Tiếng Anh ngày càng trở thành một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có điều kiện cho con học tại các trung tâm tiếng Anh. Vậy hôm nay hãy cùng BingGo Leaders tìm hiểu ngay 6 cách dạy con học tiếng Anh tại nhà một cách hiệu quả, giúp bé cải thiện khả năng ngoại ngữ nhanh chóng nhé.
1. Thời điểm vàng học tiếng Anh cho trẻ
Các nghiên cứu khoa học đã xác định rằng độ tuổi lý tưởng để trẻ bắt đầu học ngoại ngữ là từ 3 đến 6 tuổi, và kéo dài đến trước khi trẻ đạt 14 tuổi. Trong giai đoạn này, bé có khả năng tiếp thu kiến thức tiếng Anh một cách tự nhiên nhất thông qua phản xạ và bắt chước bằng cách lắng nghe lời nói từ cha mẹ, xem phim, hoặc nghe nhạc. Đó cũng chính là thời điểm vàng để xây dựng nền tảng vững chắc và tạo tiền đề cho việc phát triển khả năng tiếng Anh trong tương lai.
Nắm bắt Khoảng thời gian lý tưởng để dạy trẻ học tiếng Anh
Trẻ em trong giai đoạn này trải qua một thời kỳ gọi là "nhạy cảm ngôn ngữ” với khả năng tiếp cận và học hỏi bất kỳ ngôn ngữ nào ngoài tiếng mẹ đẻ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Đặc biệt, trẻ từ 3 đến 4 tuổi có thể ghi nhớ lên tới 2000 từ vựng tiếng Anh nếu được tiếp xúc thường xuyên và sử dụng ngôn ngữ này. Đồng thời, cũng trong độ tuổi này, con sẽ có xu hướng khám phá và tìm tòi môi trường xung quanh, vốn từ vựng cũng từ đó được mở rộng một cách tự nhiên nhất.
2. Lộ trình học tiếng Anh cho trẻ tại nhà
Để việc học tiếng Anh tại nhà cho trẻ đạt hiệu quả cao, phụ huynh cần xây dựng lộ trình học tập cùng mục tiêu rõ ràng, giúp trẻ tiếp cận ngôn ngữ một cách có hệ thống và tự tin hơn.
Để lên lộ trình học tiếng Anh phù hợp với con, ba mẹ có thể đăng ký làm bài test miễn phí cho trẻ.
>>> Truy cập link để làm bài test miễn phí
2.1 Lộ trình học tiếng Anh cho trẻ mầm non
2.1.1 Lộ trình học tiếng Anh với trẻ 3 tuổi
Thiết lập mục tiêu học tiếng Anh cho bé từ khi còn đang ở lứa tuổi mầm non
Làm thế nào để thiết lập một lộ trình học tiếng anh tại nhà cho bé 3 tuổi hiệu quả, giúp con sẵn sàng cho việc học ngoại ngữ? Trong giai đoạn đầu đời, điều quan trọng nhất là ba mẹ phải tạo cho trẻ một tâm lý thoải mái. Việc học cần được kết hợp một cách hài hòa với các hoạt động vui chơi và giải trí, giúp các con phát triển toàn diện cả về ngôn ngữ và kỹ năng xã hội.
Mục tiêu chính của giai đoạn này là ươm mầm tình yêu với tiếng Anh ở trẻ nhỏ. Nói cách khác, đây là thời kỳ để trẻ bắt đầu tiếp xúc và làm quen với ngoại ngữ một cách tự nhiên.
Một số nội dung gia đình cần hướng tới cho trẻ trong giai đoạn này bao gồm:
- Bảng chữ cái tiếng Anh: Giúp trẻ bắt đầu làm quen với việc nhận diện và phát âm các chữ cái đơn giản nhất.
- Số đếm: Hướng dẫn trẻ cách đếm các số từ 1 đến 10.
- Làm quen với các cấu trúc tiếng Anh đơn giản: Dạy trẻ cách giới thiệu tên, tuổi và một số thông tin cơ bản về bản thân.
