QUY TẮC ĐÁNH TRỌNG ÂM TRONG TIẾNG ANH ĐƠN GIẢN, DỄ NHỚ

Mục lục [Hiện]

Việc giao tiếp speaking - listening trong tiếng Anh yêu cầu sự chính xác của trọng âm của từ. Do đặc thù của ngôn ngữ này có nhiều từ có viết giống nhau nhưng lại có trọng âm khác nhau nên nếu sai trọng âm, người nghe có thể hiểu sai ý của người muốn diễn đạt. Vậy với tầm quan trọng vô cùng lớn như vậy của trọng âm trong tiếng Anh, Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders sẽ giúp các bé học hiệu quả hơn đối với trọng âm khi giao tiếp nhé. Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

1. Trọng âm trong tiếng anh là gì?

Trước khi học xác định trọng âm trong tiếng Anh, ta cần phải hiểu rõ trọng âm là gì. Trọng âm (stress) là việc nhấn mạnh một âm tiết trong một từ hoặc nhấn mạnh một hay một số từ trong một câu hoàn chỉnh sao cho người nghe thấy chúng nổi bật hẳn so với các âm tiết khác trong từ hay các từ khác trong câu. Trọng âm được chia làm 2 loại chính: trọng âm từ và trọng âm câu.

1.1. Trọng âm từ

Trọng âm từ hay còn gọi là Word Stress là việc nhấn mạnh vào một âm tiết trong từ có nhiều âm tiết khi phát âm. Trong một từ có nhiều âm tiết, một âm tiết sẽ được nhấn mạnh hơn so với các âm tiết khác theo một số quy tắc nhất định. 

Đôi khi 2 từ có cách viết giống nhau nhưng lại có trọng âm rơi vào 2 âm tiết khác nhau và qua đó cũng thay đổi cách đọc của chúng. Ví dụ cụ thể cho trường hợp này có thể kể đến từ “contract” là từ có 2 âm tiết:

  • Contract khi đọc là /ˈkɒntrækt/ thì trọng âm rơi vào âm tiết đầu tiên. Khi đó “contract” có nghĩa là “hợp đồng” và là một danh từ.
  • Contract khi đọc là /kənˈtrækt/ thì trọng âm lại nằm ở âm tiết thứ 2. Lúc này contract lại là một động từ và mang nhiều nghĩa khác nhau như “co lại”, “mắc bệnh” nhưng thông dụng nhất là “kí hợp đồng”.

Các bé thấy không, chỉ cần một sai sót nhỏ khi nhớ sai trọng âm mà 2 từ tuy viết giống hệt nhau lại có nghĩa khác nhau hoàn toàn như vậy. Thật nguy hiểm khi sai trọng âm trong tiếng Anh phải không nào.

Quy tắc trọng âm từ

Quy tắc trọng âm từ

Xem thêm: GHI NHỚ NHANH 3 NGUYÊN TẮC TRỌNG ÂM TIẾNG ANH CÙNG BINGGO LEADERS

1.2. Trọng âm câu

Trọng âm trong tiếng Anh dành cho câu là Sentence Stress dùng để chỉ việc nhấn mạnh một hoặc một số từ trong câu. Mục đích của việc này để làm rõ ý nghĩa hoặc để hướng người nghe tập trung vào thông tin chính mà mình truyền đạt trong câu. Trọng âm câu tuy không gây hiểu nhầm ý nghĩa như trọng âm từ, nhưng lại ảnh hưởng đến chất lượng giao tiếp, sự trôi chảy của việc phát âm cũng như để cho người nghe biết được chúng ta đang muốn nhấn mạnh vào việc gì. Trong câu, thông thường các từ mang nội dung chính (content words) như chủ ngữ, động từ chính, tính từ và trạng từ chính sẽ được nhấn mạnh hơn các từ chức năng (function words) như các từ nối, giới từ, mạo từ hay trợ động từ. Minh họa cho trường hợp này ta có một câu đơn giản như sau:

  • ‘I will go to the ‘cinema ‘tomorrow. - Tôi sẽ đi xem phim vào ngày mai. Những từ “I”, “cinema”, “tomorrow” nằm sau dấu phẩy sẽ được nhấn mạnh hơn các từ khác nhằm thể hiện rõ hơn ý nghĩa của câu, đánh đúng vào mục đích là “tôi đi xem phim vào ngày mai”.

