CÁCH VẼ SƠ ĐỒ TƯ DUY THÌ HIỆN TẠI TIẾP DIỄN DỄ NHỚ NHẤT

Phương pháp vẽ sơ đồ tư duy từ lâu đã không còn xa lạ với các bạn học sinh. Áp dụng nó trong việc học tiếng Anh sẽ giúp bạn dễ dàng ghi nhớ từ vựng và ngữ pháp. Hãy cùng Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders khám phá cách vẽ sơ đồ tư duy thì hiện tại tiếp diễn trong bài viết dưới đây!

1. Những kiến thức cần có trong sơ đồ tư duy thì hiện tại tiếp diễn

1.1 Khái niệm

Thì hiện tại tiếp diễn dùng để diễn tả một hành động hoặc sự kiện đang diễn ra tại thời điểm hiện tại, và vẫn tiếp tục, chưa kết thúc tại thời điểm nói. Ngoài ra, thì hiện tại tiếp diễn còn thường được sử dụng để biểu đạt rõ hành động đang diễn ra trong thời gian nói hoặc để miêu tả trạng thái tạm thời.

1.2 Cấu trúc của thì hiện tại tiếp diễn

Thì hiện tại tiếp diễn có cấu trúc khá đơn giản và dễ nhớ. Bạn sẽ nắm chắc ngay trong lòng bàn tay khi có sự trợ giúp từ sơ đồ tư duy thì hiện tại tiếp diễn.  

Câu khẳng định

Công thức

S + am/ is/ are + Ving

Lưu ý

  • I + am + Ving
  • He/ She/ It/ Danh từ số ít/ Danh từ không đếm được + is + Ving
  • You/ We/ They/ Danh từ số nhiều + are + Ving

Ví dụ

  • I'm working at the moment.

(Tôi đang làm việc vào lúc này)

  • We're going to the beach at the weekend.

(Chúng tôi sẽ đi biển vào cuối tuần)

Câu phủ định

Công thức

S + am/are/is + not + Ving

Lưu ý

  • is not = isn’t
  • are not = aren’t

Ví dụ

  • Mario isn’t paying attention to the teacher.

(Mario đang không chú ý đến giáo viên)

  • I am not going to the party tomorrow.

(Tôi sẽ không tham gia vào buổi tiệc ngày mai)

Câu nghi vấn  

 

Câu nghi vấn dạng Yes/ No Câu nghi vấn sử dụng từ hỏi bắt đầu bằng Wh-

Công thức

Wh- + am/ are/ is (not) + S + Ving?

Am/ Is/ Are + S + Ving?

 Câu trả lời:

  • Yes, S + am/is/are.
  • No, S + am/is/are + not.

Ví dụ

  • What is the cat trying to do?

(Con mèo này đang cố gắng làm gì?)

  • What is happening?

(Điều gì đang xảy ra?)

  • Is she still working at this company?

(Cô ấy vẫn đang làm việc tại công ty này à?)

  • Is the clock working?

(Đồng hồ đang hoạt động không?)

Xem thêm: 20+ TỪ VỰNG TIẾNG ANH TẠM BIỆT VÀ HẸN GẶP LẠI

1.3 Dấu hiệu nhận biết thì hiện tại tiếp diễn

Các dấu hiệu để nhận biết thì hiện tại tiếp diễn bao gồm:

Trạng từ chỉ thời gian:

  • Right now (ngay bây giờ).
  • At the moment (ngay lúc này).
  • At present (hiện tại).
  • It’s + giờ + now…

Ví dụ:

  • He's giving a speech at this very moment.

(Anh ấy đang phát biểu ngay lúc này)

Các động từ gây chú ý:

  • Look! (Nhìn kìa).
  • Watch! (Xem kìa).
  • Listen! (Nghe này).
  • Keep silent! (Hãy im lặng).
  • Watch out!/ Look out! (Coi chừng)…

Ví dụ:

  • Keep silent! The teacher is entering the room. 

(Hãy im lặng! Giáo viên đang vào phòng).

Xem thêm: CÁCH HỎI ĐƯỜNG & CHỈ ĐƯỜNG CƠ BẢN BẰNG TIẾNG ANH

1.4 Cách dùng thì hiện tại tiếp diễn trong tiếng Anh

Dưới đây là các trường hợp phổ biến khi sử dụng thì hiện tại tiếp diễn:

Diễn tả một hành động đang diễn ra tại thời điểm nói.

Ví dụ:

It's raining, so I am staying indoors. 

(Trời đang mưa, vì vậy tôi đang ở trong nhà)

I am writing an email right now.

 (Tôi đang viết một email ngay lúc này)

Đề cập đến một hành động hoặc sự việc đang diễn ra nhưng không nhất thiết phải xảy ra ngay tại thời điểm nói

Ví dụ:

  • She is learning to play the piano. 

(Cô ấy đang học chơi đàn piano)

  • I am reading a great book these days. 