2.1.2 Lộ trình học tiếng Anh cho bé 4 tuổi
Khi trẻ đã có một thời gian tiếp xúc và làm quen với tiếng Anh, phụ huynh có thể bắt đầu mở rộng kiến thức cho con em mình bằng cách giới thiệu những chủ đề gần gũi trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ, trẻ có thể học về các bộ phận cơ thể, màu sắc, động vật, đồ ăn, …
Với mỗi chủ đề, trẻ cần nắm vững cách phát âm chính xác và học các cấu trúc ngữ pháp cơ bản liên quan. Mục tiêu chính của giai đoạn này là giúp trẻ nắm vững từ vựng về các chủ đề quen thuộc và bắt đầu hình thành hiểu biết về cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh.
Phương pháp học tập được các chuyên gia khuyến nghị cho trẻ ở độ tuổi này là thông qua âm nhạc và phim hoạt hình bằng tiếng Anh. Đây là cách học mang tính giải trí cao, giúp trẻ tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên và dễ dàng. Tuy nhiên, điều quan trọng là bố mẹ cần chọn những bộ phim phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
Xem thêm: TẢI SÁCH GET READY FOR FLYERS PDF MIỄN PHÍ CHO BÉ HỌC TẠI NHÀ
2.1.3 Lộ trình học tiếng Anh cho bé 5 tuổi
Ở tuổi lên 5, trẻ đã bước vào giai đoạn cuối của lứa tuổi mầm non. Nếu đã được áp dụng lộ trình học tiếng Anh tại nhà phù hợp từ trước, con sẽ có nền tảng ngôn ngữ vững chắc. Điều này giúp cách dạy tiếng anh cho bé trở nên dễ dàng và linh hoạt hơn, với nhiều phương pháp học tập mà ba mẹ có thể áp dụng hiệu quả.
Dạy tiếng Anh cho trẻ 5 tuổi trở nên dễ dàng và linh hoạt hơn
Mục tiêu chính trong giai đoạn này là tăng cường khả năng phản xạ ngôn ngữ và phát triển toàn diện các kỹ năng tiếng Anh của trẻ. Bởi vậy, ba mẹ có thể tập trung vào một số nội dung như:
- Thực hành giao tiếp cơ bản: Khuyến khích trẻ thực hành các cuộc chào hỏi và tự giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh để trẻ tự tin hơn trong giao tiếp.
- Mở rộng vốn từ: Tiếp tục mở rộng vốn từ vựng của trẻ bằng cách giới thiệu thêm các từ mới liên quan đến các chủ đề trong cuộc sống hàng ngày.
- Nắm vững cấu trúc ngữ pháp: Giúp trẻ nắm chắc các cấu trúc ngữ pháp cơ bản và thực hành giao tiếp đơn giản, giúp trẻ dần quen với việc sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên.
Để đạt được những mục tiêu này, phụ huynh nên sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: đọc sách song ngữ, cho trẻ nghe podcast tiếng Anh, khuyến khích xem phim hoạt hình bằng tiếng Anh hay tham gia các trò chơi đố vui tiếng Anh…
2.2 Lộ trình học tiếng Anh cho trẻ tiểu học
2.2.1 Nội dung cần thiết khi dạy tiếng Anh tại nhà cho bé 6 – 7 tuổi
6 – 7 tuổi đánh dấu sự chuyển giao quan trọng khi trẻ bước vào tiểu học
Giai đoạn 6 – 7 tuổi là thời kỳ trẻ bắt đầu bước vào tiểu học, và cách dạy con học tiếng Anh tại nhà sẽ có những thay đổi rõ rệt so với lúc bé còn ở mầm non. Khi trẻ lên lớp 1 (6 tuổi), tiếng Anh không còn là hoạt động học kết hợp với chơi, mà đã trở thành một môn học chính thức trong sách giáo khoa. Điều này đòi hỏi con sẽ phải học tập một cách nghiêm túc hơn.
Ở cấp độ này, mục tiêu học tập cụ thể của trẻ được xây dựng dựa trên 3 yếu tố quan trọng:
- Làm quen với các cấu trúc ngữ pháp cơ bản: Trẻ cần được giới thiệu và nắm vững các cấu trúc ngữ pháp đơn giản, nhằm tạo nền tảng cho các kỹ năng giao tiếp và viết trong tương lai.
- Tập trung vào các chủ đề gần gũi: Các chủ đề như cơ thể, sở thích, gia đình, bạn bè và trường lớp sẽ giúp trẻ dễ dàng liên kết với cuộc sống thực tế, từ đó phát triển vốn từ vựng một cách tự nhiên.
