HÉ LỘ SỰ THẬT VỀ KHỦNG HOẢNG Ở TRẺ VÀ CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Khủng hoảng ở trẻ được biểu hiện bằng vô vàn sự thay đổi thất thường của tính cách, sinh lý như biếng ăn, quấy khóc, bướng bỉnh, cáu kỉnh,… Nhiều ba mẹ tỏ ra lo lắng trước những dấu hiệu này ở con nhưng thực tế đây là vấn đề thường gặp, được gọi là Wonder week. 

Giai đoạn này đánh dấu mốc trưởng thành của trẻ, nhất là về tính cách, suy nghĩ và hành động. Chính vì thế, mẹ nên bình tĩnh và tìm hiểu các cột mốc của con khi đến tuần Wonder Week. Để từ đó có phương pháp đồng hành hiệu quả hơn.

Hé lộ sự thật về các cột mốc khủng hoảng của trẻ và cách vượt qua
Hé lộ sự thật về các cột mốc khủng hoảng của trẻ và cách vượt qua

1. Khủng hoảng ở trẻ là gì?

Sự phát triển của trẻ về cả thể chất và nhận thức trong giai đoạn từ 0-9 tuổi diễn ra rất nhanh. Bé có thể làm những hoạt động từ đơn giản lẫy bò đến phức tạp như đi, đứng,.. chỉ trong một thời gian ngắn. Giai đoạn trẻ bộc lộ các dấu hiệu để thích ứng với sự thay đổi này được gọi là khủng hoảng ở trẻ. 

2. Các câu hỏi thường gặp về các loại khủng hoảng ở trẻ

BingGo Leaders giải đáp tất tần tật từ A - Z các câu hỏi thường gặp về giai đoạn đặc biệt này của bé ngay dưới đây. Cụ thể:

2.1. Bé sẽ trải qua bao nhiêu giai đoạn thay đổi trong quá trình khôn lớn?

Các loại khủng hoảng thường gặp ở trẻ nhỏ được chia thành 5 cấp độ, theo từng độ tuổi của con. Chẳng hạn như:

Khủng hoảng thường gặp ở trẻ 3 - 5 tuổi
Khủng hoảng thường gặp ở trẻ 3 - 5 tuổi
  • Đối với trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi: Khủng hoảng hay còn gọi là Wonder weeks được dự đoán xảy ra trong 20 tháng đầu đời qua 10 mốc. Cụ thể là tuần thứ 5 - 8 - 12 - 19 - 26 - 37 - 46 - 55 -  64 - 75.
  • Đối với trẻ 3 - 5 tuổi: khủng hoảng chuyển giao giai đoạn từ giai đoạn ấu nhi (0 đến 3 tuổi) bước đến tuổi đi lớp mầm non ( 3-6 tuổi).
  • Khủng hoảng tuổi lên 7: Giai đoạn khủng hoảng về tâm lý, còn bắt đầu có ý thức cá nhân, chú ý đến tính kỷ luật.
  • Đối với trẻ 8 - 10 tuổi: Đây được xem là giai đoạn của sự “cần cù và tự ti” (theo nhà tâm lý học Erik Erikson). Con bắt đầu chú ý đến các mối quan hệ xung quanh ngoài gia đình và đang đi tìm cái “tôi”. Bởi vậy trẻ có xu hướng ngang ngạnh, thậm chí là tranh cãi để bảo vệ quan điểm của mình.
  • Giai đoạn dậy thì: Giai đoạn xuất hiện những thay đổi về mặt sinh lý (nội tiết tố sinh dục nam và nữ tăng tiết). Trẻ bắt đầu hiểu rõ và tiếp nhận thêm kiến thức về đặc thù giới tính.
Khủng hoảng tuổi dậy thì
Khủng hoảng tuổi dậy thì

2.2. Nguyên nhân của tình trạng này là gì?

Nguyên nhân dẫn đến các mốc khủng hoảng (từ 0 - 15 tuổi) xuất phát chủ yếu từ lý do về tâm lý. 

Những thay đổi mạnh mẽ về việc nhận thức, hành vi, suy nghĩ…đang diễn ra trong não bộ. Trong khi sự phát triển về não bộ và tâm lý chưa thích ứng kịp. Từ đó tạo ra hưởng đến tâm trạng, con thay đổi thất thường, lúc vui vẻ khi lại hụt hẫng, thất vọng. 

2.3. Cách nhận biết cột mốc đáng chú ý của trẻ?

Để giúp con đối mặt với từng cột mốc khủng hoảng trên, mẹ cần tìm hiểu cách nhận biết, quan tâm và lắng nghe nhiều hơn. 

1 - Nhận biết qua bảng theo dõi

Các chuyên gia tâm lý học đã đưa ra bảng theo dõi từng mốc khủng hoảng. Trên thực tế, 90% con yêu của mẹ sẽ bước vào giai đoạn này.

