Bữa ăn - giấc ngủ của bé chắc hẳn là nỗi lo của rất nhiều gia đình có con nhỏ. Đặc biệt là ba mẹ có con đầu lòng sẽ rất bối rối nếu không tìm hiểu kỹ. Vậy làm sao để nhận biết bé đang gặp khủng hoảng? Và xác định được rồi thì ba mẹ phải làm gì để giúp con vượt qua giai đoạn đó?
Bài viết này của BingGo Leaders sẽ giải đáp tất tần tật về giai đoạn khủng hoảng giấc ngủ của trẻ giúp bạn có thể chăm sóc con tốt hơn.
1. Khủng hoảng giấc ngủ ở trẻ là gì?
Sau khi sinh con, cha mẹ không chỉ phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe mà việc nắm bắt tâm sinh lý của trẻ cũng gặp không ít khó khăn. Khoảng thời gian khó chịu nhất là 10 tuần rơi vào tình trạng khủng hoảng giấc ngủ của trẻ.
Mặc dù mỗi đứa trẻ sẽ có thể trạng và đặc điểm tính cách khác nhau, nhưng tất cả trẻ em đều trải qua quá trình phát triển như nhau. Mỗi giai đoạn thể hiện một sự thay đổi trong quá trình phát triển và thế giới quan của bé. Trẻ chỉ có thể phát huy hết khả năng của mình khi bộ não của trẻ đủ trưởng thành. Và khi chúng lớn lên, bộ não có sự tích lũy đủ nhiều và đứa trẻ trở nên thông minh hơn.
2. Biểu hiện khủng hoảng giấc ngủ của trẻ
Nếu ba mẹ thấy con có những biểu hiện sau, rất có thể bé đang trong tình trạng rối loạn giấc ngủ tự nhiên. Cụ thể:
- Khóc nhiều hơn, quấn mẹ hơn ...
- Mè nheo, đòi ba mẹ chơi nhiều hơn với con.
- Có đôi chút tăng động hơn ngày thường
- Xuất hiện tình trạng biếng ăn
- Khó ngủ vào ban đêm, giấc ngủ không sâu, ngủ ít.
- Thay đổi tâm trạng thất thường, đang vui vẻ tự nhiên giận dỗi hoặc ngược lại.
3. Giai đoạn khủng hoảng giấc ngủ của trẻ
Thông thường thời kỳ rối loạn giấc ngủ của trẻ thường sẽ kéo dài khoảng 5 tuần. Bao gồm hai giai đoạn là nắng đẹp và bão tố.
- Thời kỳ bão tố: Là thời điểm bé học hỏi kỹ năng mới. Lúc đầu sẽ không tránh khỏi tình trạng bé có những biểu hiện như khó chịu, cáu kỉnh, khóc lóc.
- Thời kỳ nắng ấm: Là thời kỳ bé dần cải thiện hơn trong việc học kỹ năng cũng như phát triển toàn diện hơn về nhận thức.
Sự thật là không dễ dàng để có thể nhận định chính xác thời kỳ khủng hoảng sẽ đến và rời đi lúc nào. Vì sở dĩ từ khi sinh ra mỗi đứa trẻ là một cá thể duy nhất và đều có tốc độ phát triển khác biệt của riêng mình.
4. Cách khắc phục khủng hoảng giấc ngủ của trẻ hiệu quả
Mẹo nhỏ cho các bậc cha mẹ trong giai đoạn khủng hoảng giấc ngủ của trẻ là hãy kiên nhẫn và để nó trôi qua. Bởi đó là những điều hoàn toàn bình thường và đứa trẻ nào rồi cũng phải trải qua để lớn lên nên bạn cũng không cần quá suy nghĩ, lo lắng. Dưới đây là một số điều bạn nên làm vào giai đoạn khủng hoảng giấc ngủ của trẻ.
4.1. Điều chỉ thời gian ngủ linh hoạt
Hãy đưa con vào giấc ngủ sớm hơn bình thường 30 – 45 phút vào ban đêm. Và thử giảm đi 1 cử ngủ của con vào ban ngày (trong những tuần 12 – 26 hoặc 37 – 55 hoặc 64).
Lưu ý là trước khi quyết định thời điểm thực hiện cha mẹ cần kiểm tra xem liệu bé nhà mình có biểu hiện lờ đờ hay thiếu ngủ không. Điều này, vừa đảm bảo sức khỏe tốt cho con mà vừa rèn cho con có thói quen ngủ nghỉ khoa học.
4.2. Chuẩn bị không gian ngủ khoa học
Ánh sáng và âm thanh từ bên ngoài có thể làm phiền giấc ngủ của trẻ. Để tối ưu hóa hiệu quả giấc ngủ, hãy trang khăn lớn hoặc rèm che cho căn phòng thật tối. Hạn chế tối đa những âm thanh to và bất ngờ như tiếng chuông cửa hay tiếng chó sủa bằng cách trang bị thêm máy phát nhạc dành cho giấc ngủ của trẻ.
Tuy nhiên cũng đừng quá lo lắng, vì bé không sợ bóng tối và tiếng ồn trắng giúp bé ngủ ngon hơn bởi nó gợi nhớ cho bé về ngày tháng còn trong bụng mẹ.
4.3. Tạo cho trẻ tính kỷ luật khi ngủ
Đưa con bạn đi ngủ đúng lúc là bước quan trọng nhất để có được một đêm ngon giấc. Trẻ chưa mệt sẽ không chịu đi ngủ, nhưng trẻ hoạt động quá mức thì rất khó xoa dịu. Tốt nhất là bạn nên giữ trẻ ở trạng thái cân bằng và tạo tính kỷ luật cho trẻ. Hoàn toàn không có tiêu chuẩn cho việc thiết lập giờ đi ngủ ở trẻ. Vì mỗi đứa trẻ đều có đặc điểm và nhu cầu về những chiếc giường khác nhau.
Các nhà nghiên cứu Stanford khuyến cáo rằng bạn nên cố gắng để con bạn ngủ từ 10 đến 12 giờ mỗi đêm. Có thể mất vài đêm thử nghiệm để tìm ra thời điểm kỳ diệu cho một giấc ngủ ngon của con và nó vẫn có thể thay đổi trong 1 đến 2 tháng.
Khủng hoảng giấc ngủ là tình trạng mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng phải trải qua. BingGo Leaders hy vọng những chia sẻ về giai đoạn khủng hoảng giấc ngủ của trẻ ở trên sẽ giúp bạn chăm sóc và đồng hành cùng con tốt hơn.