GIAI ĐOẠN KHỦNG HOẢNG XA CÁCH Ở TRẺ: BỐ MẸ CẦN LÀM GÌ ĐỂ KHẮC PHỤC?

Trẻ nhỏ đang rất ngoan, đột nhiên bám mẹ, hoảng sợ khi thấy người lạ, liên tục khóc mè nheo khiến mẹ vô cùng mệt mỏi không biết giải biết thế nào? Đây có thể là biểu hiện của giai đoạn khủng hoảng xa cách ở trẻ dưới 3 tuổi. Hãy cùng Bingo Leaders tìm hiểu về nỗi lo sợ của bé và cùng con vượt qua thời gian khó khăn này qua bài viết dưới đây.

1. Sự thật về hội chứng khủng hoảng xa cách?

Hội chứng này là biểu hiện tâm sinh lý bình thường của mọi em bé. Nó thường xảy ra khi trẻ bắt đầu nhận thức được sự tồn tại và xa cách của bố mẹ. Điều này hết sức bình thường đối với sự phát triển của bé. Bên cạnh đó giai đoạn này cũng cho thấy các con đang dần có tính độc lập và nhận thức rõ hơn về sự an toàn. 

Khủng hoảng xa cách là tâm sinh lý bình thường đối với trẻ nhỏ
Khủng hoảng xa cách là tâm sinh lý bình thường đối với trẻ nhỏ

1.1. Triệu chứng

  • Luôn lo lắng, bồn chồn khi ở trong tình trạng xa cách với bố mẹ.
  • Không dám ngủ một mình khi không có bố mẹ, thường mơ thấy ác mộng.
  • Bám bố mẹ khi ở nơi xa lạ hay gặp gỡ người lạ. 
  • Khi phải đi khám bác sĩ, bé sẽ tuyệt đối phải có mẹ đi theo.
  • Không dám đến gần hay tiếp xúc với người xung quanh, kể cả cô giáo.
  • Khó mở lòng trong việc kết bạn, có những hành động như đi tiểu, đóng mở cửa,... vì lo lắng. 

1.2. Thời điểm biểu hiện triệu chứng

  • Khoảng giai đoạn từ 6 đến 7 tháng tuổi, bé dễ có dấu hiệu của khủng hoảng xa cách. Tình trạng này lên đến đỉnh điểm từ tháng thứ 8 cho đến 18 tháng tuổi.
  • Khoảng 2 đến 3 tuổi, hội chứng này có xu hướng ổn định hơn. Chính vì vậy ba mẹ có thể áp dụng các phương pháp đơn giản như nhẹ nhàng giải thích,.. để làm giảm biểu hiện tiêu cực của con.

1.3. Nguyên nhân

Sau thời gian tương tác, bé có thể lưu giữ hình ảnh bố mẹ trong tâm trí. Từ đó  hình thành cảm giác gắn bó và nhận ra sự tồn tại của những người thân thuộc. Khi bị tách khỏi bố mẹ, bé không hiểu rằng bố mẹ sẽ quay trở lại. Điều này dẫn đến tình trạng bị lo lắng, òa khóc, đòi quấn mẹ. 

1.4. Hậu quả

  • Hậu quả được thể hiện rõ ràng nhất khi bé lớn lên và biết đi nhưng vẫn lo lắng bị xa cách bố mẹ. Nếu không can thiệp kịp thời, tình trạng nặng kéo dài có thể gây nên sự phát triển không phù hợp với lứa tuổi. Một số biểu hiện như: Bé sợ ở một mình, không ngủ một mình hoặc không dám tới trường học.
  • Hội chứng khủng hoảng xa cách có thể gây nên hậu quả như khiến trẻ bị rối loạn âu phân ly (SAD), bị rối loạn ý thức, trí nhớ trong trường hợp kéo dài trên 2 năm.  

2. Làm thế nào để giúp trẻ vượt qua giai đoạn khủng hoảng xa cách?

Khủng hoảng xa cách thường xảy ra ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển của bé. Tùy thuộc vào tính cách và đặc điểm của trẻ mà trong mỗi giai đoạn sẽ có hướng xử lý khác nhau.

2.1. Đối với trẻ sơ sinh

Khủng hoảng xa cách có thể khiến những biểu hiện nghiêm trọng hơn khi con đang đói, mệt hoặc bị ốm. Nếu đang trong những ngày không khỏe, bố mẹ hãy cố gắng ở cạnh xoa dịu tâm lý, tạm dừng việc cho trẻ tách ba/mẹ cho đến khi con sẵn sàng hơn về thể chất và tinh thần.