2. Tại sao phải học đánh trọng âm trong tiếng Anh

Trọng âm đóng vai trò rất quan trọng, đôi khi còn xếp trên cả ngữ pháp tiếng Anh. Khi các bé tham gia vào một cuộc trò chuyện thông thường với bạn bè, có thể một số ngữ pháp không làm thay đổi hẳn ý nghĩa của câu khi sai cũng không ảnh hưởng lắm. Thế nhưng trọng âm không chính xác có thể gây hiểu nhầm cũng như việc nói sẽ không trôi chảy, gặp rất nhiều khó khăn. Mình có thể phân tích một số vai trò rất quan trọng của trọng âm trong tiếng Anh như sau:

  • Hiểu đúng ý nghĩa của từ: Như đã phân tích ở một số ví dụ trên, trọng âm sẽ là công cụ giúp bé phân biệt được các từ có cùng cách viết nhưng có cách phát âm trọng âm khác nhau.
  • Giao tiếp tiếng Anh hiệu quả hơn: Việc nói đúng trọng âm câu giúp cả người nghe và người nói rất thoải mái trong việc giao tiếp. Người nghe gần như nắm được hết thông tin mà không cần phải tập trung nghe từng từ một, còn người nói sẽ truyền tải tốt hơn thông điệp của mình.
  • Ngữ điệu: Để giao tiếp như người bản xứ, việc nhấn nhả đúng cách sẽ giúp bé rất nhiều vì khi đó câu nói sẽ được tự nhiên hơn. Ngoài ra câu văn mạch lạc, cũng giống như dấu chấm, phẩy trong tiếng Việt, tiếng Anh cần trong âm để khi nói, người nghe cảm thấy dễ nghe hơn.
  • Cải thiện khả năng nghe nói: Khi đã nắm rõ trọng âm, việc nghe nói sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều vì chúng ta đã hiểu toàn bộ nội dung mà người nghe truyền đạt và có thể dễ dàng phản hồi lại với ngữ điệu và nhịp điệu tự nhiên.
Tầm quan trọng của trọng âm trong tiếng Anh

Tầm quan trọng của trọng âm trong tiếng Anh

3. 20 Quy tắc đánh trọng âm trong tiếng Anh

3.1. Quy tắc trọng âm với những từ loại

Với từ có 2 âm tiết:

  • Danh từ và tính từ có 2 âm tiết thì trọng âm thường rơi vào âm thứ nhất. Ví dụ từ present” /ˈpreznt/ - món quà (danh từ) và từ “awesome” /ˈɔːsəm/ - tuyệt vời (tính từ).
  • Đối với động từ và giới từ thì trọng âm lại thường nằm ở âm tiết thứ 2. Minh họa cho trường hợp này ta có “present” /prɪˈzent/ - trình bày (động từ) và từ “beside” /bɪˈsaɪd/ - bên cạnh (giới từ).

Với dạng từ ghép (Compound words), ta chia chúng ra làm 2 loại: danh từ ghép và tính từ, động từ ghép.

  • Danh từ ghép: trọng âm thường nằm ở từ ghép đầu. Ví dụ: “blackboard” /ˈblækbɔːd/ - bảng đen, hoặc “warehouse” /ˈweəhaʊs/ - nhà chứa
  • Tính từ và động từ ghép: trọng âm thường được đánh ở phần thứ 2 của từ ghép. Ví dụ: “underrate” /ˌʌndəˈreɪt/ - đánh giá thấp (động từ) và “old-fashioned” /ˌəʊld ˈfæʃnd/ - cổ điển (tính từ).

