Dạy trẻ lên 3 thực sự không hề đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ. Sự thật là khi bước vào độ tuổi này con cực kỳ khó bảo, tính cách ương ngạnh khiến cho nhiều phụ huynh phải đau đầu và tỏ ra bất lực.
Vậy nguyên nhân của việc ương bướng này là gì và đâu là cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh hiệu quả nhất? Cha mẹ bắt buộc phải theo dõi những nội dung được chia sẻ bên dưới nhé.
1. Nguyên nhân dẫn đến sự bướng bỉnh của trẻ 3 tuổi
Bước vào tuổi lên 3, con không còn là những đứa trẻ ngoan ngoãn bảo gì nghe nấy như ở giai đoạn trước. Thay vào đó là hàng loạt những biểu hiện như hay khóc lóc, ăn vạ và thể hiện thái độ khi người khác không chiều theo ý mình. Vậy sự thay đổi này là do đâu?
Về bản chất, sự thay đổi tính nết ở lứa tuổi trẻ lên 3 không hoàn toàn là xấu. Đây là cách con chứng minh bản thân mình đang có những thay đổi về nhận thức. Đồng thời, bằng cách đó mà con có thể phơi bày cá tính của mình cho cha mẹ biết.
Việc trẻ tự nhiên trở nên ương bướng, cứng đầu hơn so với thời gian trước cũng là hiện tượng tâm lý bình thường. Đây chính xác là một dấu mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành hơn trong giai đoạn đầu đời của trẻ. Vì vậy, khi thấy trẻ nhà mình có biểu hiện như vậy thì đừng nên quy chụp con là hư hỏng bố mẹ nhé.
Với trẻ nhỏ, nhất là độ tuổi lên 3, các con thường có nhu cầu muốn làm mọi thứ. Tuy nhiên, vì khả năng có hạn nên điều đó vô tình khiến tâm lý của trẻ trở nên khó ưa hơn. Trẻ thường cáu gắt hơn trong tất cả mọi việc, chúng trở nên ương bướng, khó bảo và người ta gọi đây là tình trạng “khủng hoảng tuổi lên 3”.
2. Mách cha mẹ cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh áp dụng là hiệu quả
Có thể nhiều người nghĩ rằng công lao sinh thành và nuôi nấng đứa trẻ khôn lớn là vĩ đại. Thế nhưng việc nuôi dạy con thành người mới là nhiệm vụ khiến cha mẹ phải nhọc lòng.
Trên thực tế, không phải cha mẹ nào cũng có kỹ năng nuôi dạy con để chúng trở thành người tử tế. Vậy bí kíp trong cách dạy con 3 tuổi bướng bỉnh là gì?
2.1. Với trẻ 3 tuổi không nên bắt ép hay ra lệnh
Dường như sự cứng đầu khiến cho tất cả những đứa trẻ bướng bình thường không thích nghe lời người khác, cho dù đó là bố mẹ của chúng. Chúng sẽ nghĩ rằng tất cả những gì bố mẹ nói đều là sự áp đặt. Vì vậy, đừng bao giờ ra lệnh hay bắt ép nếu như muốn con của mình giảm thiểu sự bướng bỉnh.
Ở tuổi lên 3, những đứa trẻ đã có ý thức thậm chí biết suy nghĩ và nhận diện được cảm xúc của mình. Tuy nhiên, vì đôi khi cha mẹ không để ý đến cho nên mọi mệnh lệnh, sự răn đe càng khiến chúng tỏ vẻ bất mãn và khó chịu hơn.
Để giảm thiểu sự ương bướng của trẻ 3 tuổi và khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả, cha mẹ hãy khéo léo cho con quyền lựa chọn.
Ví dụ: Bạn hãy nói với con như sau:
- “Con muốn ngủ trước hay mẹ ngủ trước?”
- “Con muốn ăn cơm hay ăn cháo?”
- “Con muốn đeo giày màu xanh hay màu vàng?”