- Nhận biết bảng chữ cái và luyện ngữ âm: Trẻ cần nắm chắc bảng chữ cái tiếng Anh và luyện phát âm đúng, điều này sẽ hỗ trợ rất lớn cho quá trình luyện nói và phát triển kỹ năng ngôn ngữ.
Lộ trình học này cũng áp dụng cho trẻ 7 tuổi nhằm củng cố và mở rộng kiến thức tiếng Anh đã học từ lớp 1. Việc tuân theo một lộ trình học tiếng anh tại nhà cho bé rõ ràng và khoa học sẽ giúp con xây dựng nền tảng tiếng Anh vững chắc, tạo tiền đề tốt cho những năm học tiếp theo.
2.2.2 Mục tiêu dạy tiếng Anh tại nhà cho bé 8 – 9 tuổi
Khi trẻ bước vào độ tuổi lên 8, con đã có nền tảng quen thuộc với tiếng Anh. Đây là thời điểm lý tưởng để ba mẹ điều chỉnh cách dạy con học tiếng Anh tại nhà tập trung vào việc:
- Tăng cường vốn từ vựng: Ở độ tuổi này, trẻ có khả năng tiếp thu và ghi nhớ một lượng từ vựng phong phú hơn. Phụ huynh có thể giúp con mở rộng vốn từ thông qua các hoạt động thực tế như đọc sách, chơi trò chơi từ vựng, hoặc học từ mới qua các chủ đề yêu thích.
- Củng cố kiến thức ngữ pháp: Nắm vững các cấu trúc ngữ pháp cơ bản là bước quan trọng để trẻ xây dựng nền tảng vững chắc cho việc học tập tiếng Anh sau này. Ba mẹ có thể giúp con ôn tập và thực hành ngữ pháp thông qua các bài tập, hoặc áp dụng ngữ pháp vào các câu giao tiếp hàng ngày.
Khi đã nâng cao được vốn từ vựng và nắm chắc các cấu trúc ngữ pháp, trẻ sẽ có đủ kỹ năng để tự tạo ra những đoạn hội thoại ngắn hoàn chỉnh. Khả năng này không chỉ giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp hàng ngày mà còn là tiền đề để trẻ phát triển các kỹ năng ngôn ngữ ở mức độ cao hơn trong tương lai.
2.2.3 Xây dựng kỹ năng toàn diện cho bé 10 - 11 tuổi
Độ tuổi lớp 4 - 5 là giai đoạn mà trẻ đã xây dựng được một nền tảng tiếng Anh cơ bản và vững chắc, đủ để bắt đầu thực hành các kỹ năng giao tiếp, phản biện, và tranh luận với thầy cô và bạn bè. Đây là một bước ngoặt quan trọng trong hành trình học tiếng Anh của trẻ, nơi mà việc nâng cao kỹ năng trở nên cần thiết.
Độ tuổi từ 10 - 11 đánh dấu mốc quan trọng trong hành trình học tiếng Anh của trẻ
Trong giai đoạn này, các mục tiêu học tập chính bao gồm:
- Rèn luyện kỹ năng diễn đạt trước đám đông: Trẻ cần được khuyến khích nói tiếng Anh trong các tình huống yêu cầu sự tự tin và rõ ràng, chẳng hạn như thuyết trình trước lớp hoặc tham gia vào các cuộc thảo luận nhóm. Việc luyện tập này không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng diễn đạt mà còn rèn luyện sự tự tin khi sử dụng tiếng Anh.
- Học viết các đoạn văn cơ bản: Kỹ năng viết là một phần không thể thiếu trong quá trình học tiếng Anh. Việc viết các đoạn văn ngắn về những chủ đề quen thuộc sẽ giúp trẻ nắm vững cấu trúc câu và cách sắp xếp ý tưởng một cách logic. Điều này cũng hỗ trợ trẻ trong các bài tập viết ở trường và giúp trẻ chuẩn bị tốt hơn cho các kỳ thi.
Mặc dù trẻ sẽ cần phát triển đầy đủ bốn kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) trong giai đoạn này, nhưng nên tập trung đặc biệt vào kỹ năng nói và viết. Kỹ năng nói không chỉ giúp trẻ tự tin hơn khi trình bày trước đám đông mà còn là phương tiện để trẻ diễn đạt suy nghĩ và ý kiến của mình một cách rõ ràng và thuyết phục. Trong khi đó, viết tốt sẽ giúp trẻ dễ dàng vượt qua các bài kiểm tra và bài thi, đồng thời phát triển khả năng tư duy mạch lạc.
