BingGo Leaders - Phát triển toàn diện 4 kỹ năng - Tự tin giao tiếp
Ưu đãi lên đến 50% cùng hàng ngàn phần quà hấp dẫn
Ưu đãi cực HOT, bấm nhận ngay!

CHA MẸ NÊN LÀM THẾ NÀO ĐỂ TẠO ĐỘNG LỰC KHI CON BỊ ĐIỂM KÉM?

Mục lục [Hiện]

Vấn đề điểm số luôn là điều mà bậc cha mẹ quan tâm hàng đầu khi con đi học. Hầu hết cha mẹ coi kết quả thi cử là  theo dõi tiến độ học tập của con, chỉ khi đạt điểm cao cha mẹ mới coi là niềm tự hào. Còn khi con bị điểm kém gây áp lực cho cả bé lẫn cha mẹ, sẽ không công nhận quá trình cố gắng học tập của con.

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng, việc đạt kết quả thi kém do con chưa có sự nỗ lực, nghiêm túc đối với việc học, thực tế đều không như vậy. Thậm chí có những cha mẹ còn có những hành động, lời nói răn đe tạo áp lực hay tổn thương đến tinh thần của con. 

Thấu hiểu được nỗi lòng của trẻ và cha mẹ, BingGo Leaders ở đây để cung cấp thêm thông tin nhằm mách cha mẹ phương pháp tạo động lực cho con trong thi cử. 

Cha mẹ nên làm gì để tạo động lực cho con khi bị điểm kém?
Cha mẹ nên làm gì để tạo động lực cho con khi bị điểm kém?

1. Lý do vì sao con bị điểm kém?

Có những đứa trẻ rất ngoan ngoãn, chăm chỉ học bài không cần đợi cha mẹ nhắc nhở nhưng đến khi nhận kết quả bài thi điểm lại kém. Ngay cả khi trẻ giành cả ngày để học tập và ôn luyện mà kết quả vẫn chẳng thay đổi. Nguyên do vì sao trẻ đã chăm chỉ mà điểm không tốt, cha mẹ cần lưu ý các điều dưới đây: 

1.1. Áp lực thi cử

Rối loạn lo âu trước mỗi kì thi là điều thường xảy ra đối với học sinh, lo lắng về thành tích khiến trẻ căng thẳng và bị stress, đặc biệt khi không đạt được sự kỳ vọng của bản thân hay cha mẹ.

Cha mẹ cần lưu ý khi thấy các biểu hiện của con như bồn chồn, lo lắng, cứ đến thi là bị đau bụng, đau nửa đầu, thậm chí là ngất xỉu. Điều này cho thấy được áp lực học hành, bệnh thành tích, áp lực gia đình là rất lớn. Do đó, áp lực thi cử là một trong những nguyên nhân dẫn đến con bị điểm kém trong các kì thi. 

1.2. Không phân bổ thời gian học tập hợp lý

Ảnh minh họa
Phân bổ thời gian cực kỳ quan trọng trong kế hoạch học tập của trẻ

Ở giai đoạn từ 6 tuổi trở lên trẻ rất hay bị các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến việc học, trẻ thường ham chơi không hoàn thành bài tập được giao. Vì thế, cha mẹ hãy cùng con phân bổ thời gian hợp lý xen lẫn giữa việc học và chơi sao cho không ảnh hưởng tới việc học của trẻ.

Hãy loại bỏ các tác nhân khiến trẻ bị mất tập trung như chơi game, xem smartphone, laptop trong thời gian học. Thay vào đó, cùng con tập luyện các bài thể dục như đạp xe, chạy bền, nhảy dây vừa tăng sức khỏe mà đầu óc lại minh mẫn hơn so với việc cho trẻ tiếp xúc quá nhiều thiết bị điện tử.

Ngoài ra lựa chọn giờ học tập rất quan trọng, để tăng năng suất và hiệu quả nên để con học theo khung giờ vàng như buổi sáng học các môn tiếng Việt, tập đọc còn buổi chiều học môn tính toán. 

1.3. Không có kế hoạch, mục tiêu trong học tập

Đối với một đứa trẻ việc tự lên kế hoạch, mục tiêu học tập sẽ rất khó để thực hiện, tuy nhiên nếu có sự hướng dẫn của cha mẹ thì khả năng phát triển của con là rất tốt. Để cải thiện điểm số cho con, cha mẹ hãy giúp trẻ đặt ra mục tiêu trong bài học này là gì, năm được bao nhiêu kiến thức, môn học nào là điểm mạnh của con.

