KHÁI NIỆM CẤU TRÚC WISH VÀ CÁCH SỬ DỤNG TRONG TỪNG HOÀN CẢNH CỤ THỂ

Chắc hẳn ai trong chúng ta khi học tiếng Anh đều biết đến cấu trúc wish. Đây là một phần ngữ pháp quan trọng giúp chúng ta biểu đạt được mong ước, nguyện vọng của mình. Để nắm được các vấn đề liên quan đến cấu trúc này, hãy theo dõi bài viết sau nhé!

Cấu trúc Wish
Cấu trúc Wish

1. Khái niệm cấu trúc wish

Cấu trúc wish được sử dụng để diễn đạt mong muốn, ước nguyện của một đối tượng nào đó. Tiếng Anh có các thì quá khứ, hiện tại, tương lai, vì thế cấu trúc này cũng được biến đổi cho phù hợp với cách diễn đạt tại các thì khác nhau.

2. Các trường hợp sử dụng cấu trúc wish + mệnh đề

2.1. Sử dụng cấu trúc wish ở trong hiện tại

Cấu trúc wish ở trong hiện tại biểu biểu đạt mong muốn một điều gì đó không có thật ở hiện tại, một ước nguyện viển vông hoặc thể hiện sự tiếc nuối vì đã không làm gì đó.

  • Khẳng định: S + wish(es) + (that) + S + VPII/ed + O
  • Phủ định: S + wish(es) + (that) + S + didn’t + V + O

Ví dụ: 

Cấu trúc wish ở hiện tại
Cấu trúc wish ở hiện tại
  • I wish I had a lot of money. (Tôi ước mình có nhiều tiền. Nhưng thực tế là tôi không có)
  • I wish I could drive a car. (Tôi ước mình có thể lái ô tô. Nhưng thực tế là tôi không thể.)
  • I wish I didn’t come here. (Tôi ước là mình đã không đến đấy. Nhưng thực tế là tôi đang ở đây.)

Lưu ý:

Đối với chủ ngữ là “I” sau “wish”, chúng ta sử dụng “were” chứ không phải “was”.

Ví dụ: I wish I were you to understand you more. (Tôi ước tôi là bạn để có thể hiểu bạn nhiều hơn.)

Bạn cũng có thể ôn tập lại thì hiện tại đơn.

2.2. Sử dụng cấu trúc wish ở trong quá khứ

Cấu trúc wish ở trong quá khứ đơn thể hiện ước muốn không có thật ở quá khứ, mong muốn một điều gì đó chưa từng xảy ra trong quá khứ (thường thể hiện sự tiếc nuối) hoặc giả định một điều gì đó trái ngược với những gì đã xảy ra. 

  • Khẳng định: S + wish(es) + (that) S + had + VPII/ed + O
  • Phủ định:  S + wish(es) + (that) S had not + VPII/ed + O 

Ví dụ: 

Cấu trúc wish ở quá khứ
Cấu trúc wish ở quá khứ
  • I wish I had met her last time. (Tôi ước mình đã gặp cô ấy lần trước.)
  • I wish I hadn't bought too many things. (Tôi ước mình đã không mua sắm quá nhiều thứ)

Tìm hiểu thêm về thì quá khứ đơn. 

2.3. Sử dụng cấu trúc wish ở trong tương lai

Cấu trúc wish ở trong tương lai đơn thể hiện mong muốn một điều gì đó sẽ xả ra trong tương lai phù hợp với nguyện vọng của mình. 

  • Khẳng định: S+ wish(es) + S + would/ could + V + O
  • Phủ định:  S + wish(es) + S + wouldn’t/ couldn’t + V + O

Ví dụ:

Cấu trúc wish ở tương lai
Cấu trúc wish ở tương lai
  • I wish I could travel the world. (Tôi ước mình có thể đi du lịch thế giới)
  • He wishes he wouldn’t have class tomorrow. (Anh ấy ước mình không phải đến lớp ngày mai.)

Lưu ý: 

  • Không dùng cấu trúc này cho những điều có khả năng xảy ra trong tương lai. Chúng ta dùng “hope” thay cho “wish”.

Ví dụ: I hope you pass the interview. (Tôi hy vọng bạn vượt qua vòng phỏng vấn.)

  • Sử dụng would trong cấu trúc wish để nói về những điều không hài lòng, và mong muốn nó thay đổi. Cấu trúc này không dùng để nói về bản thân.

Ví dụ: I wish they would move away. (Tôi ước họ có thể dọn đi chỗ khác.)