Xem thêm: TỔNG HỢP ĐỀ THI STARTER MỚI NHẤT CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT CHO BÉ ÔN TẠI NHÀ
3. Cách dạy con học tiếng Anh tại nhà hiệu quả
3.1 Học thông qua trò chơi
Một trong những cách dạy con học tiếng Anh tại nhà hiệu quả nhất là học thông qua các trò chơi. Trẻ em có xu hướng học tốt hơn khi cảm thấy vui vẻ, thoải mái, và trò chơi là cách tuyệt vời để biến việc học trở nên thú vị.
Trò chơi giúp trẻ tiếp cận tiếng Anh một cách tự nhiên mà không cảm thấy bị áp lực. Thông qua các hoạt động vui nhộn, con sẽ dễ dàng ghi nhớ từ vựng và cấu trúc ngữ pháp mà không cần quá nhiều nỗ lực. Trò chơi học tiếng Anh cũng khuyến khích trẻ tham gia tích cực và tạo cơ hội cho trẻ thực hành kỹ năng ngôn ngữ một cách sáng tạo và linh hoạt.
Một số trò chơi phổ biến giúp trẻ rèn luyện khả năng học tiếng Anh của mình mà ba mẹ có thể tham khảo:
- Memory (Trò chơi ghi nhớ): Chuẩn bị các thẻ từ vựng với hình ảnh và từ tiếng Anh tương ứng. Trải các thẻ ra và yêu cầu trẻ lật các thẻ để tìm cặp thẻ khớp nhau (hình ảnh và từ). Trò chơi này giúp trẻ ghi nhớ từ vựng và hình ảnh liên quan một cách tự nhiên.
- Simon Says (Simon nói): Trò chơi này yêu cầu trẻ lắng nghe và thực hiện các câu lệnh bằng tiếng Anh. Ví dụ: "Simon says, touch your nose" (Simon nói, chạm vào mũi của bạn). Đây là trò chơi tuyệt vời để học từ vựng liên quan đến bộ phận cơ thể và các động từ hành động.
- Bingo (Trò chơi Bingo): Chuẩn bị các bảng Bingo có các từ hoặc hình ảnh tiếng Anh. Khi từ hoặc hình ảnh đó được gọi ra, trẻ phải đánh dấu ô tương ứng trên bảng của mình. Trẻ nào hoàn thành một hàng ngang, dọc hoặc chéo trước sẽ chiến thắng. Bingo là cách tuyệt vời để củng cố từ vựng và phản xạ nhanh.
3.2 Thông qua các tình huống giao tiếp hàng ngày
Tạo ra những tình huống thực tế để khuyến khích trẻ sử dụng tiếng Anh
Khi dạy tiếng Anh cho con tại nhà, cha mẹ có thể tạo ra những ngữ cảnh tự nhiên để khuyến khích trẻ thực hành trả lời bằng tiếng Anh. Dưới đây là một số ví dụ tiếp cận để gia đình có thể hình dung dễ dàng hơn:
- Khi chuẩn bị bữa sáng: Hãy trò chuyện với con về các loại thực phẩm trong bữa sáng như bánh mì, sữa, trái cây, và hỏi con về sở thích ăn uống của mình bằng tiếng Anh.
- Trong lúc chăm sóc cây cảnh: Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ cách gọi tên các loại cây, hoa, hoặc dụng cụ làm vườn bằng tiếng Anh, đồng thời thảo luận về cách chăm sóc cây cối.
- Trong khi đi bộ hoặc chơi ngoài trời: Cha mẹ có thể nói chuyện với con về các loài động vật, cây cỏ, hoặc các hiện tượng tự nhiên như mưa, nắng, gió bằng tiếng Anh.
3.3 Tiếp xúc tiếng Anh qua phim hoạt hình
Nếu để trẻ xem quá nhiều TV hoặc các chương trình trên thiết bị điện tử có thể gây ra những tác động tiêu cực. Tuy nhiên, những thiết bị này có thể trở thành công cụ giáo dục hiệu quả nếu cha mẹ biết cách quản lý và áp dụng vào cách dạy con học tiếng Anh tại nhà.
