Bước sang độ tuổi lên 3, bé cưng bắt đầu phát triển về cả thể chất và trí não. Lúc này mẹ muốn tìm hiểu và cho bé học thêm tiếng Anh để phát triển ngôn ngữ toàn diện hơn. Nhưng mẹ đang băn khoăn không biết cho bé học từ sớm có tốt, mẹ muốn tìm hiểu cặn kẽ vì sợ trẻ bị rối loạn ngôn từ tiếng Anh?
Đừng lo lắng quá mẹ nhé vì BingGo Leaders sẽ giải đáp những lầm tưởng thường gặp của ba mẹ xung quanh chủ đề này, mẹ tham khảo ngay!
1. Rối loạn ngôn ngữ tiếng Anh là gì?
Hội chứng này được định nghĩa đơn giản là việc bé gặp khó khăn trong giao tiếp. Nhóm tuổi thường gặp vấn đề rối loạn là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Ba mẹ ghi nhớ mốc thời gian này để theo dõi sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ.
Một số biểu hiện phổ biến bao gồm:
- Bé gặp khó khăn khi nói 1 câu hoàn chỉnh, nhất là câu dài
- Thường xuyên quên tên của đồ vật hay bất cứ điều gì. Ví dụ trẻ sẽ nói con dùng cái đó, cái kia…khi muốn lấy một thứ gì đó
- Khả năng tập trung kém, phản ứng chậm
2. Nguyên nhân của chứng rối loạn ngôn ngữ tiếng Anh
Có nhiều nguyên nhân gây nên hội chứng này. Tuy nhiên, chúng thường liên quan đến một vấn đề sức khỏe hoặc khuyết tật ở trẻ như:
- Trẻ tự kỷ, khiếm thính nhẹ
- Dị tật bẩm sinh như down (ds)…
- Các vấn đề trong thời kỳ mang thai hoặc khi sinh. Chẳng hạn như suy dinh dưỡng, hội chứng rượu bào thai (mẹ uống rượu, bia trong thời gian mang thai), sinh non (thiếu tháng) hoặc sinh con nhẹ cân…
Theo các chuyên gia, không có nguyên nhân nào gây rối loạn ngôn từ xuất phát từ cách nuôi dạy và giáo dục con cái.
3. 3 hiểu lầm thường gặp về rối loạn ngôn ngữ tiếng Anh
Những quan điểm sai lầm về các hội chứng ở trẻ nhỏ có thể dẫn tới những phương pháp dạy không phù hợp ba mẹ. Chính vì vậy hãy cùng BingGo Leaders điểm lại 3 lầm tưởng thường gặp về rối loạn ngôn ngữ ngay dưới đây.
3.1. Rối loạn ngôn ngữ do bé học tiếng Anh từ sớm?
Nhiều bậc phụ huynh cho rằng con nói tiếng mẹ đẻ chưa trôi chảy, sợ học thêm tiếng Anh từ sớm sẽ bị rối loạn ngôn ngữ. Ba mẹ lo con khó tập nói, dễ bị nhầm lẫn hay nói ngọng khi tiếp cận ngôn ngữ mới quá sớm. Tuy nhiên đây hoàn toàn là suy nghĩ sai lầm.
Nguyên nhân của rối loạn ngôn ngữ đến từ các vấn đề về sức khỏe hoặc tâm lý (như đã đề cập trong nội dung trên). Không có bất cứ nghiên cứu chuyên sâu nào chỉ ra tác hại của việc học tiếng Anh sớm khiến bé bị rối loạn ngôn ngữ.
Ngược lại, việc mẹ cho bé học tiếng Anh từ sớm (3 - 10 tuổi) là thời điểm “vàng” giúp con phát triển ngôn ngữ toàn diện nhất.
Điểm qua một vài lợi ích tuyệt vời của việc học tiếng Anh đúng thời điểm như:
- Bé luyện khả năng phát âm “tròn vành rõ chữ”, trôi chảy và đúng ngữ điệu
- Học tiếng Anh giúp con tự tin khi giao tiếp
- Kích thích trí tò mò và sự sáng tạo không giới hạn ở trẻ nhỏ
- Rèn luyện tư duy, con thông minh sáng dạ
Nếu mẹ vẫn đang loay hoay tìm kiếm phương pháp dạy bé học tiếng Anh thú vị thì tham khảo ngay bài viết: Bật mí cách học tiếng Anh cho trẻ 4 tuổi hiệu quả này!
3.2. Bé nói tiếng Anh nhiều hơn tiếng mẹ đẻ gây rối loạn
Bé được rèn tiếng Anh từ nhỏ và rất thích thú khi giao tiếp với ba mẹ bằng ngôn ngữ thứ hai. Nhưng đôi khi các bậc phụ huynh sẽ thấy các quan điểm cho rằng trẻ nói tiếng Anh nhiều, không chịu sử dụng tiếng mẹ đẻ sẽ gây rối loạn ngôn từ? Điều này khiến ba mẹ rất lo lắng.
Tuy nhiên đây chỉ là “lời đồn” vô căn cứ. Việc bé nói tiếng Anh nhiều hơn không phải là biểu hiện đáng lo ngại. Bởi rối loạn ngôn ngữ là khi bé gặp khó khăn trong giao tiếp.
Trong trường hợp này bé vẫn đang giao tiếp rất tốt, đơn giản là đang sử dụng ngôn ngữ khác. Miễn là con có khả năng nói đủ câu đủ chữ, rành mạch, rõ ràng cả 2 ngôn ngữ là được.
Để giúp con giao tiếp tốt cả 2 ngôn ngữ, mẹ thường xuyên trò chuyện hoặc dạy con học hát, đọc truyện, xem chương trình song ngữ….
3.3. Bé thường xuyên nói “đan xen” cả hai ngôn ngữ
Trên thực tế, có nhiều em bé mang 2 hoặc nhiều quốc tịch. Ngay từ bé, trẻ đã giao tiếp thành thạo cả hai ngôn ngữ mà không hề có sự rối loạn.
Tất nhiên ít nhiều sẽ có sự pha trộn, một câu nói có cả tiếng Việt và tiếng Anh. Tuy vậy đây không được xem là rối loạn ngôn ngữ tiếng Anh như ba mẹ vẫn lầm tưởng.
Hình thức giao tiếp này còn được gọi tên là Code Switching (trộn ngôn ngữ). Các nhà ngôn ngữ học cho rằng đây là sự linh động trong việc tư duy. Điều này thường gặp ở trẻ được tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ từ nhỏ, bao gồm từ việc học hoặc trong cuộc sống.
Thậm chí, theo nghiên cứu từ The Pennsylvania State University (Hoa Kỳ) cho rằng Code Switching thể hiện trẻ có tư duy tốt. Bé đang phân biệt rõ ràng từng ngôn ngữ, không bị nhầm lẫn hoặc rối loạn trong giao tiếp.
4. Lời kết
Qua bài viết này ba mẹ đã có những thông tin xung quanh chủ đề rối loạn ngôn ngữ tiếng Anh. Việc cho bé tiếp xúc với tiếng Anh từ nhỏ không hề xấu, các bậc phụ huynh đừng lầm tưởng mà bỏ lỡ "giai đoạn vàng” để học tiếng Anh của con.
Nếu còn băn khoăn nào khác, mẹ hãy để lại bình luận ngay bên dưới, BingGo Leaders sẽ giải đáp chi tiết và nhanh chóng nhất!