Báo Động Trẻ Chậm Nói Do Tiếp Xúc Với Thiết Bị Điện Tử Quá Sớm

Trẻ chậm nói là hiện tượng khi con đã hơn 2 tuổi, bé chưa thể nói rõ các từ đơn và không nghe theo những câu mệnh lệnh của bố mẹ. Hiện tượng này khá phổ biến trong đời sống hiện đại khi trẻ em được tiếp xúc với các thiết bị công nghệ từ quá sớm. Đây cũng chính là “thủ phạm” hàng đầu khiến trẻ mắc phải tình trạng nguy hiểm này. 

Vậy hãy cùng BingGo Leaders tìm hiểu chi tiết vấn đề này trong bài viết nhé!  

I, Tiếp xúc thiết bị điện tử sớm, trẻ chậm nói? 

Các thiết bị công nghệ trở thành ‘bảo mẫu' bất đắc dĩ
Các thiết bị công nghệ trở thành ‘bảo mẫu' bất đắc dĩ

Theo quan điểm truyền thống về sự phát triển của trẻ em thì khi các con lên 3 tuổi, bé sẽ bập bẹ nói thành câu và bắt chước lời nói của người lớn. Để chuẩn bị cho điều đó, ngay từ khi hơn 2 tuổi, bé đã bắt đầu phát ra các âm thanh hoàn chỉnh và nói được vài từ đơn như: ba, bà, mẹ, ma ma, pa pa,...

Nếu các bé khi trên 2 tuổi vẫn chưa thấy con nói được những từ đơn giản như trên, hay khi bố mẹ gọi bé lờ đi thì có khả năng con sẽ gặp vấn đề về chậm nói. Nguyên nhân của việc chậm nói ngày nay không hoàn toàn do bệnh lý bởi chất lượng cuộc sống thời nay đã có sự đảm bảo và nâng cấp. 

Các bé ngay từ trong bụng mẹ đã nhận được sự quan tâm, kiểm tra và đảm bảo về mặt y tế. Vì vậy những vấn đề về bệnh lý tác động dẫn tới chậm nói ở trẻ được sàng lọc kỹ càng ngay khi các con ở trong bụng mẹ. 

Nguyên nhân lớn nhất dẫn tới việc con chậm nói đó chính là việc bé tiếp xúc với các thiết bị điện tử từ quá sớm. Điện thoại thông minh, tivi thông minh, máy tính bảng là những vật dụng chắc chắn có ở những gia đình hiện đại đặc biệt là gia đình trẻ. 

Những thiết bị thông minh đó không chỉ hỗ trợ công việc cho bố mẹ mà còn là phương tiện giúp giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng. Tuy vậy, các thiết bị công nghệ còn có tác dụng khi giúp các bé tập trung, bố mẹ có thể làm những công việc riêng của mình mà không lo con quấy khóc. 

Việc bố mẹ sử dụng thiết bị công nghệ trong cuộc sống hàng ngày cũng tác động đến bé khi con cũng gián tiếp sử dụng. Điều này có tác dụng 2 mặt: Một bên bố mẹ sẽ nhàn hơn khi bé ít quấy khóc, mặt còn lại đó là con dao hai lưỡi khiến bé có tình trạng bị chậm nói. 

Khi tiếp xúc với các thiết bị điện tử đó bé bị hạn chế về sự tương tác với người thân trong gia đình và chính vì thế quá trình phát triển ngôn ngữ của con bị gián đoạn. 

II, Biện pháp kích thích trẻ chậm nói tương tác

Các bé tiếp xúc với thiết bị điện tử quá lâu sẽ hình thành thói quen đó là con thích một mình ngồi xem và không muốn ai làm phiền. Có nhiều trường hợp bé khó chịu và la hét khi bố mẹ thu lại điện thoại và máy tính bảng. 

Nếu bố mẹ cứ để mặc bé chơi như vậy, càng ngày bé sẽ hình thành tính cách lầm lì và không muốn chơi với mọi người xung quanh. Giúp bé phát triển ngôn ngữ và đẩy lùi tình trạng chậm nói, ngay từ hôm nay bố mẹ hãy áp dụng những biện pháp sau:

1, Bố mẹ là người đầu tiên cần thay đổi

Bố mẹ hãy là người thay đổi đầu tiên
Bố mẹ hãy là người thay đổi đầu tiên

Để giúp con thay đổi, trước hết bản thân bố mẹ phải là người làm gương cho bé. Đầu tiên bố mẹ hãy thay đổi thói quen sử dụng thiết bị điện tử. Các thiết bị công nghệ cần được cất ở những vị trí xa tầm với và tầm nhìn của trẻ chậm nói. 

Bố mẹ nên lựa chọn góc làm việc riêng và cất các thiết bị công nghệ ở khu vực làm việc, không cất ở phòng ngủ hay khu vực mà bé hay vui chơi. Đồng thời trong thời gian ở cạnh con, bố mẹ cũng cần hạn chế sử dụng điện thoại hay các thiết bị điện tử trước mặt bé. 

Phụ huynh khi ở bên con hãy cố gắng trò chuyện và chơi với bé. Các bé nhỏ 2-3 tuổi có thể tự chơi một mình, song để con phát triển về ngôn ngữ, bố mẹ hãy chơi cùng bé. Việc tương tác và sử dụng thật nhiều ngôn ngữ giao tiếp giúp con hiểu và cảm nhận được điều bố mẹ nói. 

Các bé học nói bằng cách nghe và bắt chước, vì thế trong quá trình vui chơi cùng con, bé được lắng nghe tiếng nói của bố mẹ. Điều đó khuyến khích bé giao tiếp. 

2, Đặt ra quy định trong gia đình

Nhằm hạn chế nhất những tác động tiêu cực mà thiết bị điện tử có thể ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ chậm nói, bố mẹ hãy đặt ra những quy định trong gia đình và mọi người cần thực hiện theo. 

Đối với các bé dưới 2 tuổi, tốt nhất không nên để các bé xem tivi hay điện thoại. Khi các con lớn hơn, bố mẹ cần quy định mỗi ngày thời gian con xem TV hay tiếp xúc thiết bị điện tử không được quá 2 tiếng. Tất cả mọi người trong gia đình cần ghi nhớ và đảm bảo không cho bé xem quá thời gian trên. 

Ngoài ra trong những trường hợp con ở nhà với ông bà hoặc vú em, bố mẹ cũng cần nhắc người nhà hạn chế sử dụng điện thoại. Đặc biệt trong trường hợp bé đòi chơi, hãy kiên nhẫn và nhất định không chiều theo ý con. 

Nhiều em bé khi có bố mẹ bên cạnh, con không bao giờ đòi điện thoại nhưng khi ở với người thân khác, bé liên tục đòi và nếu không được đáp ứng con sẽ ăn vạ và la khóc. Chính vì thương nên người thân sẽ cho bé chơi điện thoại nhưng từ đó bé sẽ càng ăn vạ nhiều hơn bởi đó là vũ khí khi con muốn cái mình thích. 

3, Cho bé đi mẫu giáo sớm

Môi trường mẫu giáo giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ
Môi trường mẫu giáo giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ

Các chuyên gia vẫn luôn khuyên bố mẹ hãy cho con đi mẫu giáo sớm khi có thể. Tại môi trường mầm non, con được tiếp xúc với một cộng đồng có các bạn nhỏ như bé và con có thể chơi cùng. Trẻ chậm nói sẽ có môi trường để tương tác.

Cho trẻ đi mẫu giáo giúp con hạn chế việc sử dụng điện thoại và bé sẽ học được những kỹ năng mới mà ở nhà bố mẹ không có nhiều thời gian và kỹ năng sư phạm để giúp bé. Tại các lớp mẫu giáo, ngoài việc bé có môi trường tương tác, con được phát triển những kỹ năng mềm quan trọng, bé tự chủ và tự lập hơn. 

Nhiều gia đình truyền thống vẫn có quan niệm không cho bé đi học sớm vì sợ con còn nhỏ, sợ con ốm, con lạ trường và ‘xót con'. Tuy nhiên đây là một quan niệm vô cùng sai lầm, chủ yếu từ “kinh nghiệm” của người đi trước. Bởi sự thật là, khi bé được đi mẫu giáo sớm, con sẽ có những trải nghiệm thực tế giúp bé phát triển toàn diện mà ở nhà chưa chắc các con đã có điều kiện trải nghiệm. 

Đặc biệt, thời gian 3 năm đầu đời là thời điểm vô cùng quan trọng giúp hình thành tính cách cho con. Do đó môi trường mẫu giáo cùng giáo dục gia đình sẽ là những nền tảng không thể thay thế trong cuộc đời của con.

4, Tích cực cho bé tham gia các hoạt động ngoài trời

Các hoạt động ngoài trời giúp con khám phá thiên nhiên, phát triển 5 giác quan
Các hoạt động ngoài trời giúp con khám phá thiên nhiên, phát triển 5 giác quan

Hầu hết trẻ chậm nói là do thiếu sự tương tác và trò chuyện giữa bé và môi trường xung quanh. Vì vậy tham gia các hoạt động ngoài trời là cơ hội giúp bé khám phá nhiều thứ mới thú vị hơn những thứ có trong điện thoại. 

Các hoạt động ngoài trời bao gồm rất nhiều kiểu: đó có thể là các hoạt động thể chất, vui chơi với bạn, nhóm bạn, picnic, cắm trại, du lịch ngắn ngày - dài ngày… Những hoạt động này giúp bé mở rộng tầm mắt hơn, con được đi đến những nơi con chưa từng tới, được chạm chân vào cát biển và nghe những âm thanh tự nhiên.

Việc tiếp xúc với thiên nhiên giúp các giác quan của bé phát triển hơn và tính cách của con cũng sẽ có phần lanh lợi hơn. Con hạn chế mè nheo, ăn vạ và luôn vui vẻ, hay cười. Khả năng nói của bé vì thế cũng sẽ được củng cố và rèn luyện.

LỜI KẾT

Trẻ chậm nói là tình trạng đáng báo động trong cuộc sống hiện đại khi bố mẹ ngày càng bận rộn và để con bên cạnh những người bạn công nghệ. Tiếp xúc sớm với thiết bị điện tử không phải là cách tốt nhất giúp bố mẹ nhàn hơn mà trên hết hãy áp dụng những biện pháp giúp con tương tác và phát triển ngôn ngữ tự nhiên.

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

(Đặc biệt TRẢI NGHIỆM HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại cơ sở)