Tình trạng bé 2 tuổi chậm nói không phải vấn đề hiếm gặp trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên, một số trường hợp không phải trẻ chậm nói đơn thuần mà nó có thể là biểu hiện của một trong số các bệnh lý cơ thể.
Bởi vậy, cha mẹ cần hiểu rõ và xác định được nguyên nhân của việc chậm nói ở trẻ. Từ đó có phương pháp can thiệp và lựa chọn cách dạy bé 2 tuổi chậm nói hiệu quả nhất. Cùng BingGo Leaders tìm hiểu thêm về chủ đề này trong những chia sẻ dưới đây nhé!
1. Thế nào là trẻ chậm nói?
Trẻ chậm nói là tình trạng phát triển khả năng ngôn ngữ chậm so với trẻ bình thường, ở cùng độ tuổi.
Hiện nay, tình trạng trẻ chậm nói được phân thành 3 nhóm cơ bản, bao gồm:
- Chậm nói đơn thuần
- Chậm nói bất thường do sự phát triển của não bộ
- Trẻ chậm nói do trở ngại của nhóm cơ miệng và lưỡi.
2. Dấu hiệu trẻ 2 tuổi chậm nói
Trẻ 2 tuổi được coi là chậm nói nếu xuất hiện phần lớn trong các dấu hiệu dưới đây:
- Không thể nói câu dài, quá 16 từ.
- Thường chỉ nhắc lại được lời nói của người khác, khó tự nói ra câu hoàn chỉnh.
- Không thể tự giao tiếp những câu thoại đơn giản. Ví dụ như: mẹ bế…
- Không hiểu câu hỏi hoặc chỉ dẫn dài.
- Đôi lúc, trẻ không thể bắt chước hoặc lặp lại hành động, cử chỉ và lời nói của người khác.
- Khi xem sách, trẻ không thể xác định vào bức tranh/ hình ảnh mà bạn gọi tên…
3. Nguyên nhân trẻ 2 tuổi chậm nói là gì?
Nhiều cha mẹ thắc mắc, cách dạy bé 2 tuổi chậm nói như thế nào? Trên thực tế, việc xác định được nguyên nhân sẽ là kim chỉ nam để đưa ra phương pháp cải thiện hiệu quả nhất. Dưới đây là 2 nhóm nguyên nhân chính thường gặp, cha mẹ cùng tìm hiểu nhé.
3.1. Nguyên nhân thực thể
Thực thể là sự ảnh hưởng đến từ các bộ phận liên quan đến chức năng nói như: cổ họng, tai, mũi…hoặc cơ quan giữ vai trò chỉ như não.
Một số bé gặp phải các vấn đề khiếm khuyết, viêm màng não hoặc dị tật não bẩm sinh…Trong trường hợp này, cần phải có sự can thiệp của các y bác sĩ chuyên khoa.
3.2. Nguyên nhân tâm lý
Một trong những nguyên nhân thường gặp ở trẻ chậm nói đó là các vấn đề xuất phát từ tâm lý.
Do trẻ gặp phải “cú sốc” tâm lý, hoặc do gia đình không dành sự quan tâm cho trẻ. Mặt khác, quá cưng chiều cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến trẻ lười và chậm nói.
4. Chia sẻ cách dạy bé 2 tuổi chậm nói hiệu quả tại nhà
Sau khi đã xác định được nguyên nhân, ba mẹ cần phải chủ động thúc đẩy cho quá trình học nói của bé để cải thiện năng lực ngôn ngữ. Cách dạy bé 2 tuổi chậm nói không quá khó, quan trọng là sự kiên trì của ba mẹ và đi đúng hướng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu Top 5 phương pháp được chia sẻ dưới đây:
4.1. Trò chuyện cùng con mỗi ngày
Đối với phương pháp này, cha mẹ hãy dành nhiều thời gian trò chuyện cùng con, mỗi ngày và lặp đi lặp lại, ngay cả khi bé chưa nói được. Bố mẹ phải thật sự kiên nhẫn thực hiện nhiều lần để khuyến khích con học nói, phát âm rõ chữ hơn.
Khi trò chuyện với trẻ 2 tuổi, bố mẹ nên cố gắng nói thật chậm, rõ ràng từng câu và kết hợp với cử chỉ mô tả. Hãy nói chuyện với trẻ trong bất cứ hoàn cảnh nào kể cả lúc cho bé ăn, đi chơi, rủ ngủ…
4.2. Luôn giải thích cho trẻ những điều ba mẹ làm
Trẻ 2 tuổi chậm nói, phải làm sao? Một trong những cách dạy bé 2 tuổi chậm nói hiệu quả là luôn giải thích những gì cha mẹ đang làm.
Điều này giúp ba mẹ giao tiếp với bé nhiều hơn, tăng vốn từ, đồng thời hình dung được mối quan hệ giữa ngôn ngữ và sự việc. Nếu kiên trì, lặp đi lặp lại, ba mẹ sẽ nhận thấy hiệu quả cải thiện rất rõ ràng.
4.3. Khuyến khích trẻ tự giải quyết vấn đề
Trẻ chậm nói chắc chắn sẽ khó khăn khi giao tiếp với mọi người. Thay vào đó sẽ có xu hướng biểu đạt bằng thái độ, cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể.
Do đó, nếu trẻ muốn thực hiện việc gì thì hãy để con tự giải quyết, hạn chế giúp đỡ. Từ đó sẽ kích thích khả năng nói chuyện và cải thiện tình trạng lười, chậm nói ở trẻ.
4.4. Tuyệt đối KHÔNG BẮT CHƯỚC ngôn ngữ của trẻ
Thời gian đầu, bé thường phát âm không rõ chứ, đôi khi còn bị nói ngọng. Vì vậy, trong quá trình dạy con học nói, ba mẹ tuyệt đối không được bắt chước cách này của trẻ.
Việc làm này sẽ khiến bé bị nói sai, phát âm không chuẩn, nói ngọng và hình thành thói quen rất khó sửa.
4.5. Thường xuyên đọc sách và truyện cho bé nghe
Sách được ví như “liều thuốc thần kỳ” đối với trẻ lười nói, chậm nói. Chính vì thế, ba mẹ hãy thường xuyên đọc sách và truyện cho bé nghe.
Những câu thơ ngộ nghĩnh, câu chuyện về bạn Thỏ, bạn Sóc…sẽ khơi gợi sự thích thú của bé. Từ đó bé học thêm những vần điệu mới, kích thích và làm phong phú khả năng ngôn ngữ.
Khi đọc sách và truyện cho trẻ, ba mẹ nên chọn những quyển có hình ảnh và màu sắc bắt mắt và cho con tự lựa chọn theo sở thích nhé.
5. Kết luận
Đó là những chia sẻ về cách dạy bé 2 tuổi chậm nói giúp cha mẹ có thêm những kiến thức hữu ích nhất.
Việc chăm sóc trẻ và giáo dục chậm nói là cả một hành trình dài, cha mẹ không nên nóng vội, hãy dùng tình yêu thương và sự nhẫn nại để đồng hành cùng con. Đừng quên vỗ về và luôn khen ngợi để kích thích bé nói tốt hơn nhé!