3.2. Quy tắc trọng âm với những từ có hậu tố thường gặp

  • Các từ có hậu tố -er và -ly trọng âm nằm ở âm tiết gốc. Ví dụ như từ “slowly” /ˈsləʊli/ - một cách chậm rãi và từ “farmer” /ˈfɑːmə(r)/ - nông dân.
  • Với các từ có đuôi là -cy, -ty, -phy, -gy, -al, trọng âm sẽ nằm ở âm thứ 3 từ cuối về tính từ âm hậu tố. Ví dụ các từ “philosophy” /fəˈlɒsəfi/ - triết học, “responsibility” /rɪˌspɒnsəˈbɪləti/ - trách nhiệm, “reasonable” /ˈriːznəbl/ - hợp lý.
  • Những từ có hậu tố -ic, -sion, - tion thì trọng âm sẽ rơi vào âm ngay trước hậu tố. Ví dụ: “terrific” /təˈrɪfɪk/ - tuyệt vời, “conversation” /ˌkɒnvəˈseɪʃn/ - cuộc trò chuyện, accession /əkˈseʃn/ - sự nhận chức.
  • Từ có đuôi -ive, -ize, -ise thì trọng âm thường nằm ở âm thứ 3 tính từ cuối đổ về. Ví dụ từ “alternative” /ɔːlˈtɜːnətɪv/ - linh hoạt, “memorize” /ˈmeməraɪz/ - ghi nhớ, “exercise” /ˈeksəsaɪz/ - bài tập.
  • Từ có tiền tố in-, im-, pre-, re-,... thì trọng âm không nằm trong tiền tố. Ví dụ: “possible” /ˈpɒsəbl/ - khả thi nhưng “impossible” /ɪmˈpɒsəbl/ - bất khả thi vẫn có trọng âm nằm ở âm /pos/, ngay sau tiền tố /im/. Tương tự với “preseason” /ˌpriːˈsiːzn/ hoặc “renew” /rɪˈnjuː/.
  • Từ có hậu tố -ment, -ness, -ship có trọng âm rơi vào âm tiết gốc. Ví dụ: “management” /ˈmænɪdʒmənt/ - sự quản lý, “happiness” /ˈhæpinəs/ - sự hạnh phúc, “friendship” /ˈfrendʃɪp/ - tình bạn.
  • Từ có hậu tố -able, -ible có trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 tính từ cuối lên. Có thể kể đến một số từ như “vegetable” /ˈvedʒtəbl/ - rau củ, “responsible” /rɪˈspɒnsəbl/ - có trách nhiệm.
  • Các từ có đuôi -ful, -less thì trọng âm sẽ nằm ở âm tiết gốc. Ví dụ từ “beautiful” /ˈbjuːtɪfl/ - đẹp, từ “loneliness” /ˈləʊnlinəs/ - sự cô đơn.

