Rối loạn tăng động, giảm chú ý là một trong các rối loạn phát triển thần kinh gây ảnh hưởng đến đời sống cũng như quá trình học tập của trẻ. Các triệu chứng ADHD thường xảy ra ở trẻ từ 4 - 12 tuổi và đối tượng trẻ nam mắc bệnh này gấp 3 - 4 lần trẻ nữ.
Theo nghiên cứu cho thấy cứ 100 trẻ thì có khoảng 5 trẻ bị mắc bệnh, tuy nhiên chỉ một số lượng nhỏ trẻ được chẩn đoán bệnh và điều trị, còn lại đa phần trẻ không được gia đình can thiệp đến.
Ở Việt Nam tỷ lệ gia tăng căn bệnh mất tập trung ngày càng lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển toàn diện ở trẻ nhỏ. Vì vậy qua bài viết này, BingGo Leaders cung cấp các thông tin quan trọng để cha mẹ nắm được tình trạng hiện tại của con và tìm những biện pháp chữa trị phù hợp.
1. Tổng quan về căn bệnh ADHD ở trẻ
Trẻ em bị ADHD phải chịu đựng những áp lực, rắc rối trong đời sống hằng ngày như lòng tự trọng thấp, ít bạn bè hay thành tích học tập kém hơn các bạn. Tuy nhiên, phát hiện bệnh và điều trị sớm có thể cải thiện các triệu chứng mất tập trung và sức khỏe của trẻ.
1.1. Biểu hiện của trẻ bị mắc bệnh ADHD
Các biểu hiện cha mẹ cần lưu ý khi nghi ngờ con mắc bệnh rối loạn tăng động, giảm chú ý:
Dấu hiệu trẻ bị giảm chú ý
- Trẻ không tập trung được lâu trong 1 việc, dễ bị phân tâm.
- Trẻ không chú ý vào các nội dung chi tiết, trong học tập thường bị mắc lỗi.
- Trẻ gặp khó khăn trong việc duy trì sự chú ý đối với các nhiệm vụ được giao hoặc vui chơi.
- Trẻ thường làm theo bản năng, không tuân theo người hướng dẫn hoặc không hoàn thành bài học theo kịp các bạn ở trường.
- Trẻ thường khó khăn trong việc sáng tạo, trẻ không có tính tổ chức trong hoạt động.
- Trẻ thường né tránh, không muốn mất sức để thực hiện các công việc liên quan đến tinh thần trong thời gian dài.
- Trẻ thường xuyên quên, làm mất các công cụ học tập, sách vở hoặc vận dụng cá nhân hằng ngày.
Dấu hiệu cho thấy trẻ bị tăng động
- Trẻ bồn chồn, thiếu kiên trì, không tập trung thường ngọ nguậy tay chân khi ngồi.
- Trẻ khó khăn trong việc ngồi yên tại chỗ chỉ muốn đi lại.
- Trẻ gặp tỏ ra khó chịu khi phải chờ đợi để đến lượt mình.
- Trẻ thường xuyên buột miệng trả lời câu hỏi hoặc nói quá nhiều.
- Trẻ thường có những hành động như leo trèo, chạy nhảy tại những thời điểm không thích hợp, người lớn nói không nghe.
- Trẻ không thích chơi những trò mang hoạt động tĩnh, yên lặng.
- Trẻ thường làm hành động thái quá, phấn khích hay kích động quá mức.
1.2. Nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh ADHD
Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh tăng động, giảm chú ý ở trẻ chưa được kết luận chính xác nhất. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho rằng có thể liên quan tới các hóa chất ở trong não của trẻ. Khả năng cao là các nguyên nhân sau đây:
- Môi trường sống: trẻ em sống trong không gian quá kín, thiếu ánh sáng hoặc quá nhiều tiếng ồn từ xe cộ, nhà máy,... khiến trẻ bị phân tâm.
- Phương pháp giáo dục: trẻ được cha mẹ chiều chuộng thói xấu làm mất tập trung như vừa ăn vừa xem điện thoại,...
