động thể chất trong giờ học
Nếu trẻ mất tập trung giảm chú ý trong lớp, hãy cho bé đứng dậy nghỉ ngơi bằng các trò chơi hay hoạt động thể chất nhẹ nhàng. Giáo viên hay bố mẹ có thể dễ dàng tìm thấy những bài hát tăng sự hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi để cùng con nhún nhảy.
Ngoài ra, các bố mẹ cũng có thể giấu một món đồ và cho bé nghỉ giữa giờ đi tìm món đồ đó với những gợi ý thú vị. Điều này sẽ giúp kích thích sự tò mò và giúp con rèn luyện sự tập trung.
3.2. Điều chỉnh thời lượng học tập phù hợp
Hầu hết trẻ em đều không thể tập trung trong một khoảng thời gian dài, ví dụ, một đứa trẻ 6 tuổi chỉ có thể chú ý trong khoảng từ 12 đến 30 phút. Vậy thời lượng một buổi học của con chỉ nên kéo dài trong thời gian phù hợp như trên để mang tới hiệu quả tốt.
Bố mẹ nên cân nhắc điều chỉnh lại thời lượng học của con, tăng thời gian con tham gia các hoạt động tương tác. Ngoài ra, đừng quên ra câu hỏi cho trẻ thời gian tìm đáp án và chỉ định trẻ xây dựng bài để con có ý thức hơn trong học tập
3.3. Loại bỏ những tác động gây xao nhãng
Cha mẹ nên tạo một không gian học tập đủ yên tĩnh để trẻ hoàn toàn tập trung sự chú ý vào bài học. Ngoài ra cũng nên cất gọn những món đồ chơi của trẻ hoặc những đồ vật có thể khiến trẻ thích thú. Lưu ý, nên tắt hết các thiết bị di động, tivi, dạy con học trong phòng riêng vào thời gian phù hợp.
3.4. Giảm tình trạng đói và mệt mỏi ở trẻ
Để chống lại những cơn đói khiến con trẻ mất tập trung giảm chú ý hãy cho con ăn nhẹ trước khi vào thời gian học tập. Cha mẹ cũng chuẩn bị đồ ăn nhẹ để con mang đến trường, dặn dò con kỹ lưỡng là nên ăn trong giờ ra chơi.
Phụ huynh nên chắc chắn những bữa ăn nhẹ gồm những thực phẩm lạnh mạnh, hạn chế nhiều đường và chất béo. Ngoài ra cần đảm bảo đủ thời gian ngủ của trẻ trước khi học tập để hạn chế trường hợp đói hay mệt mỏi.
3.5. Chia nhỏ phần công việc của con
Trẻ mất tập trung giảm chú ý thường sẽ không thể giữ được sự tập trung lâu, con dễ bị phân tâm bởi những yếu tố từ bên ngoài và từ đó khó có thể nhớ được bản thân đang làm gì nếu hoạt động quá phức tạp.
Vì vậy, khi cho con thử sức với một nhiệm vụ lớn, cha mẹ có thể chia thành các mục tiêu nhỏ cho con trẻ giữ vững sự tập trung và hoàn thành được nhiệm vụ một cách tốt nhất.
3.6. Quy định thời gian cho mỗi mục tiêu
Cha mẹ nên đưa ra những thiết lập về các mốc thời gian tối ưu cho mỗi nhiệm vụ của bé. Ví dụ như bố mẹ có thể cho trẻ thực hiện giải toán trong 15 phút hoặc lập dàn ý bài văn trong 20 phút.
Phụ huynh hãy thử áp dụng thêm đồng hồ đếm ngược thời gian hoàn thành nhiệm vụ. Ngoài ra hãy để trẻ có lịch nghỉ ngơi 10 tới 15 phút khi đã hoàn thành phần việc được giao để trẻ được thư giãn.
3.7. Nâng cao chế độ dinh dưỡng cho trẻ mất tập trung giảm chú ý
Được khuyến cáo bởi các chuyên gia trong lĩnh vực y tế, trẻ rơi vào tình trạng mất tập trung giảm chú ý. Cha mẹ có thể áp dụng một số thực đơn của bệnh nhân ADHD để phòng tránh và hạn chế tối đa biểu hiện của bệnh.
Tham khảo khẩu phần của bệnh nhân ADHD ăn dưới đây:
- Chế độ ăn giàu protein: Bổ sung đậu, phô mai, trứng, thịt, và các loại hạt chứa nhiều protein trong khẩu phần ăn của trẻ.
- Cắt giảm carbohydrate đơn: Cắt giảm các loại bánh kẹo,mật ong, siro, đường và những sản phẩm từ gạo trắng, bột mì trắng, khoai tây không vỏ.
- Tăng cường carbohydrate phức hợp: Bổ sung rau và trái cây như cam, quýt, lê, bưởi,...
- Bổ sung axit béo omega-3: Bổ sung các thực phẩm giàu omega-3 như cá ngừ, cá hồi hoặc một số cá thịt trắng khác..
- Tránh các chất: Đường, caffeine.
4. Kết luận
BingGo Leaders đã tổng hợp tất cả những thông tin lưu ý để bố mẹ có thêm kiến thức trên hành trình nuôi dạy con trẻ mất tập trung giảm chú ý. Phụ huynh có thể tham khảo thêm trẻ chậm nói kém tập trung: cha mẹ can thiệp như thế nào cho hợp lý? để tìm hiểu thêm khi con thường xuyên mất tập trung.