3.3. Quy tắc trọng âm với những từ có hậu tố đặc biệt

  • Từ có hậu tố -ee hoặc -eer thì trọng âm sẽ nằm đúng ngay vào âm đó. Ví dụ từ “employee” /ɪmˈplɔɪiː/ - nhân viên hoặc từ “engineer” /ˌendʒɪˈnɪə(r)/ - kỹ sư.
  • Hậu tố -ese nằm ở những từ có trọng âm rơi đúng vào âm hậu tố đó luôn. Những từ như: “Vietnamese” /ˌviːetnəˈmiːz/, “Japanese” /ˌdʒæpəˈniːz/.
  •  Những từ có hậu tố -ette, -esque như “cassette” /kəˈset/ - cát xét, burlesque /bɜːˈlesk/ - khôi hài thì trọng âm sẽ nằm ở chính hậu tố đó.
  • Từ có hậu tố -que, -ade: Trọng âm thường rơi vào chính hậu tố đó luôn. Ví dụ: “cheque” /tʃek/ - tờ séc hay “lemonade” /ˌleməˈneɪd/ - nước chanh.
  •  Từ có hậu tố -logy hoặc -graphy thì trọng âm thường nằm ở âm tiết thứ 3 từ cuối lên. Ví dụ từ “biology” /baɪˈɒlədʒi/ - sinh học hoặc từ “photography” /fəˈtɒɡrəfi/ - nhiếp ảnh.
  •  Từ có hậu tố -meter có trọng âm thường nằm ở âm tiết thứ 3 từ cuối lên. Ví dụ  diameter /daɪˈæmɪtə(r)/ - đường kính. 
  • Những từ có hậu tố -ian thì trọng âm đa phần sẽ rơi vào âm thứ 3 tính từ cuối lên. Ví dụ từ “librarian” /laɪˈbreəriən/ - thủ thư. 
  • Từ có hậu tố -acy có trọng âm nằm vào âm tiết thứ 3 từ cuối lên. Minh họa là từ “accuracy” /ˈækjərəsi/ - sự chính xác.
  • Từ có đuôi là -ism có trọng âm rơi vào âm tiết thứ 3 từ cuối lên. Ví dụ cho trường hợp này là từ “realism” /ˈriːəlɪzəm - chủ nghĩa hiện thực
  • Từ kết thúc bằng hậu tố -ity và -ety thường đánh trọng âm vào âm tiết thứ 3 từ cuối lên. Ví dụ với từ “nationality” /ˌnæʃəˈnæləti/ - quốc tịch, “variety” /vəˈraɪəti/  - sự đa dạng.

Trên đây là những quy tắc cơ bản nhất về việc nhận dạng trọng âm trong tiếng Anh. Tuy nhiên các bé cũng cần ghi nhớ rằng tiếng Anh không phải lúc nào cũng theo quy tắc, bên cạnh những từ có công thức thì vẫn còn rất nhiều những từ khác không theo một quy luật nào. Vậy nên bé cần phải thường xuyên trau dồi và ghi nhớ để không bị nhầm lẫn khi làm bài và giao tiếp nha.

20 quy tắc trọng âm cực kỳ hữu ích cho bé

20 quy tắc trọng âm cực kỳ hữu ích cho bé

4. Mẹo ghi nhớ quy tắc đánh trọng âm trong tiếng Anh đơn giản

Dựa vào 20 quy tắc trọng âm đã phân tích ở phần trên, chúng mình có thể đúc kết được một số mẹo hay trong việc xác định trọng âm như sau:

  • Sử dụng các quy tắc chung của từ loại. Như đã phân tích ở phần 3, hầu hết các từ loại giống nhau gồm danh từ, động từ, tính từ và các trợ từ khác đều có chung một quy tắc trọng âm. Việc ghi nhớ các quy tắc của mỗi từ loại vừa mang tính khái quát, lại dễ nhớ cho trẻ.
  • Ghi nhớ các quy tắc dành cho những từ có hậu tố thường gặp. Việc nhớ hết tất cả các từ có hậu tố đặc biệt ban đầu sẽ gây khó khăn cho bé, tuy nhiên nếu thường xuyên trau dồi và luyện tập cùng Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders, việc ghi nhớ sẽ không còn nhiều khó khăn.
  • Quan tâm đến ngữ cảnh của câu. Có một số lượng không nhỏ các từ trong tiếng Anh có cách viết giống nhau nhưng lại đọc khác nhau do trọng âm. Điển hình như từ “present” sẽ có 2 nghĩa khác nhau tùy theo cách đọc. Do vậy, việc hiểu ngữ cảnh sẽ giúp bé hiểu và ghi nhớ quy tắc đánh trọng âm.
  • Với những từ hiếm gặp hoặc có cách đánh trọng âm đặc biệt, việc trang bị một cuốn từ điển hoặc ghi nhớ từ hướng dẫn của thầy cô là rất quan trọng nha các bé.