Thông qua việc lên kế hoạch và đặt mục tiêu học tập cho con sẽ tạo sự hứng thú, thúc đẩy khả năng học tập của trẻ. Điều này sẽ giúp con có thể tự nắm bắt được sự tiến bộ của mình thông qua việc thực hiện các kế hoạch và mục tiêu đã đề ra. Từ đó, cha mẹ sẽ nắm bắt được điểm mạnh và điểm yếu trong các môn học, lĩnh vực nào đó mà trẻ cần phải bồi dưỡng thêm. 

1.4. Chưa chú tâm lắng nghe bài giảng

Trẻ nghe giảng tốt giúp cho việc tiếp thu kiến thức trên lớp học hiệu quả hơn, làm bài tập về nhà cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, kĩ năng nghe giảng của một số trẻ lại thiếu tập trung, không chú ý mạch dẫn của thầy cô thậm chí giả vờ nghe. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình tiếp thu kiến thức, trẻ bị bỏ sót một số lượng thông tin cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc bị điểm kém.

Cha mẹ cũng như thầy cô phải thường xuyên nhắc nhở trẻ cần chú ý vào bài giảng, tránh nhìn ra bên ngoài lớp làm xao nhãng trong học tập, khiến kết quả bài thi không được như ý muốn. 

Cha mẹ không nên trách mắng con làm ảnh hưởng tâm lý trẻ
Cha mẹ không nên trách mắng con làm ảnh hưởng tâm lý trẻ

2. Cha mẹ thông thái làm gì khi con bị điểm thấp?

Khi trẻ rơi vào tình huống bị điểm kém thường lo lắng, chán nản, áp lực sợ bố mẹ mắng, bạn bè chê cười thậm chí mất niềm tin và thiếu động lực trong việc học tập. Chẳng hạn một ngày con anh/ chị bị điểm kém, với cương vị là một bậc phụ huynh thì anh/ chị sẽ giải quyết như thế nào để cả con lẫn mình đều thấu hiểu nỗi lòng và cùng con vượt qua thất bại. 

2.1. Không đổ lỗi cho con

Khi con bị điểm kém, cha mẹ không nên trách mắng con, bởi lúc này tâm trạng của con đang rất tệ, chỉ một tác động nhỏ sẽ khiến trẻ “tan vỡ” ngay. Hãy bình tĩnh! Đừng đổ lỗi cho con, thậm chí có nhiều cha mẹ có ý định phạt con “ăn đòn” cùng những lời chê bai, mắng nhiếc con mình đã không chăm chỉ học tập. Trong trường hợp này, cha mẹ không giữ được bình tĩnh chỉ khiến con tổn thương thêm, từ đó hình thành nỗi lo lắng, áp lực thi cử lớn hơn. 

Điểm kém là do phương pháp học chưa hiệu quả mà thôi
Điểm kém là do phương pháp học chưa hiệu quả mà thôi

Điều quan trọng là cha mẹ hãy giúp đỡ con bằng những cách mang tính tích cực, không lấy cái sai của con để mắng chửi vì cha mẹ cũng không thể thay đổi được sự thật rằng con bị điểm kém. Vì không một đứa trẻ nào mong muốn mình bị điểm kém cả. Ai cũng cần khẳng định bản thân qua sự thành công, thành tựu đạt được. Giúp con thoát khỏi đống “bùn lầy”, và đưa “cứu vớt” con lên một con thuyền mới để mở ra một thế giới to lớn hơn, cùng con chinh phục sau mỗi thất bại. 

2.2. Không so sánh con với bạn bè

Nhiều cha mẹ thường so sánh con mình với bạn bè cùng trang lứa, thậm chí còn cho rằng thông qua so sánh tạo động lực thúc đẩy con học tập tiến bộ hơn. Tuy nhiên điều này chỉ gây tình trạng tồi tệ hơn, vô tình tạo sự tiêu cực nghiêm trọng đến con.

Khi trẻ bị điểm kém trong kì thi, việc so sánh con với bạn bè làm tổn thương lòng tự trọng, giảm giá trị bản thân, gây ra áp lực rất lớn cho con. Mỗi đứa trẻ có năng khiếu khác nhau, tài năng và sở thích khác biệt, việc cha mẹ so sánh làm con mất tự tin, mờ nhạt thế mạnh riêng của mình. Từ đó, trẻ sẽ cảm thấy lạc lõng, cô đơn, không hài lòng với việc làm của cha mẹ. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ tạo khoảng cách với gia đình, trẻ không còn tin tưởng vào cha mẹ, cảm xúc tiêu cực sẽ ảnh hưởng không tốt tới tính cách sau này. 

