Nhấn nhá “đúng chỗ đúng nơi” giúp bé tự tin hơn khi giao tiếp và có ngữ điệu hay hơn. Tuy nhiên, làm thế nào để ghi nhớ và nói đúng trọng tâm? Có những nguyên tắc nào cần nhớ hay không? Bài viết dưới đây của BingGo Leaders sẽ chia sẻ với ba mẹ và các bé 3 nguyên tắc trọng tâm tiếng Anh dễ nhớ, dễ hiểu nhất!
1. Thế nào là trọng âm tiếng Anh?
Trọng âm được hiểu là âm tiết quan trọng. Đây thường là những âm tiết được đọc to, nhấn nhá rõ ràng hơn khi phát âm.
Như vậy, từ 1 âm tiết sẽ không có trọng âm. Ký hiệu trọng tâm trong tiếng Anh là dấu nháy đơn (‘) đặt trước âm được nhấn mạnh.
Ví dụ: Từ Family có phiên âm là /ˈfæm.əl.i/, dấu nháy đơn đặt ở âm tiết đầu tiên (theo phiên âm). Vậy trọng âm của từ Family sẽ nhấn mạnh vào âm tiết đầu tiên.
2. Những nguyên tắc trọng âm tiếng Anh cần nhớ
Trọng âm là một chủ điểm tiếng Anh khó, đòi hỏi bé cần có sự luyện tập thường xuyên. Trước hết để nhấn đúng trọng âm, ba mẹ cần giúp bé ghi nhớ 3 nguyên tắc dưới đây:
2.1. Nguyên tắc nhấn trọng âm với từ có 2 âm tiết
Dưới đây là 3 quy tắc cơ bản giúp bé xác định được trọng âm dành cho từ có 2 âm tiết.
Cụ thể:
- Nhấn trọng âm với danh từ, tính từ
Cần nhớ: Hầu hết các danh từ, tính từ có 2 âm tiết đều nhấn trọng âm vào âm tiết đầu tiên. Ngoài ra vẫn có một số trường hợp ngoại lệ. Qua việc học và luyện tập mỗi ngày sẽ giúp bé ghi nhớ được các trường hợp đặc biệt này.
Nguyên tắc nhấn trọng âm với từ có 2 âm tiết
Ví dụ:
Parent /ˈper.ənt/: Cha, mẹ
Father /ˈfɑː.ðər/: Cha
Mother /ˈmʌð.ər/ : Mẹ
Camera /ˈkæm.rə/: Thiết bị ghi hình
Một số trường hợp ngoại lệ như: Campaign /kæmˈpeɪn/; Chinese /tʃaɪˈniːz/; mistake /mɪˈsteɪk/…
- Nhấn trọng âm với động từ
Ngược lại với danh từ và tính từ, phần lớn các động từ có 2 âm tiết đều nhấn trọng âm vào âm tiết thứ hai.
Ví dụ:
Invent /ɪnˈvent/: Phát minh
Collapse /kəˈlæps/: Sụp đổ
Ngoài ra cần lưu ý thêm trường hợp đặc biệt. Nếu âm tiết thứ 2 của động từ là nguyên âm ngắn, kết thúc bằng một phụ âm. Hoặc không có phụ âm cuối, bao gồm: -er, en, ish, age.
Lấy ví dụ cụ thể như từ finish /ˈfɪn.ɪʃ/, có phụ âm cuối là -ish.
- Các trường hợp đặc biệt
Từ có 2 âm tiết, kết thúc bằng “ever’ thì trọng âm tiếng Anh rơi chính vào ever. Ví dụ: Từ Whatever /wɒtˈev.ər/, trọng tâm rơi vào âm tiết e.
Từ có 2 âm tiết, kết thúc bằng “how, what, where” => Trọng âm rơi vào âm tiết đầu tiên.
Từ có 2 âm tiết, có xuất hiện âm tiết “ow”. Lúc này trọng âm của từ sẽ nhấn vào âm tiết thứ nhất. Ví dụ từ borrow, phiên âm là /ˈbɒr.əʊ/. Do có chứa “ow” nên nhấn trọng âm vào âm tiết thứ nhất.
2.2. Nguyên tắc nhấn trọng âm với từ có 3 âm tiết
Ba mẹ cần tìm hiểu nguyên tắc với từ có 3 âm tiết để hướng dẫn bé phát âm chính xác hơn. Nguyên tắc bao gồm:
- Nguyên tắc trọng âm với danh từ
Nếu âm tiết thứ hai có chứa âm yếu /ə/ hoặc /i/ thì trọng âm sẽ nhấn vào âm tiết đầu tiên.
- Nguyên tắc trọng âm với tính từ
Nếu âm đầu tiên là /ə/ hoặc /i/ thì trọng âm sẽ nhấn vào âm tiết thứ hai.
- Nguyên tắc trọng âm với động từ
Có 2 trường hợp trọng âm tiếng Anh là:
Trường hợp động từ (có 3 âm tiết) kết thúc bằng 1 phụ âm, trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ 2. Ví dụ từ Encounter (động từ có 3 âm tiết, dịch nghĩa là bắt gặp). Kết thúc bằng phụ âm “r” => Trọng âm là âm tiết thứ hai, /iŋ’kauntə/.
Động từ (có 3 âm tiết) kết thúc từ 2 phụ âm trở lên. Hoặc có âm tiết thứ 3 là nguyên âm đôi. Trong trường hợp này trọng âm sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất. Ví dụ từ Compromise (động từ có 3 âm tiết, dịch nghĩa là thỏa hiệp). Trọng âm nhấn vào âm tiết đầu tiên là /ˈkɒm.prə.maɪz/.
2.3. Nguyên tắc nhấn trọng âm với từ có 2 cách phát âm
Đây là một trường hợp khó. Ba mẹ hướng dẫn bé nhớ quy tắc quan trọng là:
Nếu từ có 2 âm tiết, có 2 cách đọc khác nhau. Lúc này cần căn cứ vào tùy hoàn cảnh, vị trí trong câu để nhấn trọng âm chính xác.
Chẳng hạn như: Present / ‘prezənt/. Đây là danh từ, dịch nghĩa là hiện tại. Trọng âm là âm tiết đầu tiên.
Một số lưu ý nhỏ giúp nhấn trọng âm tiếng Anh chính xác hơn:
- Từ có 2 âm tiết, bắt đầu bằng chữ “a”. Trọng âm của từ đó nhấn vào âm tiết thứ hai.Ví dụ affect /əˈfekt/.
- Trọng âm của đại từ phản thân là âm tiết thứ hai. Chẳng hạn như himself /hɪmˈself/, herself /hɜːˈself/…
- Từ có 2 âm tiết, kết thúc bằng chữ “y” thì trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai. Ví dụ apply có âm y cuối cùng, trọng âm nhấn vào âm tiết thứ hai là /əˈplaɪ/.
- Từ có bắt đầu “every” trọng âm sẽ rơi vào chính từ đó. Ví dụ everything /ˈev.ri.θɪŋ/.
3. Lời kết
Trong bài viết trên BingGo Leaders đã đưa ra 3 nguyên tắc trọng âm tiếng Anh cần nhớ và mẹo ghi nhớ nhanh, vận dụng hiệu quả. Ba mẹ có thể hướng dẫn bé luyện tập những nguyên tắc này để việc giao tiếp tiếng Anh có nhấn nhá, sát với cách phát âm của người bản xứ.
Ngoài ra hãy tham khảo bài viết: Bật mí cho bé 5 phương pháp ghi chép tiếng Anh cực hiệu quả để hỗ trợ bé học tốt hơn mỗi ngày mẹ nhé!