- Chế độ dinh dưỡng: trẻ ăn những thực phẩm có đường quá nhiều, thiếu hụt các chất cần thiết như vitamin, canxi,...
- Sử dụng các thiết bị công nghệ quá nhiều: trẻ tiếp xúc ánh sáng xanh độc hại từ sớm, gây tình trạng ngủ ít, sức khỏe yếu.
- Gen di truyền: có thể do bị hư tổn não trong quá trình mang thai hoặc khiếm khuyết về não bộ trước khi sinh.
- Rối loạn thần kinh: thường gặp ở trẻ có biểu hiện mất tập trung, khả năng ghi nhớ kém.
Các yếu tố khác có thể liên quan đến sự phát triển của trẻ bao gồm phương pháp rèn luyện từ nhỏ tại trường hoặc gia đình không phù hợp, ảnh hưởng tới khả năng tập trung của trẻ.
2. Biến chứng của căn bệnh ADHD ở trẻ
Rối loạn tăng động, giảm chú ý làm giảm khả năng tập trung của trẻ, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống tương lai của trẻ. Dẫn đến việc trẻ gặp khó khăn trong việc học tập ở trường học, ở nhà do khả năng tập trung kém không ghi nhớ được bài học. Điều này khiến kết quả học tập của trẻ bị ảnh hưởng, tình trạng kéo dài trẻ sẽ bị chậm so với các bạn, trẻ có nguy cơ bị phán xét từ bạn bè và người lớn.
Trẻ bị ADHD thường gặp nhiều vấn đề về tai nạn hay bị thương nhiều hơn so với các trẻ khác, do tâm lý không ổn định trẻ có xu hướng kích động nên thường bị thương. Không chỉ vậy, bệnh ADHD làm cho trẻ thiếu tự tin trong giao tiếp với mọi người kể cả người thân trong gia đình, thầy cô, bạn bè. Dẫn đến việc trẻ gặp khó khăn đối với việc thích nghi môi trường như đến trường hay đi đến các nơi ở khác.
Ngoài ra, bệnh ADHD không ảnh hưởng đến các bệnh về tâm lý phát triển của trẻ, nhưng lại có nguy mắc các loại rối loạn hơn trẻ phát triển bình thường.
- Rối loạn phổ tự kỷ: sự phát triển của não bộ thiếu hụt kỹ năng xã hội, ảnh hưởng giao tiếp và nhận thức của trẻ.
- Rối loạn thách thức chống đối (ODD): có thể hình thành những hành vi tiêu cực, hành động thách thức với người lớn.
- Rối loạn lo âu: gây lo lắng quá mức, có nguy cơ hình thành rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD).
- Rối loạn khả năng học tập: khó khăn trong quá trình học tập.
- Hành vi gây rối: nguy cơ hình thành những hành vi không cho phép như gây hại đến mọi người, động vật.
- Rối loạn sử dụng chất gây nghiện: mắc vào chất gây nghiện như ma túy, rượu và hút thuốc.
- Rối loạn tâm trạng: dễ bị trầm cảm và rối loạn lưỡng cực.
- Rối loạn Tic hoặc hội chứng Tourette.
3. Mẹo cho cha mẹ điều trị chứng mất tập trung ở trẻ
Hiện nay, cách chữa trị rối loạn tăng động, giảm chú ý không chỉ cần dùng mỗi thuốc. Thực tế cho thấy có nhiều biện pháp quan trọng đi đôi với điều trị y tế sẽ đem lại hiệu quả lớn hơn nhiều, giúp trẻ thoát khỏi bệnh an toàn mà cha mẹ cần biết.
- Tạo lập những thói quen tốt
Trong giai đoạn điều trị bệnh, cha mẹ nên động viên hướng dẫn con cùng nhau lên kế hoạch cụ thể, chi tiết cho các hoạt động diễn ra hằng ngày. Lên các mốc thời gian cụ thể cho từng công việc như buổi ăn sáng, đi học vào giờ nào và yêu cầu con phải thực hiện đúng kế hoạch. Từ đó, cha mẹ có thể giúp con cải thiện khả năng tập trung, biết cách tổ chức công việc.