Tham khảo thêm về thì tương lai đơn.

3. Một số cách dùng khác của cấu trúc wish

Các cách dùng khác của wish
Các cách dùng khác của wish

3.1. Dùng wish + N

Đây là cấu trúc được dùng khi chúng ta chúc mừng hay mong muốn một điều gì đó trong một dịp nào đó như năm mới, sinh nhật, …

  • I wish all the best for you and your family. (Tôi chúc bạn và gia đình những điều tốt đẹp nhất.)
  • I wish you a happy anniversary. (Tôi chúc bạn ngày kỉ niệm hạnh phúc.)

3.2. Dùng wish + to V

Cấu trúc wish + to V dùng để thể hiện mong muốn của bản thân và mang sắc thái trang trọng, có thể dùng thay thế cho would like. 

Ví dụ: I wish to have a drink. = I would like to have a drink.

Cấu trúc wish to V nếu có tân ngữ O ở giữa thì có nghĩa là mong muốn ai đó làm một điều gì đó.

Ví dụ:  He doesn’t wish me to do like this. (Anh ấy không mong tôi làm như thế.)

3.3. Dùng “If only” thay cho “I wish”

If only có thể được dùng thay cho I wish trong trường hợp bạn muốn nhấn mạnh hơn nữa ý muốn diễn đạt. Khi nói, trọng âm sẽ được nhấn vào từ “only”.

Ví dụ:

  • If only I took the key with me. (Giá mà tôi mang chìa khóa với tôi.)
  • If only I didn’t do so. (Giá mà tôi không làm thế.)

3.4. Cấu trúc regret và wish

Trong một số trường hợp, mẫu câu I wish I could do something (Tôi ước mình có thể làm điều gì đó) tương đương với I regret that I can't do something (Tôi tiếc vì mình không thể làm điều gì đó). 

Ví dụ:

If only … thể hiện sự tiếc nuối
If only … thể hiện sự tiếc nuối

I wish I could do it better. (= I regret that I can't do it well.) (Tôi ước mình có thể làm tốt hơn).

4. Bài tập tự luyện

4.1. Bài tập tự ôn về cấu trúc wish

Bài 1. Chia đúng động từ theo cấu trúc wish

  1. He wishes he (live) in Dubai.
  2. The kids wish they (can fly).
  3. I wish I (pass) the test last week.
  4. I wish we (can travel) to the beach this holiday.
  5. She wishes she (be) better in English.

Bài 2. Viết lại các câu sau dùng cấu trúc wish

  1. He can’t sing well.
  2. She’s sick.
  3. I don’t have a motorbike.
  4. My computer is old.
  5. I didn’t pass the test.

4.2. Đáp án

Đáp án
Đáp án

Bài 1. 

  1. lived
  2. could fly
  3. had passed
  4. could travel
  5. was

Bài 2.

  1. He wishes he could sing well.
  2. She wishes she wasn't sick.
  3. I wish I had a motorbike.
  4. I wish my computer wasn’t old. 
  5. I wish I had passed the test.

5. Phân biệt hope và wish

Sự khác nhau căn bản giữa hope và wish là:

  • Hope dùng cho sự việc (đã) có khả năng xảy ra, còn wish nói về sự việc (đã) không có khả năng xảy ra.

Ví dụ: 

  • I hope that he will remember. (Tôi hy vọng anh ấy sẽ nhớ. Tôi không biết anh ấy có nhớ hay không.)
  • I wish that he could remember. (Tôi ước rằng anh ấy có thể nhớ. Tôi biết là anh ấy không nhớ.)

Mệnh đề sau hope có thể ở bất kì thì nào, còn mệnh đề sau wish không được ở thì hiện tại đơn.

  • Wish somebody something = Hope somebody to V (chứ không dùng wish something happens)

Ví du:

  • I wish you a nice sleep.
  • I hope you have a nice sleep. (chứ không dùng I wish you have a nice sleep.)

6. Lời kết

Hy vọng qua bài viết trên, cấu trúc wish sẽ không còn có thể làm khó được bạn nữa. Hãy mạnh dạn, tự tin sử dụng cấu trúc này vào giao tiếp để nói tiếng Anh như người bản xứ. Nếu bạn muốn nâng cao trình độ tiếng Anh của mình, tham khảo thêm cách dùng well và good. Chúc bạn ngày càng tiến bộ.

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

(Đặc biệt TRẢI NGHIỆM HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại cơ sở)