Gửi trẻ từ sớm tạo thói quen tốt cho sự phát triển
Gửi trẻ từ sớm tạo thói quen tốt cho sự phát triển

Làm thế nào để giúp trẻ vượt qua?

Gửi bé cho người giữ trẻ: cần bắt đầu gửi bé cho người trông trẻ trong khoảng 6 tháng tuổi. Điều này giúp con làm quen dần việc tiếp xúc với người lạ và quên đi sự vắng mặt của bố mẹ. 

Hành động thống nhất với lời nói: Khi gửi bé cho người trông trẻ, bố mẹ đừng đột ngột để bé ở lại với người lạ. Bởi điều này sẽ dẫn tới nỗi hoảng sợ càng lớn. Hãy ở lại một chút tạm biệt bằng một cái ôm nhẹ nhàng, lời thủ thỉ sẽ làm cho bé yên tâm hơn. 

Tuyệt đối chào tạm biệt không nước mắt, không bịn rịn, không ngoái lại nhìn bé nhiều lần. Hãy mỉm cười và chào tạm biệt một cách vui vẻ. Nên để bé nhìn thấy việc bố mẹ rời đi, không nên có hành vi trốn con, điều này sẽ khiến bé hoảng sợ, càng quấn mẹ hơn. 

2.2. Đối với trẻ biết đi

Khoảng 2 tuổi, bé đã có mối quan hệ gắn bó mật thiết với bố mẹ. Khi bé hiểu thế nào là độc lập, chúng có thể nhận thức được rõ ràng hơn việc tự chơi một mình, bị ngăn cách, thiếu vắng bố mẹ. 

Biểu hiện của bé trong giai đoạn lúc này sẽ ồn ào, khóc mè nheo, làm nũng với bố mẹ. Bé cũng biết rằng mỗi khi khóc, bố mẹ sẽ có phản ứng như ẵm bồng, vỗ về nên bé làm bất cứ hành động gì để bố mẹ ở lại. 

Độ tuổi biết đi là thời gian nhạy cảm nhất đối với trẻ
Độ tuổi biết đi là thời gian nhạy cảm nhất đối với trẻ

Làm thế nào để giúp trẻ vượt qua?

Trong giai đoạn này muốn bé chấp nhận việc không thấy bố mẹ trong một khoảng thời gian thì cần để trẻ học cách tự chơi một mình. Trước khi ra khỏi nhà, hãy giao cho bé một nhiệm vụ nào đó đơn giản như nhờ bé đóng cửa sau khi ra khỏi nhà hoặc vẽ tranh… để bé bị phân tâm. 

Ngoài ra, bố mẹ có thể mua cho bé những đồ chơi có hình thù bắt mắt, âm nhạc sống động tạo sự thích thú khi bé tự chơi một mình mà không nhàm chán. Đồng thời, bố mẹ cũng nên cho bé biết khi nào mình sẽ về để bé không còn quá lo lắng. Chẳng hạn như trước khi đi, nói với bé rằng sẽ về vào giờ ăn tối.

2.3. Đối với trẻ mẫu giáo

Với những bé khi đi học mẫu giáo, sự thay đổi môi trường sẽ khiến bé bị lo lắng, sợ hãi khi phải tiếp xúc với nhiều người lạ trong lớp học. Thời gian này bé đang trong tình trạng thích ứng với việc xa cách bố mẹ lâu nhất. Chính vì vậy con có thể khóc rất nhiều, đòi về cùng bố mẹ hay năn nỉ ở lại với bé.  

Tình trạng này có thể kéo dài vài tuần cho tới khi bé quen dần và nhận thức được bố mẹ sẽ tới đón mình ở trường khi tan học. Bước đầu bố mẹ có thể dạy một số kỹ năng cho bé trong thời gian học tại trường, có thể tham khảo 10 cách dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi bố mẹ không thể bỏ qua

Thời điểm trẻ xa bố mẹ lâu nhất nên cần được an ủi nhiều hơn
Thời điểm trẻ xa bố mẹ lâu nhất nên cần được an ủi nhiều hơn

Làm thế nào để giúp trẻ vượt qua?