- Thay đổi lối sống lành mạnh
Đối với trẻ mắc bệnh ADHD, cha mẹ cần tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm, đồ uống nhiều chất tạo ngọt, chất phụ gia bảo quản hay các đồ ăn sẵn, đồ đóng hộp như: Đồ uống có ga, nước ngọt, bánh kẹo ngọt, xúc xích không rõ nguồn gốc, thực phẩm đông lạnh,...
Cho trẻ ăn các thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt omega 3, vitamin, chất sắt như cá hồi, hạt óc chó, hải sản tươi sống, rau xanh, thịt gà, sữa tươi không chất bảo quản, hoa quả,...
Hạn chế cho con sử dụng hay tiếp xúc quá nhiều ipad, smartphone bởi ánh sáng xanh phát ra từ màn hình vô cùng độc hại. Thay vào đó cha mẹ khuyến khích con đọc sách để chữa lành tâm hồn, giúp con tĩnh tâm lại giúp con ngủ sớm, ngủ sâu giấc hơn.
Mỗi ngày cha mẹ cần để trẻ tập thể dục khoảng 60 phút thúc đẩy khả năng thể thao của trẻ, giúp trẻ thoải mái tham gia các hoạt động tại trường. Thầy cô có thể thiết kế các hoạt động kích thích trẻ chuyển động như mở nhạc và nhảy theo bài hát , tham khảo thêm những bài hát tăng sự hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi.
- Học tập cùng trẻ
Cùng con học là một phương pháp giúp con học tốt hơn, tập trung trong bài giảng ở trường hay lớp học thêm. Từ đó con khắc phục được chứng giảm trí nhớ, chứng quên nhanh giúp con giảm khoảng cách với bạn bè đồng trang lứa.
- Khuyến khích chơi trò chơi tăng sự tập trung cho trẻ
Trước tiên cha mẹ không cho trẻ sử dụng nhiều laptop, ipad để xem hay chơi điện tử vì thói quen này chỉ khiến trẻ giảm trí nhớ, kích động trẻ trước các trò chơi bắn súng. Vì vậy, cha mẹ khuyến khích trẻ chơi các trò giúp tập trung tốt, phản xạ nhanh như xếp hình, xoay rubik, giải ô chữ,...
- Điều trị bằng thuốc lâu dài
Trẻ em chỉ dùng thuốc chữa bệnh rối loạn tăng động, giảm trí nhớ qua quá trình tư vấn, khám của bác sĩ. Không mua thuốc ngoài vì không có hiệu quả, bắt buộc phải sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ cho kết hợp với trị liệu tâm lý. Theo nghiên cứu, trẻ bị bệnh dùng thuốc có thể giảm nhẹ bệnh lên đến 80%, do thuốc có thể làm dịu tinh thần, giảm các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài, trẻ tĩnh tâm hơn, khắc phục nỗi bồn chồn, lo âu.
Trẻ được điều trị bệnh càng sớm càng tốt, cải thiện cân bằng hóa học ở bộ não của trẻ, các loại thuốc được sử dụng chủ yếu bằng thuốc methylphenidate hoặc Ritalin làm dịu tinh thần cho trẻ.
Có rất nhiều phương pháp điều trị căn bệnh ADHD bao gồm sử dụng thuốc, giáo dục, tư vấn sức khỏe. Có thể các phương pháp này không chữa khỏi bệnh dứt điểm nhưng có thể giảm bệnh lên đến 80% nếu cha mẹ kiên trì đồng hành cùng trẻ.
4. Kết luận
Đối với bậc cha mẹ là người bảo hộ quan trọng nhất cho trẻ nên quá trình con bị mắc bệnh rối loạn tăng động, giảm chú ý phải được chuẩn đoán và trị liệu từ sớm. Sức khỏe của trẻ là quan trọng nhất, cha mẹ có thể tham khảo tình trạng trẻ mất tập trung giảm chú ý: nguyên nhân và cách khắc phục để nâng cao kiến thức về căn bệnh này. Từ đó giúp trẻ học tập tốt hơn, tham gia các hoạt động tích cực hơn.