(Tôi đang đọc một cuốn sách tuyệt vời những ngày gần đây)

Thể hiện một kế hoạch được dự định rõ ràng trong tương lai

Ví dụ:

  • I am meeting with my client tomorrow morning. 

(Tôi sẽ gặp gỡ khách hàng của mình vào sáng ngày mai)

  • She is attending a conference in June. 

(Cô ấy sẽ tham dự một cuộc họp vào tháng Sáu)

Diễn tả sự khó chịu hoặc phiền lòng đang diễn ra tại thời điểm nói

Ví dụ:

  • She's constantly complaining about her job. 

(Cô ấy luôn than phiền về công việc của mình)

  • Why are you never listening to my suggestions? 

(Tại sao bạn không bao giờ lắng nghe ý kiến của tôi?)

Chỉ ra sự thay đổi, phát triển đang diễn ra và tiếp tục diễn ra

Ví dụ:

  • The climate is changing, and we need to take action. 

(Khí hậu đang thay đổi, và chúng ta cần hành động)

  • Her skills are improving day by day. 

(Kỹ năng của cô ấy đang được cải thiện từng ngày)

Xem thêm: TOP 5 PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG ANH HIỆU QUẢ CHO TRẺ EM TẠI NHÀ

1.5 Lý do nên sử dụng sơ đồ tư duy thì hiện tại tiếp diễn 

Sử dụng sơ đồ tư duy thì hiện tại tiếp diễn mang lại nhiều lợi ích

Mọi phương pháp đều có những lợi ích riêng biệt khi bạn sử dụng chúng. Hãy cùng xem xét các ưu điểm tuyệt vời mà bạn có thể thu được khi sử dụng sơ đồ tư duy thì hiện tại tiếp diễn:

  • Hỗ trợ việc tổng hợp kiến thức về thì hiện tại tiếp diễn một cách tỷ mỹ và chi tiết hơn về các khía cạnh như khái niệm, cấu trúc, dấu hiệu cũng như cách sử dụng…
  • Hiển thị kiến thức một cách có hệ thống và logic, giúp dễ dàng hiểu và ghi nhớ thông tin liên quan đến thì hiện tại tiếp diễn.
  • Tăng cường khả năng ghi chép hiệu quả và giúp bạn nhớ lâu hơn.
  • Khuyến khích sáng tạo và khả năng tư duy thông qua việc sử dụng hình ảnh và màu sắc.
  • Tiết kiệm thời gian hơn trong quá trình ôn luyện kiến thức.

Xem thêm: SIMILAR ĐI VỚI GIỚI TỪ NÀO? MÁCH NHỎ CÁCH DÙNG CHUẨN XÁC

2. Mẹo thiết kế sơ đồ tư duy hiệu quả

Các bước để tạo ra sơ đồ tư duy hiệu quả nhất

2.1 Xác định ý chính của sơ đồ

Ý chính là yếu tố quan trọng nhất trong việc triển khai sơ đồ tư duy thì hiện tại tiếp diễn. Việc đặt ý chính ở vị trí trung tâm và sử dụng hình ảnh minh họa và trang trí có thể giúp kích thích trí tưởng tượng và tạo ra một sự kết nối mạnh mẽ trong chủ đề. Điều này có thể tạo ra một sơ đồ tư duy dễ hiểu và hấp dẫn.

Nếu bạn đã phác thảo và lên ý tưởng trước, việc vẽ sơ đồ tư duy sẽ trở nên dễ dàng hơn và hiệu quả hơn.

2.2 Xác định loại sơ đồ phù hợp

Sau khi hiểu cơ bản về thì hiện tại đơn, bạn cần chọn loại sơ đồ tư duy thích hợp để trình bày kiến thức rõ ràng. Với sơ đồ tư duy thì hiện tại tiếp diễn, bạn có thể cân nhắc sử dụng 3 loại sơ đồ sau: 

  • Balance Map (Sơ đồ cân bằng)
  • Logic Chart (Sơ đồ logic)
  • Org Chart (Sơ đồ tổ chức)

2.4 Chọn từ khóa thích hợp

Sử dụng các từ khóa chính giúp tạo sự tập trung vào các khía cạnh quan trọng của chủ đề và tạo ra mối liên kết giữa các thông tin trong sơ đồ. Mỗi nhánh hoặc phần của sơ đồ tư duy nên có một từ khóa đi kèm, và nhãn riêng giúp xác định mục tiêu của từng phần.

Cách này giúp người sử dụng dễ dàng theo dõi và hiểu rõ thông tin, và cũng tạo ra một sơ đồ tư duy có cấu trúc, rõ ràng. 

2.5 Thêm các nhánh thích hợp cho sơ đồ tư duy

Sau khi đã phác thảo ý chính và xác định các từ khóa, bạn có thể tiến hành vẽ các nhánh chính cho chủ đề. Việc này giúp xây dựng cấu trúc sơ đồ tư duy và kết nối các khía cạnh quan trọng của chủ đề với ý chính. Các nhánh cần có sự liên quan trong cùng chủ đề, tránh đưa vào các thông tin không liên quan. 

