[CẤP BÁCH] DẠY CHO TRẺ KỸ NĂNG THOÁT HIỂM KHI CÓ CHÁY

Trong tình huống hỏa hoạn, trẻ em thường dễ gặp nguy hiểm do thể lực còn yếu và thiếu hụt các kinh nghiệm xử lý. Do đó, các bậc phụ huynh cần dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy để giúp con nhận biết nguy cơ và dễ dàng thoát ra khỏi các tình huống nguy hiểm . 

1. Kỹ năng thoát hiểm khi có cháy cần dạy cho bé

Từ những cách xử lý khi gặp hỏa hoạn, cha mẹ có thể áp dụng dạy trẻ những kỹ năng thoát hiểm khi có cháy dưới đây. Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders đã tổng hợp dựa trên các tình huống thực tế, bao gồm những kỹ năng chính cần lưu ý như sau:

Trang bị kỹ năng thoát hiểm khi có cháy để trẻ giảm thiểu nguy hiểm về hỏa hoạn 

1.1. Kỹ năng thoát hiểm khi có cháy - giữ bình tĩnh

Khi bị kẹt trong một đám cháy và ở cùng người hãy giữ sự bình tĩnh, hết sức tỉnh táo. Lưu ý không chạy loạn khắp nơi, hãy làm theo hướng dẫn của người lớn trong thời gian chờ các chú lính cứu hỏa tới. 

Việc hốt hoảng, run sợ chỉ làm cho bé hoang mang hơn, cần dặn bé phải bình tĩnh rồi mới xử lý được vấn đề thấu đáo. Hãy dạy bé tìm kiếm chính xác nguồn cháy, tránh xa ra chỗ nguy hiểm rồi bắt đầu đưa ra những biện pháp trong tình huống khẩn cấp. 

1.2. Kỹ năng 2: Thông báo kịp thời cho mọi người

Khi phát hiện có đám cháy, bé hãy nhanh chóng thông báo cho người lớn để kịp thời tìm ra phương pháp thoát hiểm. Khẩn cấp gọi cho cứu hỏa qua số điện thoại 114 để nhận được sự trợ giúp, nhấn vào các chuông báo cháy của tòa nhà để cảnh báo cho những hộ gia đình khác.

Tìm kiếm sự giúp đỡ ngay khi phát hiện ra đám cháy

1.3. Kỹ năng 3: Tìm đường thoát càng sớm càng tốt

Khi nhìn thấy có lối có thể chạy khỏi đám cháy, người lớn hãy thúc giục bé cố gắng chạy thoát hiểm khi có cháy càng nhanh càng tốt. Tuyệt đối không dừng lại, không quay lại cầm theo đồ đạc. 

1.4. Kỹ năng 4: Không di chuyển bằng thang máy

Nếu hỏa hoạn xảy ra tại khu nhà cao tầng hoặc khu đô thị, chung cư thì hãy lưu ý với bé rằng không được di chuyển xuống tầng 1 bằng thang máy. Bởi vì cháy dẫn đến toàn bộ tòa nhà bị chập và ngắt điện hoàn toàn, khi đó bé sẽ có nguy cơ bị mắc kẹt trong thang máy không thể thoát ra ngoài. 

Trong trường hợp nếu nhà của gia đình ở gần tầng thượng, thay vì di chuyển xuống tầng 1 để thoát hiểm, hãy chỉ cho bé chạy lên trên tầng cao nhất để bản thân được an toàn khỏi đám cháy càng lâu càng tốt. 

Xem thêm: BA MẸ NÊN BIẾT: DẠY TRẺ KỸ NĂNG PHÒNG TRÁNH ĐUỐI NƯỚC

1.5. Kỹ năng 5: Phòng chống ngạt khói

Đây là một trong những kỹ năng thoát hiểm khi có cháy rất quan trọng mà gia đình cần nhắc bé ghi nhớ. Hãy lưu ý với bé rằng, trong đám cháy không chỉ lửa nguy hiểm mà khói cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngạt thở. Để tránh cho bé bị hít phải nhiều khói, cần dạy bé dùng khăn hoặc miếng vải nhúng nước lạnh che lên mũi và miệng. Sau đó di chuyển thật nhanh đến nơi an toàn bằng tư thế bò sát xuống mặt đất. 

Khói là 1 yếu tố cực kì nguy hiểm trong đám cháy dẫn đến ngạt thở

1.6. Kỹ năng 6: Dập lửa lan vào người

Trong trường hợp bé phải di chuyển khỏi đám cháy, nếu rơi vào tình huống không may bị lửa dính vào quần áo hoặc tóc, hãy hướng dẫn bé dừng lại, nằm xuống đất và lăn vòng tròn để dập tắt ngọn lửa.

1.7. Kỹ năng 7: Giữ an toàn trong trường hợp không thoát ra được

Trong trường hợp nguy hiểm nhất khi bị kẹt trong phòng và không thể thoát hiểm ra bên ngoài khỏi đám cháy, bé hãy nhanh chóng lấy được miếng vải nhúng nước và bịt chặt lại cửa phòng. Sau đó chui vào gầm giường và nằm úp sát người xuống sàn nhà giữ an toàn. 