Xem thêm: CÁCH TẬP NÓI TIẾNG ANH GIAO TIẾP CHO BÉ MỚI BẮT ĐẦU THẬT TỰ NHIÊN

Các quy tắc trọng âm trong tiếng Anh cần ghi nhớ

Các quy tắc trọng âm trong tiếng Anh cần ghi nhớ

5. Các trường hợp đặc biệt khi đánh trọng âm

Khi đã nắm được các quy tắc cơ bản về trọng âm trong tiếng Anh, các bé cũng cần phải lưu ý các trường hợp đặc biệt của chúng. Sau đây là một số trường hợp:

  • Danh từ và động từ có cách viết giống nhau nhưng cũng có trọng âm giống nhau: “answer” /ˈæn.sɚ/ - câu trả lời (danh từ) - trả lời (động từ), “offer”- /ˈɒfə(r)/ - lời đề nghị (danh từ) - đề nghị (động từ), “picture” /ˈpɪktʃə(r)/ - bức tranh (danh từ) - tưởng tượng (động từ), “travel” /ˈtrævl/ - du lịch (danh từ) - đi du lịch (động từ), “reply” /rɪˈplaɪ/ - lời đáp (danh từ) - trả lời (động từ),...
  • Từ trái với nguyên tắc cơ bản: “television” /ˈteliviʒən/, category /ˈkӕtəɡəri/, obligatory /əˈbliɡətəri/, politic /ˈpɒl.ɪ.tɪk/, lunatic /ˈluː.nə.tɪk/, arithmetic /əˈriθmətik/, coffee /ˈkɒf.i/, committee /kəˈmɪt.i/, primitive /ˈprɪm.ɪ.tɪv/, competitive /kəmˈpet.ɪ.tɪv/, cooperative /koʊˈɑː.pɚ.ə.t̬ɪv/, representative /rep.rɪˈzen.tə.tɪv/,...
Các trường hợp đặc biệt khi đánh trọng âm

Các trường hợp đặc biệt khi đánh trọng âm

6. Một số lỗi sai trọng âm trong tiếng anh cơ bản

Nếu đã nắm rõ các quy tắc và các trường hợp bất quy tắc thì chắc chắn bé sẽ rất tự tin trong giao tiếp vì việc xác định trọng âm trong tiếng Anh không còn là nỗi lo. Tuy nhiên, nếu chưa trôi chảy trong trọng âm, bé vẫn có thể mắc một số lỗi cơ bản như sau:

  • Đánh trọng âm vào tiền tố hoặc hậu tố thay vì âm chính. Ví dụ từ “unhappy” thì thay vì nhấn vào âm /Happy/ thì lại nhầm sang âm /un/.
  • Nhầm lẫn việc nhấn trọng âm trong từ ghép. Từ ghép thường cấu thành từ 2 từ đơn, người đọc rất dễ nhầm lẫn trong việc xác định đâu là từ chính để nhấn vào.
  • Nhầm lẫn những từ có cách viết giống nhau nhưng có cách đọc khác nhau do khác loại từ nên trọng âm khác nhau.
  • Nhầm vị trí trọng âm trong các từ dài. Các từ nhiều âm tiết chắc chắn sẽ gây rất nhiều khó khăn cho người đọc nếu như không nắm bắt được các quy tắc cơ bản.
  • Không chú ý đến ngữ điệu và trọng âm câu. Khi đọc một câu hoàn chỉnh, nhiều khi người đọc quá chú tâm đến việc phát âm từng từ một mà khiến cho ngữ điệu và trọng âm câu bị bỏ qua. Có thể không sai về phát âm từ và ngữ pháp nhưng sẽ gây ra sự thiếu lưu loát cho câu nói.
  • Xác định sai trọng âm các từ đặc biệt. Việc va chạm và ghi nhớ khi đã tra từ điển là một việc tối quan trọng khi gặp những từ khó trong tiếng Anh.
Bé cần chú ý cẩn thận những lỗi sai trọng âm cơ bản