Các bộ phim hoạt hình tiếng Anh với hình ảnh sống động và âm thanh cuốn hút có thể khơi dậy sự tò mò của trẻ, khiến trẻ quan tâm hơn đến những cảnh quay và nhân vật. Điều này không chỉ kích thích trí tưởng tượng mà còn thúc đẩy trẻ đặt ra nhiều câu hỏi về những điều mới mẻ mà trẻ chưa hiểu rõ. Điều quan trọng là cha mẹ cần thận trọng trong việc chọn lựa các bộ phim hoặc kênh truyền hình phù hợp với độ tuổi của con, đồng thời đảm bảo rằng nội dung có phát âm tiếng Anh chuẩn xác.
3.4 Rèn luyện kỹ năng nghe qua các bài hát song ngữ
Trẻ nhỏ có khả năng cảm thụ âm thanh rất nhạy bén
Việc thường xuyên cho trẻ nghe các bài hát tiếng Anh là một phương pháp giảng dạy hiệu quả mà ba mẹ nên sử dụng để dạy học tiếng anh tại nhà cho bé. Trẻ nhỏ có khả năng cảm thụ âm thanh rất tốt. Bởi vậy, khi nghe những bài hát tiếng Anh yêu thích, bé sẽ dễ dàng bị thu hút, phát triển niềm yêu thích đối với ngôn ngữ này.
Bên cạnh đó, các bài hát tiếng Anh thiếu nhi sẽ cung cấp cho trẻ một nguồn từ vựng phong phú, giúp trẻ mở rộng vốn từ và kích thích tư duy sáng tạo. Nếu cha mẹ duy trì sự kiên trì và áp dụng phương pháp này đều đặn, trẻ sẽ có những bước tiến rõ rệt trong khả năng giao tiếp tiếng Anh.
3.5 Sử dụng các app học tiếng Anh trong quá trình dạy bé tại nhà
Sử dụng các ứng dụng học tiếng Anh là một phương pháp hiện đại và hiệu quả mà nhiều phụ huynh đang lựa chọn để hỗ trợ con em mình trong việc học ngôn ngữ. Những ứng dụng này thường được thiết kế với giao diện thân thiện, đầy màu sắc, cùng với nhiều trò chơi tương tác giúp trẻ học tiếng Anh một cách vui nhộn và hấp dẫn.
Các ứng dụng học tiếng Anh thường bao gồm nhiều chủ đề khác nhau như từ vựng, ngữ pháp, phát âm, và kỹ năng nghe, nói. Nhờ vào việc sử dụng công nghệ, trẻ có thể luyện tập và học tiếng Anh mọi lúc mọi nơi, đồng thời cải thiện khả năng ngôn ngữ một cách toàn diện.
Điều quan trọng là ba mẹ nên lựa chọn các ứng dụng phù hợp với độ tuổi và trình độ của trẻ, đồng thời giám sát thời gian sử dụng để đảm bảo con không bị lạm dụng thiết bị điện tử. Những ứng dụng như Duolingo, ABCmouse, và Lingokids là những lựa chọn phổ biến và được đánh giá cao bởi các chuyên gia giáo dục.
Xem thêm: TOP 5 PHƯƠNG PHÁP HỌC TIẾNG ANH HIỆU QUẢ CHO TRẺ EM TẠI NHÀ
3.6 Đọc truyện Anh ngữ cho bé trước giờ đi ngủ
Kể chuyện trước giờ đi ngủ là cơ hội lý tưởng để lồng ghép bài học tiếng Anh
Hầu hết các bé đều rất thích được lắng nghe kể chuyện trước khi đi ngủ. Do đó, cha mẹ có thể tận dụng hoạt động này để kết hợp việc học tiếng Anh cho con. Đây là một trong những cách dạy con học tiếng anh tại nhà không chỉ giúp trẻ cải thiện vốn từ vựng mà còn phát triển tư duy ngôn ngữ một cách tự nhiên.
Việc kể chuyện hàng ngày trước giờ đi ngủ là cơ hội tuyệt vời để lồng ghép những bài học tiếng Anh vào câu chuyện. Ở độ tuổi này, trẻ chưa quá chú trọng đến ngôn ngữ mà cha mẹ sử dụng, thay vào đó, con tập trung vào cách kể chuyện. Vì vậy, nếu cha mẹ biết cách dẫn dắt câu chuyện, sử dụng hình ảnh minh họa sinh động và diễn giải chi tiết, trẻ sẽ tiếp thu tiếng Anh một cách dễ dàng và tiến bộ mỗi ngày.
