Biện Pháp Giúp Phát Triển Khả Năng Ngôn Ngữ Của Trẻ Chậm Nói

Tình trạng chậm nói ở trẻ đang có xu hướng tăng đáng kể trong nhiều năm gần đây, do nhiều thói quen sinh hoạt hàng ngày của bé. Lí do dẫn đến hiện tượng chậm nói là gì? Biện pháp nào có thể can thiệp sớm để phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ chậm nói? Hãy cùng tham khảo ngay bài viết của BingGo Leaders.

1. Nguyên nhân gây ra tình trạng chậm nói

Chậm nói là hiện tượng hay gặp ở trẻ em
Chậm nói là hiện tượng hay gặp ở trẻ em

Trước khi đến với những biện pháp giúp cải thiện khả năng ngôn ngữ của trẻ, chúng ta cùng tìm hiểu xem đâu là những nguyên nhân trực tiếpgián tiếp gây nên tình trạng chậm nói ở trẻ trong xã hội hiện đại.

1.1. Nguyên nhân trực tiếp 

Đây là những nguyên nhân tác động trực tiếp đến khả năng nói của trẻ. 

Tiếp xúc nhiều với ti vi, điện thoại

Theo khuyến cáo của các bác sĩ nhi khoa, trẻ em dưới 2 tuổi chỉ nên tiếp xúc với tivi và các thiết bị điện tử không quá 1 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, lượng thời gian thực tế các bé xem tivi, sử dụng điện thoại đang vượt quá thời gian quy định rất nhiều.

Nguyên nhân có thể do bố mẹ thường xuyên bận rộn dẫn đến việc ít có thời gian trò chuyện cùng con cái. Các bé khi được xem tivi với âm thanh và hình ảnh sống động sẽ chú ý, tập trung và ít quấy khóc.

Do đó, nhiều phụ huynh đã phụ thuộc vào việc cho bé sử dụng các thiết bị điện tử ngay khi còn rất nhỏ. Việc này không chỉ gây ảnh hưởng đến khả năng chậm nói của bé mà còn tác động xấu đến thị lực của trẻ.

Thiếu sự tương tác

Trẻ học nói bằng cách lắng nghe người lớn và làm theo điệu bộ và khẩu hình miệng. Nếu có sự tương tác, nói chuyện giữa bé và bố mẹ, bé sẽ hình thành phản xạ bắt chước lại các từ ngữ. 

Đầu tiên là các từ đơn giản có nguyên âm như: ‘ba', ‘bà', ‘cha',... dần dần bé bắt chước và nói được các cụm từ hoàn chỉnh. Việc khuyến khích bắt chước khi giao tiếp giúp bé yêu thích nói và nói nhiều hơn.

Thiếu sự tương tác

Trẻ học nói bằng cách lắng nghe người lớn và làm theo điệu bộ và khẩu hình miệng. Khi có sự tương tác, nói chuyện giữa bé và bố mẹ, bé sẽ bắt chước lại các từ ngữ. 

Đầu tiên là các từ đơn giản có nguyên âm như: ‘ba', ‘bà', ‘cha',... dần dần bé bắt chước và nói được các từ hoàn chỉnh. Việc khuyến khích bé nói và bắt chước khi giao tiếp giúp bé thích nói và nói nhiều hơn. 

1.2. Nguyên nhân gián tiếp 

Chậm nói có nhiều nguyên nhân
Chậm nói có nhiều nguyên nhân

Những nguyên nhân vô tình gây nên trạng thái chậm nói ở trẻ.

Trẻ có bệnh lý tiềm ẩn về tai, mũi, họng:

Nguyên nhân gián tiếp nhưng vô cùng nguy hiểm liên quan đến các bệnh lý tai, mũi, họng ở trẻ. Phát triển thính giác kết hợp với lưỡi cử động linh hoạt giúp bé nói và phát âm. 

Khi có bệnh lý, chức năng của các bộ phận tai-mũi-họng bị ảnh hưởng dẫn đến bé chậm tiếp thu thông tin từ bên ngoài. Từ đó bé không thể bắt chước lại tiếng nói của mọi người. 

Trẻ tự kỷ, chậm phát triển:

Các bé mắc hội chứng tự kỷ có chung tình trạng là chậm nói. Vì vậy cần có biện pháp tác động càng sớm càng tốt. 

2. Các biện pháp giúp phát triển ngôn ngữ của trẻ chậm nói

Giúp bé cải thiện khả năng ngôn ngữ
Giúp bé cải thiện khả năng ngôn ngữ

Từ việc phân tích các nguyên nhân trên, phụ huynh có thể tìm ra cách thức và can thiệp sớm với trẻ chậm nói. 

2.1. Đánh giá phản ứng của trẻ

Để tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng chậm nói với con là gì, bố mẹ hãy thử kiểm tra độ phản xạ của bé. 

Bố mẹ hãy gọi bé thật to khi bé đang chơi và xem liệu bé có hướng về phía bố mẹ hay bị giật mình hay không. Đây là cách thử để kiểm tra khả năng nghe của bé. Cách khác để kiểm tra đó là bố mẹ yêu cầu bé làm một hành động nào đó.

Nếu như bé làm theo thì khả năng phản ứng của bé nhanh nhạy và chứng tỏ không có bệnh lý gì về thính giác. 

2.2. Hạn chế thời gian xem tivi và sử dụng thiết bị điện tử 

Đây là nguyên nhân của phần lớn hiện tượng chậm nói của trẻ trong cuộc sống hiện đại. Phụ huynh nên quan tâm bé nhiều hơn và hạn chế phụ thuộc vào các thiết bị điện tử.

Trước tiên bố mẹ nên giảm bớt thời gian xem tivi của bé xuống từ từ mỗi ngày. Lý tưởng nhất là tối đa 30 phút/ ngày với bé dưới 2 tuổi và 1 tiếng/ ngày với bé trên 2 tuổi.

Đối với các thiết bị điện tử cũng vậy, thoạt đầu khi bố mẹ chất điện thoại bé sẽ có phản ứng quấy khóc. Bố mẹ đừng lo, bé sẽ mau quên khi có những món đồ chơi thay thế. Đa số các con đều bị thu hút với điện thoại, laptop, trò chơi điện tử. 

Phụ huynh và mọi người trong gia đình hãy cất thiết bị điện tử ở những nơi ngoài tầm nhìn và tầm với của trẻ.

>> Ngoài ra, phụ huynh cần biết cách bảo vệ con trước môi trường mạng khi sử dụng các thiết bị và internet.

2.3. Trò chuyện và tương tác với bé nhiều hơn

Trò chuyện và tương tác cùng con là cách bé bắt chước và học từ nhanh nhất. Hãy kể chuyện cho bé nghe, hỏi bé các câu hỏi tương tác. 

Trong quá trình tương tác, bố mẹ hãy nói về các chủ đề xoay quanh bé để con vừa được lắng nghe, tương tác và vừa biết thêm các từ ngữ về nhiều chủ đề. 

2.4. Cho bé đi học mẫu giáo 

Môi trường mẫu giáo giúp bé giao tiếp nhiều hơn
Môi trường mẫu giáo giúp bé giao tiếp nhiều hơn

Nhà trẻ, trường mẫu giáo là nơi giúp bé phát triển ngôn ngữ toàn diện hơn. Các bé sẽ được cô giáo dạy múa, hát,... Qua đó hoạt động giao tiếp của bé được củng cố và phát triển. 

Ngoài ra, khi đi học bé được giao tiếp với các bạn cùng lứa tuổi. Trong quá trình vui chơi, khả năng ngôn ngữ của bé sẽ được kích thích phát triển. 

2.5. Cho con tham gia các hoạt động vận động thể chất ngoài trời

Với không gian mở, bé được thoả sức khám phá. Những trải nghiệm khi còn nhỏ sẽ là chất liệu tạo nên tính cách và ngôn ngữ của bé. 

Lồng ghép các hoạt động giao tiếp thông qua những trải nghiệm ngoài trời giúp con phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.

>> Các hoạt động ngoại khóa bổ ích cho trẻ 5-12 tuổi.

2.6. Thăm khám bác sĩ thường xuyên

Trong trường hợp áp dụng nhiều phương pháp trong thời gian dài mà khả năng ngôn ngữ của bé không cải thiện. Bố mẹ nên đưa bé tới bệnh viện để kiểm tra sức khỏe toàn diện thường xuyên. 

Các bác sĩ sẽ đưa ra một số bài kiểm tra để đánh giá khả năng phát triển ngôn ngữ của con. Từ đó bác sĩ thực hiện các biện pháp can thiệp chuẩn y khoa. 

LỜI KẾT

Phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ chậm nói cần tới sự quan tâm và chú ý của mọi thành viên trong gia đình. Tạo dựng cho bé môi trường sống lành mạnh, kích thích khả năng phát triển toàn diện là mong muốn của mọi phụ huynh.

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

(Đặc biệt TRẢI NGHIỆM HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại cơ sở)