Cùng với sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0, khối lượng thông tin về vấn đề nuôi dạy trẻ, nhất là vấn đề khủng hoảng thường gặp ngày một lớn.
Điều này vô tình khiến bố mẹ hoang mang không nắm rõ được các giai đoạn khủng hoảng thực sự ở trẻ trong độ tuổi từ 3 - 15 để đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp nhất. Vậy hãy cùng BingGo Leaders tìm hiểu trong những chia sẻ dưới đây, ba mẹ nhé!
1. Khủng hoảng ở trẻ có nghiêm trọng không?
Câu trả lời là Có! Khủng hoảng là sự thay đổi đột ngột trạng thái ở trẻ, chủ yếu liên quan đến các vấn đề tâm lý. Nhiều tài liệu đã nhận định giai đoạn khó khăn này chính là kết quả của một quá trình, khi các biểu hiện bất thường của bé không được quan tâm đúng cách.
Ở một khía cạnh khác, khủng hoảng ở trẻ 3 - 15 tuổi là giai đoạn đánh dấu sự biến chuyển về nhận thức và tâm lý. Rõ ràng, đây là một vấn đề cấp thiết, nghiêm trọng và cần được ba mẹ quan tâm. Mẹ đừng chủ quan bởi nó có thể ảnh hưởng đến tâm lý và quá trình trưởng thành của trẻ.
2. Tổng hợp các giai đoạn khủng hoảng ở trẻ từ 3 - 15 tuổi
Nguyên nhân của vấn đề này chủ yếu xuất phát từ yếu tố tâm lý. Khi bước vào giai đoạn thay đổi tâm sinh lý, não bộ của con chưa đủ khả năng để nhận thức và giải quyết vấn đề. Chính điều đó đã khiến trẻ bị stress.
Cụ thể có 3 mốc giai đoạn khủng hoảng ở trẻ 3 - 15 tuổi dưới đây, mẹ nên lưu lại để tìm hiểu.
2.1. Giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi
Đây là giai đoạn chuyển giao từ ấu nhi (0 đến 3 tuổi) bước sang tuổi mẫu giáo (3-6 tuổi).
1 - Dấu hiệu nhận biết
- Trẻ tiêu cực, luôn tỏ ra chống đối bằng cách quậy phá, khóc hoặc ăn vạ
- Con luôn muốn tự làm điều gì đó, tự ý mà không xin phép người lớn
- Trẻ không nói, bày tỏ thái độ chống đối hoặc không lễ phép
2 - Mẹ nên làm gì?
- Cho trẻ quyền lựa chọn: Thay vì ra lệnh, bắt ép, ba mẹ hãy cho con quyền tự lựa chọn. Ví dụ “Con muốn uống sữa vị nào, vị dâu hay chocolate?“. Bằng cách này bé sẽ cảm thấy được tôn trọng hơn.
- Dạy con làm việc có trình tự: Mẹ tập cho bé 3 - 5 tuổi chơi trò xếp hình, xếp chữ giúp còn rèn luyện tính tỉ mỉ kiên nhẫn. Từ đó học cách làm việc có trật tự, giúp phản ứng của con với các vấn đề sẽ dần ổn định hơn.
Mẹ xem thêm bài viết: Đâu là cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh được nhiều ba mẹ áp dụng để “nằm lòng” nhiều bí kíp hữu ích nhé!
2.2. Giai đoạn từ 6 đến 11 tuổi
Giai đoạn từ 6 đến 11 con bắt đầu đi học, bước vào môi trường mới với nhiều điều lạ lẫm. Do vậy con dễ gặp phải khủng hoảng, nhất là về tâm lý.
1 - Dấu hiệu nhận biết
- Trẻ hay ăn vạ, khóc và quấy phá
- Con bướng bỉnh hơn, luôn bày tỏ thái độ bài xích hoặc cãi lời ba mẹ
- Tính cách thất thường, lúc năng động lúc lại ủ rũ, buồn bã
- Trẻ biếng ăn, nhác ăn, tăng hoặc giảm cân đột ngột
- Trẻ phản ứng chậm, uể oải, mất tập trung
2 - Mẹ nên làm gì?
- Luôn chia sẻ, lắng nghe trẻ: Ba mẹ trò chuyện, luôn chăm chú lắng nghe giúp con cảm thấy yên tâm hơn. Khi trẻ cởi mở sẽ phần nào giúp con tiết chế những hành động không đúng và tích cực hơn.
- Khuyến khích con học ngôn ngữ mới: Mẹ cho trẻ học thêm một ngôn ngữ mới (ví dụ như tiếng Anh) là cách giúp con rèn luyện tư duy. Con sẽ cảm nhận được sự thú vị, kích thích khám phá, tiết chế sự cáu kỉnh, hành vi bất thường ngay.
