Con bạn đang gặp khó khăn trong việc học tiếng Anh, cảm thấy thiếu tự tin và bị tụt lại so với bạn bè? Ba mẹ muốn giúp con học tiếng Anh tại nhà nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Đừng lo lắng, bài viết dưới đây của BingGo Leaders sẽ giúp ba mẹ tìm ra giải pháp hiệu quả và dễ dàng để đồng hành cùng con trên con đường chinh phục tiếng Anh. Tìm hiểu ngay!
1. Cách học tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu theo độ tuổi
Để việc học tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu hiệu quả nhất, thì việc đầu tiên mà cha mẹ cần làm là xây dựng lộ trình học cho con theo từng độ tuổi. Đối với từng độ tuổi khác nhau, chúng ta sẽ có những cách học khác nhau để phù hợp với sự phát triển của trẻ. Trong bài viết này sẽ chia thành 2 giai đoạn độ tuổi chính là: độ tuổi mầm non và độ tuổi sau mầm non.
1.1 Học tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu độ tuổi mầm non
Đối với độ tuổi mầm non, trẻ đang trong quá trình phát triển và hình thành nhận thức về những thứ xung quanh mình. Tuy trẻ chưa thể viết, đọc chữ nhưng có khả năng bắt chước và ghi nhớ nhanh hơn so với độ tuổi khác.
Nếu thành công áp dụng cách học tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu ở độ tuổi này, trẻ sẽ có thể trò chuyện trôi chảy và sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ mẹ đẻ và không có bất kỳ rào cản nào. Để việc học được hiệu quả nhất, ba mẹ có thể tham khảo lộ trình học sau đây:
1.1.1 Giai đoạn 1: làm quen với âm thanh và ngữ điệu tiếng Anh (0-2 tháng đầu)
Mục tiêu: Giúp trẻ tiếp xúc với tiếng Anh một cách tự nhiên, tạo sự hứng thú ban đầu.
Cách học tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu ở giai đoạn này:
- Nghe nhạc: Cho trẻ nghe các bài hát thiếu nhi bằng tiếng Anh như “Baby Shark,” “The Wheels on the Bus,” hay “If You’re Happy and You Know It.”
- Xem video hoạt hình: Giới thiệu cho trẻ các video hoạt hình ngắn với nội dung đơn giản, có âm thanh và hình ảnh sống động như Peppa Pig, Cocomelon.
Sau khi trẻ nghe nhạc hoặc xem video ba mẹ hãy giải thích cho trẻ về từ vựng tiếng Anh trong bài nghe, video. Trong giai đoạn giải thích từ vựng, phụ huynh nên dùng câu khẳng định, ngắn gọn. Cũng cần phải kết hợp với hình ảnh trong video, flashcard hoặc những thứ, đồ vật thân thuộc hàng ngày với trẻ.
Ví dụ: Sau khi cho trẻ nghe bài hát, từ vựng về family (gia đình) có 2 thành viên là bố và mẹ, thì phụ huynh có thể dừng lại ở hình ảnh của mẹ và nói “Mom hoặc It’s mom” và chỉ vào mẹ của con.
Cách học tiếng Anh cho trẻ mầm non
1.1.2 Giai đoạn 2: bổ sung vốn từ vựng (3-4 tháng tiếp theo)
Mục tiêu: Xây dựng vốn từ vựng cơ bản cho trẻ qua các hoạt động vui nhộn.
Cách học tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu ở giai đoạn 2:
- Flashcards: Sử dụng flashcards với hình ảnh các đồ vật, con vật, màu sắc, và số đếm để trẻ nhận biết và học từ mới. Ví dụ: Ba mẹ cầm một thẻ flashcard và hỏi trẻ: “What’s this?” Sau khi trẻ trả lời hoặc lặp lại từ đó, bạn có thể giải thích thêm về con vật, “This is a dog. The dog says ‘gâu gâu!’”. Sau đó, xếp các thẻ flashcards thành hàng và yêu cầu trẻ chỉ vào đúng thẻ khi bạn gọi tên con vật.
>>> Tải xuống bộ Flashcard học từ vựng tiếng Anh miễn phí cho bé ngay
- Trò chơi tương tác: Tổ chức các trò chơi như ghép hình, tìm đồ vật, hoặc matching game để trẻ ghi nhớ từ vựng. Ví dụ: Ba mẹ có thể cho bé học các từ vựng về màu sắc cơ bản như red (đỏ), blue (xanh dương), yellow (vàng), green (xanh lá). Sau khi học từ, yêu cầu trẻ tìm các đồ vật trong phòng có màu sắc tương ứng. Ba mẹ hãy nói: “Can you find something red?” và trẻ sẽ tìm một món đồ có màu đỏ. Khi trẻ tìm đúng, khen ngợi: “Great! This is a red ball!”
