BingGo Leaders - Phát triển toàn diện 4 kỹ năng - Tự tin giao tiếp
Ưu đãi lên đến 50% cùng hàng ngàn phần quà hấp dẫn
Ưu đãi cực HOT, bấm nhận ngay!

TRẺ CHẬM NÓI KÉM TẬP TRUNG: CHA MẸ CAN THIỆP NHƯ THẾ NÀO CHO HỢP LÝ?

Mục lục [Hiện]

Nỗi ám ảnh của cha mẹ trong những năm đầu đời đó là khi chứng kiến khả năng phát triển của con mình chậm hơn với các trẻ khác. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp trẻ bị mắc chứng chậm nói, kém tập trung kéo dài cũng khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng, bất an. 

Trẻ bị mắc chứng hiếu động quá mức dẫn đến tình trạng khó tập trung trong các hoạt động hằng ngày cũng như sự phát triển khả năng ngôn ngữ. Làm thế nào để cha mẹ nhận biết dấu hiệu, cách dạy con nói chậm hiệu quả, bắt kịp bạn bè trang lứa? Hãy cùng BingGo Leaders tổng hợp những kiến thức để giải đáp vấn đề này. 

Chậm nói, kém tập trung là hội chứng thường mắc phải ở trẻ nhỏ
Chậm nói, kém tập trung là hội chứng thường mắc phải ở trẻ nhỏ

1. Tổng quan về hội chứng chậm nói kém tập trung ở trẻ

Thông thường trong 5 năm đầu tiên của cuộc đời, trẻ thường xuất hiện hội chứng chậm nói, kém tập trung. Hội chứng này có khuynh hướng giảm dần khi trẻ bước vào tuổi thiếu niên nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. 

1.1. Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói, kém tập trung 

Các dấu hiệu kém tập trung ở trẻ được biểu hiện như: 

  • Trẻ dễ bị phân tâm bởi âm thanh, hành động bên ngoài.
  • Trẻ không ngồi yên hoặc tập trung làm một công việc được giao, đòi di chuyển liên tục không thấy mệt. 
  • Trẻ thường dễ hờn dỗi, cáu gắt, tính tình thất thường khi đòi hỏi mà không được đáp ứng. 
  • Trẻ không ngủ được sâu giấc. 
Hội chứng này khiến trẻ bị chậm phát triển so với bạn bè
Hội chứng này khiến trẻ bị chậm phát triển so với bạn bè

Các biểu hiện của việc trẻ bị chậm nói: 

  • Trẻ dưới 1 tuổi
  • Trẻ không phát ra tiếng bập bẹ, không đáp lại tiếng của cha mẹ hay người thân gọi, thường không có phản ứng như cười hay khóc với các tiếng động lớn. 
  • Trẻ dưới 2 tuổi
  • Phản xạ chậm hoặc không nhận ra khi có người gọi tên.
  • Khả năng phân biệt, gọi tên các đồ vật rất kém. 
  • Không thích giao tiếp với mọi người, chỉ gọi được “bố, mẹ, ông, bà” nhưng không tròn tiếng. 
  • Vốn từ vựng kém, không nói được liền câu chỉ lặp lại bập bẹ các từ theo người lớn, trẻ thường nói được ít hơn 50 từ. 
  • Trẻ từ 2 tuổi trở lên
  • Vốn từ vựng kém nói được khoảng 450 từ, khó khăn khi muốn dùng lời nói nhờ người lớn giúp đỡ. 
  • Trẻ thường không biết dùng “con, em, cháu” khi nói chuyện, chẳng hạn khi nhờ lấy nước thường nói “lấy nước”. 
  • Trẻ từ 3 tuổi trở lên
  • Khó khăn khi kể được một câu chuyện nhỏ với cha mẹ, không biết cách sắp xếp câu chữ hoàn chỉnh, vốn từ rất ít khoảng 1000 từ. 
  • Thường không nói được tròn tiếng, âm thanh phát ra không rõ tiếng. 

1.2. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng 

Nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng khiến trẻ chậm nói, kém tập trung, tuy nhiên chưa có kết luận nào chính xác nhất. Tuy nhiên, theo nghiên cứu cho rằng trẻ chậm nói, kém tập trung có thể do các nguyên nhân sau: 

  • Tai biến lúc mang thai, lúc sinh: trong thời kỳ mang thai, mẹ tiếp xúc với một số chất độc hại như rượu, bia, thuốc lá, ma túy hoặc các chất độc như dioxin,... Hoặc mẹ sinh non, thiếu tháng ảnh hưởng đến sự phát triển bộ não, tăng khả năng trẻ bị chậm nói, kém tập trung. 
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ chậm nói, kém tập trung
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trẻ chậm nói, kém tập trung
  • Do gen di truyền: ít nhất một thành viên trong gia đình trước đó đã từng mắc phải hội chứng này, điều này ảnh hưởng đến con, cháu tương lai cũng bị mắc bệnh. 
  • Nguyên nhân tâm lý: trẻ mới sinh ra thường trong tình trạng lo lắng, rối loạn giấc ngủ,...
  • Do phương pháp giáo dục: cha mẹ thường cho con sử dụng quá nhiều smartphone, ipad gây hại sức khỏe của con, cũng là nguyên nhân khiến con chậm nói kém tập trung. Đây là thói nuông chiều con vô cùng động hại đến con, cha mẹ có thể tham khảo báo động trẻ chậm nói do tiếp xúc với thiết bị điện tử quá sớm để hiểu ảnh hưởng của thiết bị điện tử đến trẻ.  
  • Nguyên nhân thể chất: có thể trục trặc vòm miệng, trong lưỡi hoặc hàm ếch, cử động lưỡi ngắn khiến trẻ khó khăn khi nói dẫn đến tình trạng trẻ bị lười nói. 