2.3. Giai đoạn từ 11 đến 15 tuổi
Đây là bước đệm để con “học làm người lớn”, cũng chính là giai đoạn khủng hoảng tuổi dậy thì.
1 - Dấu hiệu nhận biết
- Kết quả học tập giảm sút, mải chơi, thậm chí bỏ học
- Thường xuyên giải quyết vấn đề bằng bạo lực
- Con tỏ ra tự ti, nhút nhát, e dè hoặc nổi loạn
- Con bắt đầu tò mò về phim ảnh không phù hợp với lứa tuổi hoặc vấn đề tinh dục
- Ở một số bé có dấu hiệu nổi loạn, tìm các chất kích thích, bia rượu
Để hiểu rõ về vấn đề này, mẹ đọc ngay bài viết: Tuyệt chiêu cùng con vượt qua khủng hoảng tuổi dậy thì, mẹ biết chưa?
2 - Mẹ nên làm gì?
- Luôn trấn an trẻ: Con cáu gắt, nóng nảy là do chưa tiếp nhận được sự thay đổi của hormone sinh dục. Bởi vậy ba mẹ hãy luôn trấn con, ví dụ như: “Con mọc râu, vỡ giọng là chuyện bình thường, các bạn cũng như con vậy”
- Tôn trọng quyền của riêng tư của trẻ: Bước vào độ tuổi 11 - 15, con luôn khát khao tự do. Nếu bị quản thúc, ép buộc con chắc chắn sẽ nổi loạn. Thay vào đó, ba mẹ hãy luôn tôn trọng quyền riêng tư, cho phép và ủng hộ mong muốn, ước mơ chính đáng của trẻ.
3. Một số lưu ý giúp bố mẹ đồng hành cùng con vượt qua giai đoạn khủng hoảng
Để cùng con vượt qua giai đoạn thay đổi tâm sinh lý, các bậc phụ huynh cần chuẩn bị về kiến thức, kỹ năng và đặc biệt là tinh thần. Bởi đây là quá trình dài luôn cần sự quan tâm sát sao từ cha mẹ.
3.1. Hãy luôn kiên nhẫn
Ba mẹ hãy là người người thầy, người thân và bạn bè của trẻ để đồng hành cùng con vượt qua mốc khủng hoảng. Hãy nhớ con cần sự kiên nhẫn, lắng nghe thay vì la mắng, vấn đề của con sẽ càng nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh đó, ba mẹ cần luôn là người làm gương cho bé, từ lời nói đến hành vi. Khi thực hiện các yêu cầu từ phụ huynh, trẻ sẽ có xu hướng tham chiếu với những hành động trước đó của ba mẹ. Do đó việc làm gương sẽ giúp con nhận thức được hành vi nào là sai hoặc đúng, nên và không nên làm.
3.2. Tham gia các hội nhóm chia sẻ
Ba mẹ nên tích cực tham gia các hội nhóm nuôi dạy hoặc đồng hành cùng con tuổi dậy thì trên facebook để lắng nghe nhiều câu chuyện từ các phụ huynh khác. Từ đó rút kinh nghiệm cho mình giúp con nhẹ nhàng vượt qua giai đoạn khủng hoảng.
Gợi ý cho mẹ một số hội nhóm bổ ích trên facebook như: Chăm con khỏe - dạy con ngoan, Tâm sự mẹ nuôi con, Nuôi con 4.0…
3.3. Tìm kiếm lời khuyên từ chuyên gia thông qua sách hoặc hội thảo trực tuyến
Khủng hoảng ở trẻ là chủ đề HOT, bởi vậy mẹ dễ dàng tiếp cận nhiều nguồn khoa học như lời khuyên từ chuyên gia hay các hội thảo trực tuyến bổ ích. Mẹ tìm kiếm thông tin từ các nguồn như Internet, sách nuôi dạy con, Youtube hoặc các chương trình tivi.
Ví dụ như cuốn sách Bắt Sóng Tuổi Ẩm Ương; Tuổi Dậy Thì Nói Gì Với Con hay Từ Bé Gái; Bé Trai, Tôi Trở Thành Người Lớn…
Hoặc mẹ xem chương trình "Ba mẹ hiện đại dạy con thời 4.0" của VTV với 4 Talkshow cực hay và bổ ích nhé.
4. Lời kết
Hy vọng bài viết trên đã phần nào giúp ba mẹ nắm được các mốc giai đoạn khủng hoảng 3 - 15 tuổi cũng như lựa chọn được phương pháp giáo dục phù hợp để đồng hành cùng con trong hành trình khôn lớn.
Các bài viết mới nhất của sẽ luôn được cập nhật thường xuyên trên Blog của BingGo Leaders, ba mẹ hãy đón đọc nha!