Cách học tiếng Anh với flashcard
1.1.3. Giai đoạn 3: Phát triển kỹ năng nghe và nói đơn giản (5-6 tháng tiếp theo)
Mục tiêu: Giúp trẻ phát triển khả năng nghe và bắt đầu nói những từ và cụm từ đơn giản.
Cách học tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu ở giai đoạn 3: phát triển kỹ năng nghe - nói
- Nghe hiểu: Cho trẻ nghe tiếng Anh. Cho trẻ nghe hoặc xem những video về tiếng Anh, video cần ngắn gọn, đơn giản, vui nhộn và có thể lặp đi lặp lại nhiều lần một câu nói, từ vựng cơ bản như : mom, dad,.....
- Lặp lại và mô phỏng: Khuyến khích trẻ lặp lại các từ và câu đơn giản mà trẻ nghe được trong các video hoặc bài hát.
- Đọc truyện ngắn: Đọc cho trẻ nghe những cuốn sách thiếu nhi đơn giản có hình ảnh minh họa, ví dụ như “Brown Bear, Brown Bear, What Do You See?” hay “Goodnight Moon”.
1.1.4. Giai đoạn 4: Tạo thói quen sử dụng tiếng Anh hàng ngày (7-12 tháng)
Mục tiêu: Xây dựng thói quen sử dụng tiếng Anh trong các hoạt động hàng ngày của trẻ.
Cách dạy:
- Giao tiếp hàng ngày: Cha mẹ và giáo viên nên sử dụng tiếng Anh trong các câu nói hàng ngày. Ví dụ, khi thức dậy, có thể chào trẻ bằng câu “Good morning!”, khi ăn có thể hỏi “What do you want to eat?” hay khi đi chơi có thể nói “Let’s go to the park.” Việc lặp lại sẽ giúp trẻ làm quen với các câu giao tiếp cơ bản và dần dần trả lời hoặc phản ứng lại bằng tiếng Anh.
- Tham gia lớp học nhóm: Đăng ký cho trẻ tham gia các lớp học nhóm hoặc câu lạc bộ tiếng Anh dành cho lứa tuổi mầm non. Tại đây, trẻ có thể tương tác với các bạn đồng trang lứa, học hỏi và thực hành giao tiếp tiếng Anh trong môi trường vui nhộn và không áp lực.
- Tự tin nói tiếng Anh: Khuyến khích trẻ sử dụng tiếng Anh để mô tả các đồ vật xung quanh hoặc kể những câu chuyện đơn giản.Khi đi dạo hoặc chơi ngoài trời, ba mẹ có thể yêu cầu trẻ gọi tên các đồ vật hoặc mô tả những gì trẻ nhìn thấy bằng tiếng Anh. Ví dụ, khi đi công viên, có thể hỏi: “What can you see in the park?” và trẻ sẽ trả lời “I see a tree” hoặc “There is a dog”.
- Giao tiếp với người bản ngữ: Nếu có thể, ba mẹ hãy tạo cơ hội cho trẻ giao tiếp với người bản ngữ hoặc giáo viên tiếng Anh để cải thiện kỹ năng nghe và nói và tăng phản xạ tiếng Anh
1.2 Lộ trình học tiếng Anh cho trẻ tiểu học
Khác với trẻ ở độ tuổi mầm non, trẻ ở giai đoạn này đã có thể đọc và viết được chữ. Tiếng Việt cũng dần trở thành ngôn ngữ quen thuộc nên trẻ khó tiếp thu ngôn ngữ khác nhanh chóng. Tuy nhiên nếu áp dụng đúng cách học tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu phù hợp thì vẫn có thể giúp trẻ xây dựng khả năng ngôn ngữ hoàn hảo.
Với độ tuổi này, phụ huynh có thể có nhiều cách tiếp cận hơn để giúp con học ngôn ngữ như thông qua trò chơi, cho con đọc, nghe, luyện viết,... Để quá trình học ngôn ngữ trở nên hiệu quả hơn thì phụ huynh cũng nên thay thế việc dạy từng từ vựng đơn lẻ thành dạy các câu, cấu trúc ngắn.
Giai đoạn 1: Làm quen và củng cố nền tảng (0-3 tháng đầu)
Mục tiêu: Giúp trẻ làm quen với tiếng Anh qua các hoạt động gần gũi và thú vị. Củng cố các kỹ năng nghe, nói, đọc cơ bản.