Đối với việc nằm dưới gầm giường, là địa nơi lính cứu hỏa sẽ nhìn đầu tiên khi xông vào phòng cứu hộ. Vì vậy, dạy bé kỹ năng thoát hiểm khi có cháy rất quan trọng và cần thiết đối với mỗi đứa trẻ. 

Ngoài ra, hãy lưu ý những cách dập lửa cho bé như: cháy do xăng dầu không được dập lửa bằng nước, cách chữa cháy hiệu quả là bằng cát, bằng chăn, vải thấm nước. Đối với trường hợp cháy bằng thứ khác, bé cần dùng nước để dập lửa. 

Xem thêm: DẠY CON KỸ NĂNG SỐNG - 5 PHƯƠNG PHÁP HIỆU QUẢ NHẤT BA MẸ NÊN ÁP DỤNG

2.  Một số nguyên nhân dẫn đến cháy thường gặp

Có nhiều nguyên nhân gây ra hỏa hoạn, trong đó có những lý do mà chúng ta khó có thể ngờ tới. Tất cả các vật dụng dường như vô hại như nguồn điện nhỏ hay nến đều có thể là nguyên nhân gây nên một vụ cháy quy mô lớn. Những đám cháy bùng phát là một hiện tượng nguy hiểm, thường bất chợt xảy ra và nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. 

Điểm qua những nguyên nhân chủ yếu gây ra hỏa hoạn 

Bởi vậy, bước đầu tiên cha mẹ cần giúp con nắm được những nguyên nhân dẫn đến một vụ hỏa hoạn, từ đó việc dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy dễ dàng hơn: 

  • Thiết bị điện, mạch điện

Hơn 70% các vụ cháy có liên quan đến điện, các sự cố thường dẫn đến cháy như tự đấu dây điện tùy tiện, không đảm bảo đúng kỹ thuật, đường dây điện quá tải, không được thay thế thường xuyên,.... sẽ làm chập nổ mạch điện dẫn đến cháy nhà.

Xem thêm: 4 ĐIỀU BA MẸ CẦN LÀM ĐỂ DẠY TRẺ KỸ NĂNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

  • Không ngắt tivi, máy giặt, máy sấy tóc khi ra khỏi nhà

Do tâm lý chủ quan hoặc do sơ xuất của con người, dẫn đến nhiều vụ cháy nổ do sử dụng điện không an toàn xảy ra. Hành động tắt điện khi không sử dụng không chỉ giúp gia đình tiết kiệm chi phí tiền điện, mà còn là cách bảo vệ gia đình khỏi nguy hiểm.

  • Thắp nhang, đốt vàng mã

Có rất nhiều trường hợp cháy nhà do việc thắp nhang, đốt vàng mã đã xảy ra, những vụ cháy này thường diễn ra tại các thành phố lớn đông dân cư. Người dân chỉ cần lơ là, không để ý khiến nhang đèn, giấy vàng mã bị rơi trúng vật dễ bị cháy, từ đó sẽ hình thành ngọn lửa lớn làm cho cháy nhà.

  • Quên khóa van bình gas

Các hộ gia đình thường quên khóa van bình khí gas sau khi không sử dụng là hành động vô cùng nguy hiểm, có nguy cơ cháy nhà cao. Khi chúng ta không khóa van gas hay tắt bếp không đúng quy trình khiến khí gas bị nén lại, sau đó phát nổ và dẫn đến cháy nhà.

Xem thêm: 5 TRUNG TÂM DẠY KỸ NĂNG MỀM CHO TRẺ EM UY TÍN HÀNG ĐẦU TẠI HÀ NỘI

  • Tia chớp

Vào những tháng mùa hè khi thời tiết mưa gió bất ổn thường xảy ra nhiều vụ tia sét, tia chớp đánh xuống các ngôi nhà. Đặc biệt những ngôi nhà ở gần nhiều cây to sẽ có nguy cơ bị sét đánh và làm cháy nhà. 

Tuy nhiên đây là nguyên nhân khá hiếm, do thiên nhiên gây ra và thường chỉ xảy ra tại khu vực nông thôn, miền núi. Nhưng phần kiến thức này vẫn vô cùng quan trọng, bất cứ đứa trẻ nào cũng cần được dạy để hiểu và biết nhiều hơn về hỏa hoạn. 

3. Các biện pháp giúp phòng chống cháy nổ

Dưới đây là một số biện pháp an toàn phòng chống cháy nổ mà ba mẹ và bé có thể tham khảo để giảm thiểu nguy cơ thiệt hại từ các sự kiện cháy nổ trong khu dân cư, gia đình và các tổ chức công ty. Việc giáo dục cho bé về kỹ năng thoát hiểm khi có cháy sẽ thêm phần hiệu quả khi con và gia đình nắm vững các biện phát này:

Các biện pháp để đảm bảo an toàn cho gia đình trước nguy cơ hỏa hoạn

3.1. Kiểm tra và bảo trì hệ thống cung cấp điện

Để đảm bảo an toàn, việc kiểm tra và bảo trì định kỳ cho hệ thống điện trong khu dân cư là hết sức quan trọng. Quá trình này giúp phát hiện và khắc phục các vấn đề liên quan đến điện trước khi chúng gây sự cố nguy hiểm.

3.2. An toàn trong việc lưu trữ và sử dụng hóa chất

Để đảm bảo an toàn, việc lưu trữ và sử dụng hóa chất phải được thực hiện một cách cẩn thận để tránh tạo ra nguy cơ nguy hiểm. Điều này bao gồm việc giữ cho hóa chất được bảo quản gọn gàng trong các thùng chứa an toàn và được đánh dấu rõ rành, chi tiết. 

Hơn nữa, quá trình sử dụng hóa chất cũng cần phải được thực hiện một cách cẩn thận và tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn về an toàn.

Xem thêm: 10 CÁCH DẠY KỸ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 3 TUỔI BỐ MẸ KHÔNG THỂ BỎ QUA

3.3. Thực hiện đúng các quy định về an toàn PCCC

Tuân thủ các quy định PCCC là điều vô cùng quan trọng để đảm bảo an toàn cho cộng đồng. Điều này đồng nghĩa với việc triển khai các biện pháp phòng ngừa hỏa hoạn, như lắp đặt hệ thống báo cháy và sử dụng bình chữa cháy an toàn. Gia đình cần tuân thủ các quy định về việc sử dụng lò sưởi và các thiết bị khác để giảm nguy cơ phát sinh sự cố nguy hiểm.

3.4. Triển khai lắp đặt hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động

Hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống cháy nổ và được coi như một trong những biện pháp hiệu quả nhất. Khi phát hiện có nguy cơ cháy nổ, hệ thống tự động phát ra cảnh báo và kích hoạt hệ thống chữa cháy để dập tắt ngọn lửa. Điều này giúp giảm thiểu thiệt hại và đảm bảo an toàn cho mọi người.

3.5. Tránh đặt các chất dễ cháy gần nguồn lửa

Các chất dễ cháy như xăng, dầu, và bình gas cần được lưu trữ một cách an toàn và đúng cách, không đặt gần nguồn lửa hoặc khu vực có nhiệt độ cao để tránh nguy cơ gây cháy nổ.

Xem thêm: TUYỆT CHIÊU PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN QUA 3 KHÓA HỌC KỸ NĂNG MỀM CHO TRẺ

3.6. Tắt điện và ngắt cầu dao khi rời khỏi nhà

Trước khi rời khỏi nhà, gia đình cần kiểm tra và tắt các thiết bị điện, đặc biệt là những thiết bị có thể gây cháy nổ như bếp gas, lò vi sóng, máy sấy tóc, ... Bên cạnh đó, ngắt cầu dao cũng là một bước quan trọng để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện. 

Ba mẹ có thể bổ sung thêm cho bé kỹ năng sử dụng điện an toàn để con hiểu rõ hơn về các nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng thiết bị điện và nắm bắt được một số biện pháp xử lý cơ bản. 

Giảm thiểu nguy cơ gây cháy nổ bằng cách ngắt cầu dao trước khi rời khỏi nhà

3.7. Giữ nhà cửa ngăn nắp và sạch sẽ

Việc duy trì sự sạch sẽ và ngăn nắp trong nhà cửa không chỉ giúp giảm nguy cơ cháy nổ do các nguyên nhân như rác thải hoặc dầu mỡ, mà còn đảm bảo an toàn cho môi trường sống. Ba mẹ nên tránh đặt những đồ dùng và hàng hóa dễ cháy gần khu vực nấu ăn. Trong trường hợp cần phải lưu trữ, hãy giữ chúng ở khu vực an toàn và riêng biệt. 

3.8. Phòng chống cháy nổ ở nơi thờ cúng

Gia đình nên bố trí không gian bàn thờ sao cho tường phía đằng sau bàn thờ và trần phía trên bàn thờ được làm từ vật liệu không cháy. Đối với các vật dụng như đèn, hương, và nến, cần đặt chúng một cách an toàn trên bề mặt không cháy, và tránh đặt gần các vật liệu dễ cháy. 

Nếu ba mẹ có nhu cầu thắp hương hay sử dụng đèn nến, chỉ nên thực hiện khi có người lớn ở nhà trông coi. Khi đốt vàng mã, gia đình cũng cần có sự che chắn để ngăn cháy lan và tránh bị gió cuốn tàn lửa. 

Xem thêm: BỘ KỸ NĂNG THẾ KỶ 21 GIÚP CON THÀNH CÔNG, MẸ BIẾT CHƯA?

4. Kết luận

Dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy vô cùng cần thiết bởi điều này giúp con nhận thức rõ hơn về những mối nguy hiểm xung quanh mình. Từ đó các bé sẽ phát triển khả năng xử lý tình huống và đề phòng hỏa hoạn một cách an toàn và cẩn thận nhất. 

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

(Đặc biệt TRẢI NGHIỆM HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại cơ sở)