2.6 Sử dụng màu sắc và hình ảnh minh họa

Việc sử dụng màu sắc và hình ảnh trong sơ đồ tư duy thì hiện tại tiếp diễn vô cùng quan trọng để tạo ra một sơ đồ hấp dẫn và dễ hiểu. Bạn nên làm nổi bật phần trung tâm và các từ khóa bằng những màu sắc sáng, rực rỡ. Bên cạnh đó, việc sử dụng hình ảnh chú thích phù hợp với nội dung sẽ làm cho sơ đồ trở nên trực quan và thú vị. 

2.7 Tìm hiểu các công cụ để vẽ sơ đồ tư duy

Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders sẽ giới thiệu tới bạn một số công cụ vẽ sơ đồ tư duy phổ biến cùng với ưu điểm và nhược điểm của mỗi công cụ:

MindMeister:

  • Ưu điểm: Giao diện thân thiện, dễ sử dụng, hỗ trợ làm việc đồng thời với nhóm, tích hợp các tính năng chia sẻ.
  • Nhược điểm: Phiên bản miễn phí có hạn chế về số lượng sơ đồ.

    Lucidchart:

    • Ưu điểm: Đa dạng về loại sơ đồ, tích hợp với nhiều ứng dụng khác, hỗ trợ đa nền tảng.
    • Nhược điểm: Phiên bản miễn phí có giới hạn tính năng, yêu cầu kỹ năng sử dụng cao hơn.

      Microsoft Visio:

      • Ưu điểm: Mạnh mẽ, đa chức năng, tích hợp tốt với các ứng dụng Microsoft khác, hỗ trợ nhiều loại sơ đồ.
      • Nhược điểm: Đắt đỏ, không dễ dàng sử dụng cho người không quen thuộc với các sản phẩm Microsoft.

        Bút và Giấy:

        • Ưu điểm: Đơn giản, không cần kỹ năng sử dụng công nghệ.
        • Nhược điểm: Khó để chia sẻ và duyệt qua mạng, không dễ dàng sửa chữa.

        Canva:

            • Ưu điểm: dễ sử dụng, đa dạng mẫu và dễ dàng tích hợp hình ảnh.
            • Nhược điểm: Phiên bản miễn phí của Canva có giới hạn về một số tính năng và tùy chọn thiết kế.

            Xem thêm: TẤT TẦN TẬT VỀ CẤU TRÚC HOWEVER - CÁCH SỬ DỤNG KÈM BÀI TẬP

            3. Một số mẫu sơ đồ tư duy thì hiện tại tiếp diễn tham khảo 

            Các bạn có thể tìm hiểu thêm bằng việc xem một số mẫu sơ đồ tư duy thì hiện tại tiếp diễn dưới đây:

            Mẫu sơ đồ tư duy thì hiện tại tiếp diễn 3

            Mẫu sơ đồ tư duy thì hiện tại tiếp diễn 1

            Mẫu sơ đồ tư duy thì hiện tại tiếp diễn 2

            (Nguồn: IELTS LangGo)

            Mẫu sơ đồ tư duy thì hiện tại tiếp diễn 4

            (Nguồn: Jes Edu)

            Mẫu sơ đồ tư duy thì hiện tại tiếp diễn 5

            (Nguồn: English For Dummies)

            4. Lời kết

            Cách vẽ sơ đồ tư duy thì hiện tại tiếp diễn đã được giới thiệu bởi Tiếng anh trẻ em BingGo Leaders thông qua bài viết trên. Hi vọng rằng bạn có thể tiếp thu những kiến thức quan trọng này để rèn luyện kỹ năng vẽ sơ đồ tư duy và đạt thành tích cao trong việc học tiếng Anh của mình.


            Xem thêm: CẤU TRÚC HOW ABOUT - CÁCH DÙNG, VỊ TRÍ VÀ BÀI TẬP RÈN LUYỆN

            Khoá học tại BingGo Leaders

            BingGo Leaders có gì?

            KHÓA HỌC KINDERGARTEN

            (3 - 5 tuổi)

            • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
            • Giáo trình: Cambridge
            • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
            • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
            • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

            XEM CHI TIẾT

            KHÓA HỌC STARTERS

            (6 - 7 tuổi)

            • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
            • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
            • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
            • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
            • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

            XEM CHI TIẾT

            KHÓA HỌC MOVERS

            (8 - 9 tuổi)

            • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
            • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
            • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
            • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
            • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

            XEM CHI TIẾT

            KHÓA HỌC FLYERS

            (10 - 13 tuổi)

            • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
            • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
            • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
            • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
            • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

            XEM CHI TIẾT

            NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

            (Đặc biệt TRẢI NGHIỆM HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại cơ sở)