Trẻ sẽ rất buồn khi bị cha mẹ mang điểm yếu của bản thân ra so sánh
Trẻ sẽ rất buồn khi bị cha mẹ mang điểm yếu của bản thân ra so sánh

Thay vì so sánh “khập khiễng” như thế, cha mẹ hãy khen ngợi điểm mạnh riêng của con thật nhiều, tâm sự với con. Hãy nhẹ nhàng khuyến khích con khắc phục điểm yếu, nói cho con biết nên làm gì tiếp theo để cải thiện điểm số.

Thường xuyên thể hiện tình yêu với con bằng cách ủng hộ con, đánh giá cao năng lực của con trước mặt bạn bè, người thân trong gia đình để giúp con lấy lại động lực. Đối với bậc làm cha, làm mẹ nếu hiểu tâm lý của con sẽ có thể nuôi dưỡng con trở thành một người có ích cho xã hội. 

2.3. Giúp con hình thành các phương pháp học tập tốt

Con bị điểm kém có thể do phương pháp học tập chưa phù hợp, lượng thông tin bài giảng quá lớn làm cho hiệu quả mang lại không cao. Cha mẹ hãy giúp con cân bằng thời gian phù hợp cho học tập, giải trí và tâm sự cùng gia đình.

Sau thời gian học liên tục tại trường, thư giãn đầu óc vô cùng quan trọng cho sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ. Việc cân bằng thời khóa biểu hằng ngày giúp con giữ được tính tổ chức, tính kỷ luật cao trong việc học. 

Ngoài ra, dinh dưỡng cho trẻ vô cùng quan trọng, cha mẹ hãy sát xao đối với khẩu phần ăn của con ở nhà cũng như tại trường học. Cung cấp các món ăn tốt cho não bộ cho con trong quá trình học cũng như trước khi thi. Không để con bị đói bụng, ăn đồ ăn không rõ nguồn gốc làm giảm sức đề kháng của trẻ. 

Phương pháp học hiệu quả giúp trẻ đạt điểm cao mọi kỳ thi
Phương pháp học hiệu quả giúp trẻ đạt điểm cao mọi kỳ thi

Cuối cùng, tạo thời khóa biểu hằng ngày giúp con nâng cao tính tự giác, tính kỷ luật, cho con cảm giác an toàn. Phân bổ thời gian linh hoạt giữa việc học và giải trí, thể dục, thể thao. Khuyến khích con mỗi khi căng thẳng hãy hít thở thật sâu rồi thả ra, hành động hít thở này sẽ giúp con giảm stress trước khi bắt đầu thi và mang lại sự tỉnh táo nhất. 

2.4. Giúp con vượt qua “nỗi ám ảnh” thi cử

Cha mẹ cần có suy nghĩ tích cực về việc con mình bị điểm kém. Khi một đứa trẻ không thích một môn nào đó thì rất khó để đạt được điểm cao bởi trẻ luôn trong tình trạng sợ hãi môn học ấy. Thay vì ép buộc con phải học thêm thật nhiều, thì cha mẹ nên có những phương pháp học riêng để con “đối phó” một cách đơn giản mà lại hiệu quả nhất. 

Ví dụ, nếu con không thích môn tiếng Anh và luôn bị điểm kém, hãy khơi dậy tình yêu tiếng Anh bằng cách tham khảo gợi ý 10 cách dạy bé học tiếng Anh nâng cao trình độ nhanh chóng, giúp con tìm ra phương pháp học môn tiếng Anh hiệu quả.

3. Kết luận

Hãy khuyến khích trẻ học vì kiến thức, mở rộng khả năng tư duy chứ không nhìn vào điểm số mà đánh giá năng lực của một đứa trẻ. Cha mẹ phải rõ ràng trong tư duy, không vì điểm số mà quay lưng với đứa con của mình.

Bởi vì, đối với trẻ học tập là cả một quá trình dài việc ép con học giỏi có nên không? Làm sao để bé có hứng thú học là một câu hỏi của rất nhiều cha mẹ. Điều quan trọng là sau mỗi lần thất bại, phải biết rút kinh nghiệm để phấn đấu đạt điểm cao hơn trong kỳ thi tiếp theo.

Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders

Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders

BingGo Leaders là trung tâm tiếng Anh trẻ em thuộc hệ sinh thái giáo dục HBR Holdings với hơn 15 năm kinh nghiệm (gồm các thương hiệu: Tiếng Anh giao tiếp Langmaster, Hệ thống luyện thi IELTS LangGo, Trường Doanh nhân HBR). BingGo Leaders ra đời đã xây dựng nên môi trường giáo dục tiếng Anh hoàn toàn khác biệt, giúp trẻ phát triển toàn diện 4 kỹ năng, chinh phục điểm cao trên trường.

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

( Số lượng quà tặng có hạn )

Khuyến mãi sắp kết thúc

Đăng ký ngay
Follow OA Binggo: