Khi con là một học sinh giỏi nhưng đột nhiên bị điểm thấp, chắc chắn con cũng sẽ buồn, mặc cảm và đôi chút mất cân bằng trong học tập. Hãy tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân và tránh những hành động tổn thương con trẻ vào lúc này.
Trong bài biết ngày hôm nay, BingGo Leaders sẽ cùng bố mẹ tìm hiểu những hành động vô cùng sai lầm mà các bậc phụ huynh thường mắc phải khi có con là học sinh giỏi bị điểm kém.
1. Những hành động sai lầm bố mẹ thường mắc khi con là học sinh giỏi bị điểm kém
Vậy những hành động không đúng của phụ huynh khi bé đột nhiên bị điểm kém là gì? Và chúng tác động tiêu cực của các hành vi này với con ra sao? Hãy cùng tìm hiểu những điều đó ngay sau đây.
1.1. Đổ lỗi cho con ngay lập tức
Nhiều phụ huynh khi biết con bị điểm kém vô cùng tức giận và đổi lỗi ngay cho con bằng cách gán cho con những “tội danh” vô cùng nặng nề. Đồng thời sẽ thường xuyên mắng con trong khoảng thời gian sau khi con bị điểm kém, vào những lúc như con dậy muộn hoặc xem tivi quá thời gian được quy định.
Trẻ khi nhận điểm kém dù là một học sinh giỏi cũng đã rất thất vọng về bản thân, tư ti và có xu hướng thu mình hơn. Hành động này của cha mẹ sẽ khiến con luôn dễ bị căng thẳng dài ngày, điều này ảnh hưởng tới tâm lý của con và chắc chắn sẽ khiến thành tích của bé ngày càng sụt giảm.
1.2. Liên tục so sánh con với những đứa trẻ khác
Hình ảnh “Con nhà người ta” thường được phụ huynh nhắc tới như một tượng đài trong cuộc sống, bắt con phải noi theo tượng đài đó. Điều tiêu cực hơn đó là so sánh con với chính những người anh, người chị hay thậm chí là em của con.
Mỗi đứa trẻ đều có những điểm đặc biệt riêng của chúng, sẽ có những đứa trẻ có điểm mạnh về học tập nhưng có nhiều bạn nhỏ đam mê nghệ thuật hoặc thể thao. So sánh những đứa trẻ sẽ khiến chúng đều khó chịu, con bạn sẽ bị tổn thương lòng tự trọng và đó chính là một ảnh hưởng vô cùng tiêu cực.
1.3 Có những hình phạt bạo lực với trẻ
Đối với rất nhiều bậc phụ huynh, bạo lực mới là thứ kỷ luật rèn luyện được con cái một cách tốt nhất. Và hiển nhiên khi con đạt những con đạt điểm số thấp, các phụ huynh này sẵn sàng trừng phạt con bằng việc đánh đòn hoặc cho bé nhịn đói.
Trong số những hình phạt này không có bất kỳ một dạng hình phạt nào giúp con cải thiện được điểm số của mình. Nó chỉ khiến con càng thêm khoảng cách với bố mẹ và thành tích của trẻ càng ngày càng tệ hơn.
3. Nguyên nhân con học sinh giỏi nhưng điểm thi kém
Trước khi tìm biết làm sao để có những hành động phù với bé trong giai đoạn bị điểm kém, cha mẹ hãy xem xét để đưa ra những lý do chính dẫn tới tình trạng của con. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến các bé hay bị vướng phải:
- Bé bị mắc phải những tâm lý khi vào phòng thi hoặc kiểm tra: Không ít trẻ bị mắc những chứng rối loạn tâm thần do áp lực mùa thi nếu quá lo lắng. Ở những dạng nhẹ của chứng tâm lý áp lực khi vào phòng thi, trẻ sẽ run rẩy, lo lắng và không tự tin khi làm bài.
- Bé quá chủ quan: Hiện tượng này dễ gặp ở các bạn là học sinh giỏi bị điểm kém, từ việc là học sinh giỏi các bạn dễ chủ quan để bị mắc những lỗi sai cơ bản.
- Bé tới giai đoạn phát triển mới: Có khá nhiều trường hợp các bé học khá, giỏi ở cấp tiểu học, nhưng khi khi tới giai đoạn trung học cơ sở thì thay đổi khá nhiều và học kém đi. Có thể là xuất hiện việc học lệch vì khi càng lớn bé càng có xu hướng chọn môn mình thích để học.
- Các yếu tố bên ngoài tác động: Có thể là một tác nhân bên ngoài nào đó như hoàn cảnh sống thay đổi, gia đình không hạnh phúc, môi trường học tập không phù hợp, môi trường sống, v.v…
- Trẻ áp dụng sai phương pháp học tập: Có thể vì thay đổi phương pháp học tập không phù hợp sẽ khiến bé không thể tiếp thu các kiến thức mới một cách tốt nhất.
Dù cho có rất nhiều lý do giải thích cho vấn đề của học sinh giỏi bị điểm kém, tuy nhiên không phải cha mẹ nào cũng tinh tế để nhận ra và biết cách hỗ trợ con cái vào chính lúc này.
3. Nên làm gì khi con đang là học sinh giỏi bị điểm kém?
Thay vì những hành động làm tổn thương bé như trên, cha mẹ hãy tham khảo một số gợi ý trong việc hành xử với con trong ở khoảng thời gian bé bị tổn thương như vậy.
3.1. Cùng con tìm nguyên nhân
Đối với mỗi nguyên nhân khác nhau, cha mẹ sẽ phải có những giải pháp khác nhau. Thay vì mắng con và đổ lỗi cho con, hãy cùng ngồi xuống và xem xét lại những thay đổi trong cuộc sống của con thời gian gần đây.
Làm cho con cảm thấy được lắng nghe, chia sẻ sẽ khiến con cảm thấy được tôn trọng hơn. Hơn thế việc này giúp con thêm gần gũi với bố và mẹ, đừng quên an ủi bé những lúc bé có điểm kém.
3.2 Không tạo áp lực cho con
Hãy dừng ngay những hành động như so sánh con với bạn bè, anh, chị em trong gia đình. Hoặc những hành động thúc giục con học bài để giỏi toàn diện và luôn giữ được những con điểm cao chót vót cũng phải loại bỏ.
Điều quan trọng hơn là hãy cùng con xử lý về mặt cảm xúc để ổn định lại tâm lý, vì thường bé sẽ khá sốc nếu bị điểm kém khi là một học sinh giỏi. Hãy giúp con loại bỏ những tâm lý tiêu cực. tự ti về chính mình.
3.3. Theo sát và hỗ trợ con trong quá trình học tập
Thay vì để con tự tìm được cách học phù hợp, hãy hỗ trợ con một cách thường xuyên và tích cực. BingGo Leader cũng đã mách ba mẹ 6+ cách làm sao để con ham học hơn.
Khi đã có được những cách học tốt và phù với với mình hơn, các bé sẽ có thể dễ dàng chinh phục được những số điểm cao hơn. Đồng hành cùng con sẽ là chìa khóa của hướng giải pháp này.
3.4. Giữ liên lạc với thầy cô giảng chủ nhiệm hoặc bộ môn của con
Khi con đã đi học, người con tiếp xúc nhiều nhất sẽ là các thầy cô giáo, họ sẽ vô cùng hiểu con về điểm mạnh điểm yếu. Hãy luôn hỏi giáo viên về tình hình học tập trên lớp hay môi trường học của con để nắm bắt được tốt nhất.
4. Lời kết
Đừng quá lo lắng để rồi có những hành động sai lầm làm tổn thương con của mình, cha mẹ hoàn toàn có thể thay thế điều này bằng những sự quan tâm và tình yêu thương của mình.
Ngoài ra hãy tham khảo 10 nguyên tắc nuôi dạy con đúng cách để con tự lập có thể có ích cho phụ huynh.