Bảng theo dõi Wonder Week - Tuần khủng hoảng ở trẻ 0 - 2 tuổi
Bảng theo dõi Wonder Week - Tuần khủng hoảng ở trẻ 0 - 2 tuổi

Ví dụ, bé sơ sinh gặp 10 tuần khủng hoảng trong suốt 2 năm đầu đời. Mẹ chỉ cần chú ý theo dõi bảng Wonder Week dưới đây để chủ động nhận biết mốc khủng hoảng sắp đến.

2 - Nhận biết qua các biểu hiện thường ngày

Tuần khủng hoảng chắc chắn sẽ tạo ra những thay đổi cả về tâm lý, hành vi và thói quen của các bé. Mặc dù ở từng cột mốc dấu hiệu nhận biết khủng hoảng đối với trẻ sẽ có sự khác biệt nhỏ.

Tuy nhiên về cơ bản, nếu mẹ thấy trẻ có những biểu hiện dưới đây thì khả năng tuần khủng hoảng đang “ghé thăm” rồi.

Trẻ khủng hoảng tâm trạng thay đổi thất thường, tỏ ra chán nản uể oải
Trẻ khủng hoảng tâm trạng thay đổi thất thường, tỏ ra chán nản uể oải
  • Con quấy khóc, không nghe lời
  • Con biếng ăn, ăn ít hơn, không tỏ ra hào hứng khi ăn uống
  • Bé ngủ không sâu, giấc ngủ ngắn, hay trở mình tỉnh giấc
  • Tâm trạng thay đổi thất thường
  • Con nghịch ngợm, hiếu động, thậm chí bướng bỉnh hơn

2.4. Con đến tuần khủng hoảng có nên đi khám bác sĩ không?

Câu trả lời là Có, nếu các dấu hiệu khủng hoảng ngày càng trầm trọng và tiêu cực hơn. Ví dụ, trẻ có xu hướng giải quyết bằng bạo lực, cân nặng sụt giảm hoặc tăng đột ngột, có dấu hiệu của trầm cảm, tìm đến chất kích thích…

Lúc này, ba mẹ cần sự can thiệp của các bác sĩ  để định hướng kịp thời. Mẹ đừng chủ quan bởi nó ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý trưởng thành của con.

Luôn mang đến cảm giác an toàn cho con mẹ nhé
Luôn mang đến cảm giác an toàn cho con mẹ nhé

Ngược lại, ở trạng thái khủng hoảng trong tâm kiểm soát - tức là ba mẹ vẫn giáo dục và trẻ tiếp nhận được. Thì lúc này ba mẹ chính là “bác sĩ” đồng hành để con dễ dàng vượt qua tuần khủng hoảng.

Trò chơi xếp hình giúp con rèn luyện tính tự lập
Trò chơi xếp hình giúp con rèn luyện tính tự lập

Theo đó, mẹ nên:

  • Mang đến cảm giác an toàn cho trẻ: Con bị choáng ngợp hoặc cảm thấy bất an. Lúc này mẹ hãy là chỗ dựa, tạo cảm giác an toàn cho trẻ bằng cách ôm ấp, động viên, khen thưởng, khuyến khích con nhé.
  • Dạy con cách tự lập: Mẹ hãy tập thói tốt cho bé như tự ăn uống, vệ sinh, tự phục vụ, không cần mẹ giúp đỡ.
  • Mẹ tạo cơ hội để con tự do trải nghiệm: Khám phá giúp con cảm thấy thư giãn, nhẹ nhàng vượt qua giai đoạn khó khắn. Mẹ tổ chức thêm các hoạt động ngoại khóa, cắm trại, picnic…để con thỏa sức khám phá.
  • Học thêm ngôn ngữ mới như tiếng Anh: Không chỉ phát triển khả năng ngôn ngữ, tư duy của trẻ cũng nhạy bén hơn. Đây là cách để rèn luyện não bộ. Nhờ vậy mà sự cáu kỉnh, bất ổn về hành vi và tâm lý khủng hoảng cũng dần biến mất ngay.
Mẹ cho bé học thêm tiếng Anh để phát triển khả năng ngôn ngữ
Mẹ cho bé học thêm tiếng Anh để phát triển khả năng ngôn ngữ

Mẹ xem ngay “bí kíp” giúp con phát triển ngôn ngữ, học tiếng Anh tốt hơn tại đây.

3. Lời kết

Trên đây là tổng quan về khủng hoảng ở trẻ và một số câu hỏi thường gặp về nguyên nhân, dấu hiệu và cách đồng hành cùng con để vượt qua mà mẹ cần “nằm lòng”. Quá trình khủng hoảng diễn ra trong suốt từ 0 - 15 tuổi. Chính vì vậy các con rất cần sự đồng hành và quan tâm từ ba mẹ, hãy luôn lắng nghe và dành nhiều thời gian hơn cho con để khủng hoảng không còn là cuộc chiến giữa.

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

(Đặc biệt TRẢI NGHIỆM HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại cơ sở)