Cách dạy tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu giai đoạn 1:
- Nghe và lặp lại: Sử dụng các bài hát, video ngắn bằng tiếng Anh có phụ đề để trẻ nghe và lặp lại. Chọn các bài hát có giai điệu vui nhộn và dễ thuộc như “Twinkle Twinkle Little Star” hay “Head, Shoulders, Knees, and Toes.”
- Trò chơi ngôn ngữ: Thực hiện các trò chơi như “Simon says,” hoặc “I Spy” để trẻ thực hành nghe hiểu và phản xạ nhanh với các từ và câu đơn giản.
- Đọc sách đơn giản: Đọc cùng trẻ các cuốn sách có câu văn ngắn và hình ảnh minh họa phong phú như “The Very Hungry Caterpillar” hay “Brown Bear, Brown Bear, What Do You See?”.
Giai đoạn 2: Phát triển từ vựng và cấu trúc câu (4-6 tháng tiếp theo)
Mục tiêu: Mở rộng vốn từ vựng và bắt đầu học cách sử dụng các cấu trúc câu cơ bản. Khuyến khích trẻ sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp hàng ngày.
Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu ở giai đoạn 2:
- Dạy từ vựng theo chủ đề: Thay vì học từng từ riêng lẻ, dạy từ vựng theo các chủ đề cụ thể như gia đình, trường học, đồ vật hàng ngày. Sử dụng các câu hỏi ngắn như “What is this?” hoặc “How many apples are there?” để trẻ có thể trả lời bằng cách sử dụng từ vựng đã học.
- Sử dụng cấu trúc câu: Dạy trẻ các cấu trúc câu đơn giản như “This is…,” “I like…,” “I have…,” và khuyến khích trẻ sử dụng những câu này trong cuộc sống hàng ngày.
- Hoạt động thực hành: Tổ chức các hoạt động như vẽ tranh và miêu tả tranh bằng tiếng Anh, hoặc đóng vai (role-play) để trẻ thực hành giao tiếp.
Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu
Giai đoạn 3: Tăng cường kỹ năng đọc và viết (7-9 tháng tiếp theo)
Mục tiêu: Cải thiện khả năng đọc hiểu và viết câu đơn giản đồng thời phát triển kỹ năng ngôn ngữ một cách toàn diện.
Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu giúp tăng cường kỹ năng đọc và viết:
- Đọc hiểu: Cung cấp cho trẻ các cuốn sách hoặc truyện ngắn phù hợp với trình độ, ba mẹ có thể cùng đọc và sau đó đặt những câu hỏi về cuốn truyện này với bé. Để tăng tính tương tác và tạo hứng thú cho bé ba mẹ cũng có thể thêm những phần thưởng nhỏ nếu bé trả lời đúng.
- Viết câu: Khuyến khích trẻ viết nhật ký ngắn hoặc câu chuyện đơn giản bằng tiếng Anh. Ví dụ, yêu cầu trẻ viết về một ngày đi học của mình hoặc miêu tả một bức tranh.
Giai đoạn 4: Luyện tập giao tiếp và thực hành hàng ngày (10-12 tháng)
Mục tiêu: Khuyến khích trẻ sử dụng tiếng Anh trong các tình huống thực tế đồng thời nâng cao sự tự tin trong giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ của trẻ
Phương pháp thực hiện:
- Giao tiếp hàng ngày: Tạo thói quen sử dụng tiếng Anh trong các hoạt động hàng ngày. Ví dụ, thay vì hỏi “Con muốn ăn gì?” bằng tiếng Việt, hãy hỏi “What do you want to eat?”
- Tham gia các hoạt động nhóm: Đăng ký cho trẻ tham gia các lớp học nhóm hoặc câu lạc bộ tiếng Anh nơi trẻ có thể thực hành giao tiếp với bạn bè.
- Thực hành qua video và phim ảnh: Cho trẻ xem các bộ phim hoặc chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi bằng tiếng Anh và yêu cầu trẻ kể lại nội dung hoặc nói về các nhân vật trong phim.
Bên cạnh đó những hoạt động như nghe chép chính tả (nghe câu tiếng Anh và chép lại), xây dựng câu dựa trên câu gốc cũng là một trong những hoạt động cần thiết để giúp con hình thành câu trong tiếng Anh nhanh chóng hơn.
Tuy nhiên, các hoạt động cần có sự vui nhộn, tạo nên sự hứng thú và tò mò cho trẻ thì mới có thể giúp trẻ dễ tiếp thu bài học.
Luyện tập giao tiếp và thực hành hàng ngày
2. Xây dựng cách học tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu theo kỹ năng
Sau khi đã có cái nhìn chung nhất về cách học tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu trong từng độ tuổi, BingGo Leaders sẽ mang đến cho bạn đọc về cách học chi tiết hơn trong từng kỹ năng giúp trẻ phát triển toàn diện.