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như trẻ bị mắc chứng tự kỷ từ nhỏ, bị rối loạn tăng động kém chú ý (ADHD). Do đó, khi thấy con mình mắc các biểu hiện trên đây cha mẹ cần phải nhanh chóng cho con đi khám. 

2. Các khó khăn đối với trẻ chậm nói, kém tập trung 

Mặc dù chứng chậm nói, kém tập trung không gây ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ của trẻ nhưng có thể gây ra một số vấn đề trong cuộc sống hằng ngày: 

  • Trẻ khó khăn trong việc bày tỏ ý kiến, nguyện vọng khi ở nhà hoặc trên lớp học. Dần dần trẻ hình thành khoảng cách với cha mẹ, bạn bè, dễ bị tủi thân, cảm xúc không ổn định, lo lắng khi tiếp xúc với người lạ. Từ đó dễ bị bạn bè trêu chọc, cô lập, không chơi cùng. 
  • Ảnh hưởng tới quá trình học tập và tiếp thu kiến thức. Bỏ lỡ các hoạt động ngoại khóa ở trường, hạn chế khả năng được rèn luyện bài bản như những đứa trẻ khác.  
  • Trẻ tăng động, nghịch ngợm nhiều làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc giật mình.
Khó khăn liên tục xảy ra trong giai đoạn này đối với trẻ
Khó khăn liên tục xảy ra trong giai đoạn này đối với trẻ
  • Mối liên hệ giữa rối loạn tăng động giảm chú ý và chậm nói ở trẻ 

Nghiên cứu nhận định rằng, khoảng 1/3  trẻ bị chứng ADHD (tăng động, giảm chú ý) sẽ có mất khả năng nói được như những đứa trẻ bình thường. Dấu hiệu này được nhận biết trong khoảng 9 tháng tuổi đầu đời. Còn 2/3 trường hợp trẻ bị chứng ADHD được phát hiện chậm nói từ tháng tuổi 18 trở đi. 

Theo nghiên cứu chỉ ra, trẻ bị chứng ADHD có kích thước và cấu tạo não bộ vùng thùy trán nhỏ hơn. Lượng máu được vận chuyển lên não cũng giảm, do cơ quan não bộ đóng vai trò quyết định khả năng nói nhanh hay nói chậm ở một đứa trẻ. 

Do sự phát triển kích thước vùng thùy trán khác nhau, cho nên trẻ bị ADHD có dấu hiệu chậm nói, tư duy ngôn ngữ và khả năng suy luận kém logic hơn với trẻ bình thường. 

3. “Mách nước” cho cha mẹ cách dạy trẻ chậm nói kém tập trung

3.1. Cải thiện tình trạng nói chậm cho trẻ

Cách giúp trẻ cải thiện tình trạng nói chậm cụ thể nhất chính là luôn bên cạnh con, đồng hành cùng con vượt qua thời gian khó khăn này. Cha mẹ có thể tâm sự với con, dạy con những từ vựng mới qua các hoạt động hằng ngày. 

  • Không bắt chước ngôn ngữ của trẻ

Trẻ chậm nói thường phát âm không chuẩn, nói ngọng do đó cha mẹ nghiêm cấm tuyệt đối không bắt chước trẻ, hãy uốn nắn từng câu chữ cho bé. Khi trẻ đã bị ngọng, phát âm sai rất khó để sửa, vì thế tạo thói quen phát âm đúng giúp trẻ tiến bộ lên mỗi ngày. 

Dạy trẻ tập nói là mục tiêu lớn nhất đối với cha mẹ
Dạy trẻ tập nói là mục tiêu lớn nhất đối với cha mẹ
  • Tăng cường giao tiếp với trẻ nhiều hơn

Giao tiếp với trẻ ở mọi nơi chính là một phương pháp giúp trẻ tập nói hiệu quả nhất. Hãy thực hiện thói quen này ở mọi lúc mọi nơi, trước khi cho trẻ ngủ hãy đọc truyện cho trẻ nghe, nhấn nhá giọng đọc tạo sự hứng thú.  Giao tiếp với trẻ trong các hoạt động thường ngày như cho trẻ ăn, tắm cho trẻ. Ngoài ra, hãy chỉ cho cho trẻ tất cả mọi thứ để giúp trẻ ghi nhớ.

Cha mẹ thường xuyên giao tiếp với trẻ bằng giọng nói giúp trẻ có khả năng ghi nhớ các câu chữ cha mẹ nói với chúng. Qua hành động này làm bộ não của trẻ có thể ghi nhớ các vốn từ, mở rộng phát triển ngôn ngữ của trẻ. 

  • Để trẻ tiếp xúc với bạn bè 

Khi trẻ đến trường, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa của lớp, của trường học. Hoặc cho trẻ kết bạn, chơi cùng những đứa trẻ khác trong xóm. Điều này giúp trẻ có khả năng tương tác, được tiếp xúc với các bạn cùng lứa tuổi sẽ cải thiện khả năng nói chậm. Ngoài ra có thể chữa trị triệu chứng này bằng phương pháp cho trẻ học tập tại lớp học chuyên dành cho trẻ kém tập trung, nói chậm. Tuy nhiên, chi phí điều trị của phương pháp này khá tốn kém, do đó gia đình phải đáp ứng tốt về kinh tế mới có khả năng chi trả. 

3.2. Cải thiện tình trạng hiếu động, giúp trẻ tập trung hơn

  • Khích lệ trẻ có hành vi tích cực

Mỗi ngày cha mẹ hãy dành những lời động viên, lời khen ngợi tới trẻ, bằng cách này lại là liều thuốc chữa lành tâm hồn nhanh chóng nhất. Từ đó tạo thành nguồn động lực lớn, trẻ có cuộc sống tích cực với mọi hoạt động hằng ngày. Khích lệ trẻ cùng cha mẹ thực hiện những công việc như dọn nhà, làm bánh, tập thể dục để nhận được những phần quà yêu thích mỗi dịp cuối tuần đến. 

  • Hãy phân tích việc làm sai của trẻ

Đối với bậc cha mẹ, giúp con sống khỏe mạnh là mục đích lớn nhất trong hành trình nuôi dạy con. Việc thiếu kiên nhẫn sẽ gây ra những bất lợi, hậu quả nghiêm trọng trong việc giáo dục trẻ. Khi con làm sai, thay vì giận dữ cha mẹ hãy bình tĩnh, nhẹ nhàng phân tích cho trẻ việc con làm sai, đưa ra hình phạt hợp lý để con nhớ và không tái phạm. Chẳng hạn, trong giờ ăn trẻ tỏ thái độ không chịu ngồi yên, ném đũa linh tinh thì sẽ phạt không cho ăn cơm. 

  • Hãy nói không với những đòi hỏi vô lý của trẻ

Đối với mỗi đứa trẻ, đặc biệt trẻ kém tập trung thì cha mẹ không nên chiều chuộng quá mức gây nên thói xấu như đòi hỏi, mè nheo, không nghe lời. Cha mẹ hãy tập cách nói không với mọi yêu cầu vô lý, bởi sẽ khiến trẻ hình thành thói quen đòi hỏi. Từ đó, trẻ biết rằng không phải lúc nào mè nheo, khóc lóc thì cha mẹ cũng chiều chuộng chúng. 

Việc đồng hành cùng con, giúp con khỏi bệnh có ý nghĩa rất lớn
Việc đồng hành cùng con, giúp con khỏi bệnh có ý nghĩa rất lớn
  • Thực hiện kế hoạch chi tiết theo từng ngày

Đối với trẻ nhỏ việc lên kế hoạch chi tiết và thực hiện các hoạt động hằng ngày là mức đòi hỏi khá cao. Tuy nhiên, nếu có sự đồng hành của cha mẹ bên con là rất quan trọng và lập kế hoạch cũng rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ. Hãy rèn luyện trẻ thực hiện kế hoạch từ buổi sáng như dậy 6h tập thể dục, ăn sáng và đi học,... Cứ như vậy, lịch trình hằng ngày sẽ trở nên quen thuộc với trẻ, từ đó trẻ rèn được sự tập trung hơn cho trẻ. 

4. Kết luận 

Có nhiều phương pháp cải thiện khả năng tập trung, giúp trẻ nói sớm hơn. Cha mẹ có thể dạy con học chữ từ sớm để trẻ học nói nhanh hơn, có nên cho trẻ học chữ sớm? Kỹ năng bố mẹ cần dạy bé từ đầu đời tham khảo bài viết của BingGo Leaders. 

Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders

Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders

BingGo Leaders là trung tâm tiếng Anh trẻ em thuộc hệ sinh thái giáo dục HBR Holdings với hơn 15 năm kinh nghiệm (gồm các thương hiệu: Tiếng Anh giao tiếp Langmaster, Hệ thống luyện thi IELTS LangGo, Trường Doanh nhân HBR). BingGo Leaders ra đời đã xây dựng nên môi trường giáo dục tiếng Anh hoàn toàn khác biệt, giúp trẻ phát triển toàn diện 4 kỹ năng, chinh phục điểm cao trên trường.

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

( Số lượng quà tặng có hạn )

Khuyến mãi sắp kết thúc

Đăng ký ngay
Follow OA Binggo: