Trong cuộc sống hiện đại ngày nay có khá nhiều trẻ gặp khó khăn trong việc giao tiếp, nghe hiểu, bày tỏ cảm xúc của bản thân. Đây đều là những dấu hiệu của chứng rối loạn ngôn ngữ gây trở ngại trong quá trình phát triển của trẻ. Cùng BingGo Leaders tìm hiểu chi tiết rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là gì, biểu hiện và phương pháp khắc phục hiệu quả nhất nhé!
1. Khái niệm rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là gì?
Câu hỏi “rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là gì?” được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Thực chất, đây là một triệu chứng khiến trẻ cảm thấy khó hiểu và giao tiếp bằng ngôn ngữ. Nguyên nhân chính của rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là do hệ thần kinh trung ương bị tổn thương dẫn đến làm mất chức năng của bán cầu não.
2. Chứng rối loạn ngôn ngữ gồm mấy loại?
Việc phân loại rối loạn ngôn ngữ ở trẻ thường phụ thuộc vào vị trí của tổn thương của hệ thần kinh trung ương. Theo đó, chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ được chia làm 2 loại chính như sau:
- Rối loạn tiếp nhận ngôn ngữ: Đây là trường hợp trẻ gặp khó khăn trong việc hiểu những từ mà chúng nghe và đọc được.
- Rối loạn diễn đạt ngôn ngữ: Đây trường hợp trẻ khó khăn trong việc nói chuyện với người khác và không viết bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ của mình.
Hiện nay, rối loạn ngôn ngữ thường được phát hiện mắc cả hai loại này cùng lúc trong độ tuổi khoảng 3 - 5.
3. Biểu hiện khi trẻ mắc chứng rối loạn ngôn ngữ
Các bậc phụ huynh cần quan sát và nhận biết sớm những dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là gì để kịp thời can thiệp và khắc phục cho con. Khi trẻ mắc phải chứng rối loạn ngôn ngữ thường có những biểu hiện như sau:
- Thường xuyên sử dụng những câu giao tiếp ngắn, đơn giản như “ờ, ừm…”
- Hay sử dụng những từ ngữ thay thế như “cái ấy”, “cái đó” do không nhớ tên gọi của các vật dụng xung quanh.
- Đảo từ ngữ một cách vô thức như “mèo con” nói thành “mòn ceo”…
- Lẫn lộn các từ ngữ có sự liên quan với nhau như gọi “cái ghế” là “bàn”; gọi “thịt lợn” là “thịt bò”…
- Nói những câu không có nghĩa do sắp xếp sai thứ tự từ ngữ.
- Khó khăn trong việc phát âm và lời nói.
- Nói lắp bắp, nói vấp
4. Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn ngôn ngữ
Theo các chuyên gia phân tích, có rất nhiều nguyên nhân gây rối loạn ngôn ngữ ở trẻ. Nhìn chung, triệu chứng này thường liên quan đến các vấn đề não bộ hoặc dị tật bẩm sinh chẳng hạn như:
- Chấn thương não bộ
- Gặp các tổn thương liên quan đến hệ thần kinh trung ương
- Xuất hiện khối u não hay bệnh lý ở não
- Rối loạn não bộ
- Dị tật bẩm sinh
- Di truyền do trong gia đình đã từng có người bị rối loạn ngôn ngữ.
- Ngoài ra, trong một số trường hợp trẻ không xác định được nguyên nhân cụ thể gây rối loạn ngôn ngữ.
5. Phương pháp khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ hiệu quả nhất
Việc khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ phụ thuộc phần lớn vào sự cố gắng, nỗ lực của trẻ và hỗ trợ từ gia đình cũng như các chuyên gia y tế. Sau đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả các triệu chứng này đang được áp dụng phổ biến hiện nay như:
5.1. Kiểm tra tổng quát sức khoẻ cho trẻ
Một trong những việc đầu tiên khi cha mẹ phát hiện trẻ mắc triệu chứng rối loạn ngôn ngữ đó là đưa đến gặp bác sĩ để kiểm tra tổng quát sức khỏe và thể chất. Các bác sĩ chuyên môn sẽ có đánh giá chuẩn xác và cụ thể tình trạng hiện tại của trẻ mắc phải loại rối loạn nào.
5.2. Âm ngữ trị liệu
Sau khi xác định được tình trạng rối loạn ngôn ngữ, các bác sĩ, chuyên gia sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp. Theo đó, phương pháp âm ngữ trị liệu được xem là phổ biến nhất hiện nay. Tuỳ vào từng nguyên nhân, độ tuổi và mức độ rối loạn mà quá trình áp dụng đạt được những kết quả khả quan khác nhau.
Ở phương pháp này, các chuyên gia và bậc cha mẹ, người thân sẽ cố gắng trò chuyện cùng con một cách ân cần theo những mẹo như:
- Sử dụng thêm đồ vật sinh động, đồ chơi, truyện tranh,... để giúp trẻ cải thiện và phát triển ngôn ngữ toàn diện.
- Khuyến khích trẻ tham gia nhiều hoạt động, dự án thủ công cùng bạn bè trang lứa.
- Thường xuyên cùng trẻ thực hành hỏi và trả lời câu hỏi.
5.3. Áp dụng tâm lý trị liệu
Áp dụng phương pháp tâm lý trị liệu được đánh giá cao trong việc điều trị rối loạn ngôn ngữ ở trẻ. Bởi khi mắc chứng rối loạn ngôn ngữ có thể khiến trẻ khó chịu và dần trở nên thu mình, mặc cảm do khó khăn trong giao tiếp với mọi người xung quanh.
Do đó, các bậc cha mẹ có thể cân nhắc đưa trẻ đến gặp bác sĩ hay chuyên gia tâm lý để hỗ trợ con cân bằng hành vi và cảm xúc. Ngoài ra, phương pháp tâm lý trị liệu còn giúp trẻ giảm bất an và đỡ căng thẳng hơn.
5.4. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc trẻ hàng ngày
Khi trẻ gặp các vấn đề về rối loạn ngôn ngữ thường rất cần sự quan tâm và trợ giúp đặc biệt từ cha mẹ và người thân. Cha mẹ và những người thân yêu sẽ giúp các con khắc phục tốt hơn từng ngày qua các cách làm như:
- Hãy trò chuyện và đọc sách cùng trẻ để giúp chúng học thêm từ vựng.
- Luôn tạo cảm giác thoải mái cho con.
- Thường xuyên hỏi - đáp cùng trẻ và hãy kiên nhẫn chờ đợi con tìm câu trả lời.
- Luôn lắng nghe và phản hồi khi trẻ nói
- Liên hệ để thông báo với giáo viên về tình trạng của trẻ và nhờ họ hỗ trợ giúp trẻ tham gia trao đổi, thảo luận nhiều hơn tại lớp.
Trên đây, BingGo Leaders đã cung cấp toàn bộ những thông tin về rối loạn ngôn ngữ ở trẻ là gì, biểu hiện và phương pháp khắc phục hiệu quả nhất. Có thể nói, đây là triệu chứng thường gặp ở trẻ và ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của con. Hãy luôn dõi theo con để có thể phát hiện và điều trị kịp thời nhé!