Bé cần chú ý cẩn thận những lỗi sai trọng âm cơ bản

7. Bài tập luyện tập

Để nắm vững những điều đã được học ở trên về xác định trọng âm trong tiếng Anh, chúng mình hãy cùng thực hành ngay bằng những dạng bài tập sau:

7.1. Chọn từ có trọng âm khác những từ còn lại

Câu 1:

A. table

B. money

C. begin

D. clever

Câu 2:

A. important

B. consider

C. deliver

D. understand

Câu 3:

A. refuse

B. product

C. enjoy

D. arrive

Câu 4:

A. activity

B. creation

C. photography

D. director

Câu 5:

A. between

B. above

C. forward

D. aside

Câu 6:

A. energy

B. positive

C. important

D. increase

Câu 7:

A. develop

B. insight

C. consider

D. equation

Câu 8:

A. understand

B. contract

C. conflict

D. produce

Câu 9:

A. invite

B. protect

C. decide

D. hairbrush

Câu 10:

A. between

B. arrive

C. forward

D. alone

    Giải:

    1. C. begin

    2. D. understand

    3. B. product

    4. A. activity

    5. C. forward

    6. C. important

    7. B. insight

    8. A. understand

    9. D. hairbrush

    10. C. forward

    7.2. Chọn từ có trọng âm khác với những từ còn lại

    1. conduct, produce, receive, deliver
    2. begin, activity, defend, create
    3. delivery, attention, present, complete
    4. understand, conflict, enjoy, prepare
    5. develop, report, invent, increase
    6. important, defense, creation, refer
    7. discover, preference, complete, assist
    8. inquire, access, imagine, prepare
    9. accompany, object, provide, disagree
    10. understand, increase, report, assign

    Giải:

    1. conduct, produce, receive, deliver
    2. begin, activity, defend, create
    3. delivery, attention, present, complete
    4. understand, conflict, enjoy, prepare
    5. develop, report, invent, increase
    6. important, defense, creation, refer
    7. discover, preference, complete, assist
    8. inquire, access, imagine, prepare
    9. accompany, object, provide, disagree
    10. understand, increase, report, assign

      8. Lời kết

      Vậy là sau khi đi qua bài viết trên của Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders, chúng mình mong rằng các bé sẽ có thêm thật nhiều kiến thức về tìm trọng âm trong tiếng Anh. Đây là một kiến thức quan trọng, luôn xuất hiện trong giao tiếp thực tế và cả trong thi cử. Các bé hãy học thật tốt với BingGo Leaders và hẹn gặp lại trong các bài viết bổ ích sau nha.

      MS. LAN PHƯƠNG
      Tác giả: MS. LAN PHƯƠNG
      • VSTEP C1/Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm
      • Chuyên ngành Ngôn ngữ Anh - ĐHNN - ĐHQG, Học viên cao học phương pháp giảng dạy tiếng Anh
      • 4 năm kinh nghiệm giảng tiếng Anh

      Khoá học tại BingGo Leaders

      BingGo Leaders có gì?

      KHÓA HỌC KINDERGARTEN

      (3 - 5 tuổi)

      • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
      • Giáo trình: Cambridge
      • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
      • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
      • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

      XEM CHI TIẾT

      KHÓA HỌC STARTERS

      (6 - 7 tuổi)

      • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
      • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
      • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
      • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
      • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

      XEM CHI TIẾT

      KHÓA HỌC MOVERS

      (8 - 9 tuổi)

      • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
      • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
      • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
      • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
      • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

      XEM CHI TIẾT

      KHÓA HỌC FLYERS

      (10 - 13 tuổi)

      • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
      • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
      • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
      • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
      • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

      XEM CHI TIẾT

      ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

      ( Số lượng quà tặng có hạn )

      Khuyến mãi sắp kết thúc

      Đăng ký ngay