- …
Vẫn là hành động đi ngủ, ăn hay đeo giày, thế nhưng khi được lựa chọn hẳn là những đứa trẻ lên 3 này sẽ cảm thấy vui vẻ hơn so với việc bị ra lệnh hay bắt ép. Cho nên bố mẹ hãy chú ý tới những chi tiết nhỏ mà có võ này để cải thiện sự ương bướng của con.
2.2. Nhẹ nhàng nhưng không chiều chuộng
Như đã nói ở trên, những đứa trẻ bướng bỉnh thường không thích làm theo ý cha mẹ khi cảm thấy mình đang bị đe doạ. Theo đó, thay vì quát mắng hay lớn tiếng thì cha mẹ nên nói nhỏ nhẹ, từ tốn để trẻ từ từ hiểu chuyện và giảm bớt sự ương bướng của mình.
Tuy nhiên, bố mẹ đừng nhầm lẫn giữa nhẹ nhàng và nuông chiều bởi 2 khái niệm này có ranh giới khá mong manh. Trẻ được chiều chuộng một cách quá mức chắc chắn sẽ ỷ lại hoặc thường đưa ra những đòi hỏi quá đáng.
2.3. Khi con đưa ra yêu cầu vô lý, cha mẹ hãy phớt lờ
Phớt lờ khi trẻ đưa ra những đòi hỏi quá đáng cũng là cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh mà cha mẹ nên áp dụng.
Khi nhận thấy những biểu hiện như khóc lóc, ăn vạ, không chịu nghe lời từ con, cha mẹ hãy học cách phớt lờ. Hạn chế quan tâm tới trẻ thì sau một hồi con sẽ tự động thôi khóc vì nhận thấy hành động đó chẳng còn tác dụng nữa.
2.4. Mềm mỏng nhưng kiên quyết - cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh hiệu quả
Việc tức giận hay cáu gắt khi thấy con làm sai là không nên. Nhưng điều đáng nói là rất nhiều cha mẹ vì không giữ được bình tĩnh mà đã mắc phải sai lầm này. Khi mềm mỏng, con sẽ tập trung nghe bạn nói, đây là cách giúp bố mẹ kết nối với con hiệu quả hơn.
Cả bố và mẹ cần phải nhất quán trong cách giáo dục con, nhất là trẻ lên 3. Tuyệt đối tránh trường hợp 1 người mắng 1 người lại bênh vực sẽ khiến trẻ không nhận thức được hành vi sai trái của mình.
2.4. Hãy để con có cơ hội thể hiện bản thân trong bất cứ thời điểm nào
Khi lên 3, trẻ thường có nhu cầu tự làm mọi thứ, bên cạnh đó các con đã tự ý thức được những hành vi của mình. Cho nên đây chính là thời điểm vàng để cha mẹ khuyến khích tính tự lập của con và đạt hiệu quả cao nhất.
Thay vì thay con mặc quần áo, cha mẹ hãy dạy con cách thực hiện và khéo léo khuyến khích để con tự làm công việc đó. Ngoài ra, với những hoạt động như tự xúc ăn hay làm việc nhà cũng nên khuyến khích để con tham gia bố mẹ nhé.
Phụ huynh đừng quên tìm hiểu thêm cách dạy trẻ 3 tuổi tự lập.
2.5. Dành những lời động viên hoặc khen ngợi đúng lúc
Ở lứa tuổi của con, việc làm được một việc gì đó khiến tâm trạng của con vô cùng phấn khích, nhất là những việc có thể giúp đỡ bố mẹ. Vậy nên, dù là việc nhỏ nhất thì bạn cũng nên cổ vũ và dành lời khen phù hợp để con tiếp tục phát huy cho những lần sau.
3. Lời kết
Những cách dạy trẻ 3 tuổi bướng bỉnh trên đây không phải là tất cả nhưng chúng là những phương pháp hiệu quả nhất mà bố mẹ nên áp dụng. Mong rằng những chia sẻ của BingGo sẽ giúp quý phụ huynh và con mình nhanh chóng vượt qua giai đoạn khủng hoảng này.