Ở độ tuổi này, bé đã có xu hướng ổn định hơn, bố mẹ hãy quan tâm để bé cảm thấy an toàn. 

  • Điều chỉnh cảm xúc của bé: hãy tâm sự về những lo lắng của bố mẹ đối với bé, cố gắng thuyết phục để bé hoàn toàn có thể tự đối phó với nỗi sợ hãi khi ở một mình. 
  • Dành thêm thời gian cho bé: cố gắng dành nhiều thời gian cho bé để bé hiểu rằng mình vẫn được bố mẹ chú ý, vẫn cảm thấy an toàn. Nếu bé sắp có em, bố mẹ hãy thông báo điều này với bé, quan tâm nhiều hơn để bé không cảm thấy mình bị lãng quên.
  • Lập thời khóa biểu: Bố mẹ cần giúp bé làm quen với những hoạt động được lặp lại mỗi ngày để bé dần có thói quen như đi học, ăn uống, chơi, ngủ nghỉ. Điều này sẽ rất hữu ích bởi vì bé biết rằng điều gì sẽ xảy ra tiếp theo trong ngày  và khi nào mình sẽ được gặp bố mẹ.
  • Không nổi nóng với bé: Đôi khi, bé trở nên cáu kỉnh muốn bố mẹ phải chiều theo yêu cầu của mình, chẳng hạn như ngủ muộn mỗi tối… Tuy nhiên, bố mẹ không nên quát tháo mà hãy luôn giữ tình yêu thương và khuyên con nên đi ngủ sớm bằng cách đọc truyện cho bé. 

3. Cách khắc phục hội chứng khủng hoảng xa cách ở trẻ vào ban đêm

Một số bé bị tỉnh giấc nhiều lần trong đêm, khóc rất nhiều trong trạng thái hoảng sợ cho tới khi nhìn thấy bố mẹ. Hậu quả lớn nhất là cả bé và bố mẹ không có giấc ngủ ngon. 

Để khắc phục nỗi sợ hãi của bé, bố mẹ có thể tham khảo những biện pháp sau: 

Chăm sóc cho bé có được giấc ngủ ngon
Chăm sóc cho bé có được giấc ngủ ngon
  • Nói chuyện với bé: Khi cho bé đi ngủ, không rời khỏi phòng lập tức mà nên vỗ về, trò chuyện, hát cho bé nghe. Đợi khi bé chìm vào giấc ngủ say mới rời khỏi phòng và quay trở lại thường xuyên trông chừng bé khoảng một tiếng đầu, cho tới khi bé quen với việc không có bố mẹ bên cạnh khi ngủ. 
  • Tập một số thói quen trước khi ngủ: Bố mẹ có thể massage, hát ru cho bé hay đọc những câu chuyện cổ tích để giúp bé yên tâm ngủ ngon, không bị thức giấc vào ban đêm. 
  • Bố mẹ không nên lén rời khỏi phòng, bé sẽ cảm thấy mất niềm với bố mẹ, hãy hôn tạm biệt và dành những lời chúc ngủ ngon cho bé rồi mới ra khỏi phòng. 
  • Khi bé khóc vào ban đêm, hãy nhanh chóng trở lại phòng, dỗ dành cho đến khi bé đi vào giấc ngủ. 
  • Giữ bình tĩnh khi bé khóc để bé cảm nhận được mọi việc đều tốt và bớt sợ hãi hơn.
  • Chơi ú òa với bé để giúp bé thoải mái cười nhiều hơn, khắc phục nỗi sợ hãi.

4. Kết luận

Vòng tuần hoàn phát triển của bé sẽ không bao giờ kết thúc, những sự thay đổi ở trẻ chỉ là khởi đầu cho giai đoạn tiếp theo. Việc bố mẹ tìm hiểu các kiến thức về những giai đoạn khủng hoảng xa cách của bé vô cùng quan trọng đối với sự phát triển trong tương lai. Để dễ dàng hơn bố mẹ có thể tìm hiểu Lưu ý những tính cách, khả năng của trẻ 2 tuổi nếu muốn dạy con ngoan.

Để giám sát được tình hình sức khỏe của con, bố mẹ có thể theo dõi BingGo Leaders trên facebook hoặc website cập nhật thường xuyên những thông tin hữu ích trong việc nuôi dạy con ở thời gian đầu đời này. 

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

(Đặc biệt TRẢI NGHIỆM HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại cơ sở)