2.1. Kỹ năng phát âm
Để có khả năng ngôn ngữ tốt thì trẻ chắc chắc cần phải xây dựng được kỹ năng phát âm chuẩn. Không cần phải sở hữu Accent (giọng) hoàn toàn giống với người bản địa, nhưng cần có sự chuẩn xác trong cách phát âm.
Cách dễ nhất để trẻ có thể phát âm đúng đó chính là cho trẻ tiếp xúc với cách phát âm của người bản xứ hoặc người dạy trẻ phải phát âm đúng. Vì ngôn ngữ và cách phát âm hoàn toàn là cách mà trẻ bắt chước người lớn để có thể nói theo.
Càng nghe nhiều thì trẻ sẽ càng dễ dàng hình thành được cách phát âm trong đầu của mình. Nhưng khi cho trẻ nghe và lặp lại các từ, các câu thì cần có người lớn bên cạnh để chỉnh lại những lỗi mắc phải khi phát âm sai, giúp trẻ không bị mắc lỗi trong những lần sau.
Tham khảo thêm: Trẻ phát âm tiếng Anh không chuẩn do 3 sai lầm nghiêm trọng sau
2.2. Kỹ năng nghe và nói
Kỹ năng nghe và nói luôn phải đồng hành cùng nhau trong quá trình học ngôn ngữ. Cho trẻ nghe các câu, cuộc hội thoại cơ bản được lặp lại nhiều lần, hàng ngày sẽ giúp trẻ hình thành được câu. Sau đó phụ huynh nên áp dụng các cuộc hội thoại tiếng Anh trong đời sống hàng ngày để trẻ dần quen và ghi nhớ lâu hơn.
Đồng hành cùng trẻ học tiếng Anh
Sau khi đã có lượng từ vựng và khả năng ngôn ngữ cơ bản, phụ huynh có thể cho trẻ nghe những bài nghe nâng cao hơn. Những bài nghe nâng cao có thể lựa chọn như nghe yêu cầu sự suy luận để tìm ra được ý mà người nói đang đề cập đến, nghe điền chữ vào ô trống,....
Nên cho trẻ tiếp xúc với đa dạng các Accent (giọng) khác nhau để trẻ tập làm quen và nhận biết được sự khác biệt giữa từng giọng khác nhau.
2.3. Kỹ năng đọc và viết
Cũng như nghe và nói, đọc và viết cũng là bộ đôi kỹ năng luôn song hành với nhau. Kỹ năng đọc gọi là input (đầu vào) và kỹ năng viết chính là output (đầu ra). Kỹ năng đọc đóng vai trò quan trọng để giúp trẻ hiểu hơn về văn phong, cách viết của người Anh cũng như xây dựng ý tưởng trong các bài viết.
Phụ huynh có thể cho trẻ đọc các nguồn từ cơ bản đến nâng cao như: truyện, bài báo ngắn, bài đọc nghiên cứu,....
Hướng dẫn trẻ đọc tài liệu tiếng Anh
Việc viết câu cũng liên quan đến việc học từ vựng, người lớn cần dạy trẻ cách áp dụng các từ vựng theo từng ngữ cảnh khác nhau thì trẻ mới có thể hình thành câu đúng ngữ pháp.
3. Lưu ý trong cách học tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu
Đối với bất kỳ cách học tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu nào cũng cần sự đồng hành của phụ huynh, người lớn giúp trẻ sửa được lỗi sai cũng như có thêm động lực để học tập.
Bên cạnh đó, trong quá trình không nên bắt ép trẻ quá nhiều, khiến trẻ cảm thấy chán nản và không thấy hứng thú với môn học. Hãy cho trẻ xem ngôn ngữ như một cách để giao tiếp thay vì xem như một môn học với những “áp lực” đè nặng.
Ba mẹ có thể tham khảo những bài học tiếng Anh bổ ích để đồng hành cùng con trong chuyên mục Cùng con học tiếng Anh.
Thông tin khóa học
Mời ba mẹ tham khảo thêm các khóa học nổi bật của BingGo Leaders như:
- Khóa học Kindergarten cho các bé mầm non
- Khóa học Starters cho bé từ 6-7 tuổi
- Khóa học Movers cho bé từ 8-9 tuổi
- Khóa học Flyers cho bé từ 10-13 tuổi
4. Lời kết
Hãy kiên trì áp dụng những cách học tiếng Anh cho trẻ mới bắt đầu cho trẻ mới bắt đầu ở trong bài viết trên, quý phụ huynh sẽ nhận được kết quả đáng kinh ngạc. Trẻ sẽ tiếp thu và có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh gần như là ngôn ngữ mẹ đẻ đấy.