4. Một số nguyên tắc giúp việc dạy con học tiếng Anh tại nhà hiệu quả
Nguyên tắc cần nhớ khi dạy con học tiếng Anh tại nhà
3.1 Ưu tiên các hoạt động thực tiễn thay vì lý thuyết
Trẻ nhỏ thường có xu hướng thích các hoạt động vui chơi hơn là việc học lý thuyết khô khan. Vì vậy, ba mẹ nên làm cho việc học tiếng Anh trở nên thú vị bằng cách biến nó thành những hoạt động vui vẻ và sinh động.
Thay vì áp lực con về điểm số, phụ huynh nên tập trung vào việc khuyến khích và động viên trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn khi học tập và có thể đạt được những kết quả tốt hơn khi tiếp cận ngôn ngữ mới đầy hấp dẫn này.
3.2 Xây dựng học thói quen học Anh ngữ cho con
Khi trẻ bắt đầu học tiếng Anh, việc tạo ra một thói quen học tập nhất quán là rất quan trọng. Gia đình nên thiết lập một khoảng thời gian học cố định mỗi ngày, và giữ cho thời gian này lặp lại đều đặn trong các ngày tiếp theo.
Bởi vì trẻ mới bắt đầu học, ba mẹ nên bắt đầu với các buổi học ngắn, khoảng 10-15 phút mỗi ngày. Khi trẻ dần phát triển khả năng tập trung và hứng thú với việc học, chúng ta có thể từ từ kéo dài thời gian học để phù hợp với sự tiến bộ và nhu cầu của trẻ.
3.3 Không ngừng khuyến khích và khen ngợi bé
Trẻ em luôn cảm thấy hạnh phúc và động lực hơn khi nhận được lời khen ngợi từ cha mẹ. Vì vậy, đừng ngần ngại thể hiện sự khen ngợi và động viên con thường xuyên. Hãy cho trẻ thấy sự tiến bộ và nỗ lực của mình bằng những lời khen chân thành và khích lệ.
Bên cạnh đó, việc động viên trẻ tiếp tục cố gắng cũng rất quan trọng khi dạy học tiếng anh tại nhà cho bé. Những câu nói khích lệ như “Con làm rất tốt, con có thể làm tốt hơn nữa” hay “Hãy thử cố gắng thêm một chút nữa” sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin và có động lực để tiếp tục phát triển kỹ năng tiếng Anh của mình.
3.4 Kiên nhẫn với trẻ trong quá trình dạy học
Học tiếng Anh là một hành trình dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn từ cả ba mẹ và trẻ. Đừng vì vài lần trẻ mắc lỗi mà vội kết luận rằng con không có năng khiếu hoặc từ bỏ. Quan trọng là gia đình cần luôn giữ thái độ tích cực và không la mắng khi trẻ sai.
Thay vào đó, phụ huynh cần luôn ở bên cạnh, động viên và chỉ dẫn con. Tìm kiếm những cách dạy con học tiếng anh tại nhà phù hợp với sở thích của trẻ để tạo điều kiện cho con tiếp cận tiếng Anh một cách hiệu quả và vui vẻ.
Nếu ba mẹ cảm thấy không tự tin về phát âm của mình, hãy cân nhắc giảm bớt việc tương tác bằng tiếng Anh và tìm kiếm các nguồn học tập khác, như ứng dụng hoặc giáo viên bản ngữ, để hỗ trợ trẻ trong quá trình học.
Xem thêm: LÀM SAO ĐỂ GIÚP CON TỰ HỌC TIẾNG ANH TẠI NHÀ HIỆU QUẢ NHẤT?
5. Kết luận
Trên đây là 6 phương pháp dạy tiếng Anh tại nhà được tổng hợp bởi tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders và đã được nhiều phụ huynh áp dụng thành công, giúp hàng nghìn trẻ em tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh. Ba mẹ hãy áp dụng ngay những cách này cùng các phương pháp khoa học để giúp các bé trở thành người tiếp theo phát triển kỹ năng tiếng Anh vượt trội nhé!