BÍ QUYẾT CHO CHA MẸ KHẮC PHỤC VIỆC TRẺ LỚP 1 HỌC TRƯỚC QUÊN SAU

Tình trạng trẻ lớp 1 học trước quên sau là nỗi lo lắng, muộn phiền của nhiều cha mẹ. Mặc dù các bé luôn nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ gia đình, nhưng chỉ một lúc sau bé đã quên hết kiến thức đã được học. 

Dẫu biết lớp 1 là khoảng thời gian bé tập làm quen với môi trường học tập mới, tuy nhiên tình trạng học trước quên sau kéo dài không khắc phục sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu. 

Trẻ học trước quên sau là nỗi lo lắng của nhiều phụ huynh
Trẻ học trước quên sau là nỗi lo lắng của nhiều phụ huynh

Trong bài viết này, cha mẹ hãy cùng BingGo Leaders đi tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ lớp 1 học trước quên sau. Từ đó cha mẹ sẽ hiểu được vấn đề của con đang mắc phải, để giúp con có được trạng thái học tập tốt nhất nhé.  

1. Nguyên nhân chính khiến trẻ lớp 1 học trước quên sau

Có rất nhiều nguyên nhân khiến các bé không thể tập trung học tập một cách tốt nhất, trước tiên là hiện tượng quên, thường xảy ra không chỉ với người lớn, kể cả trẻ nhỏ đều trải qua. Nếu một đứa trẻ thỉnh thoảng bị quên thì điều đó bình thường bởi trí nhớ của trẻ đang trong giai đoạn phát triển. 

Tuy nhiên, khi đứa trẻ lớp 1 học trước quên sau toàn bộ kiến thức mới học, sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến các hoạt động của trẻ. Dưới đây là một số tác động phổ biến nhất dẫn đến tình trạng trẻ lớp 1 học trước quên sau. 

Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ lớp 1 học trước quên sau
Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ lớp 1 học trước quên sau

1.1. Khả năng tiếp nhận kiến thức ở trẻ

Mỗi đứa trẻ có khả năng học tập, tiếp nhận kiến thức tùy theo tốc độ, cách giải quyết vấn đề nhanh hay chậm khác nhau so với các bạn cùng độ tuổi. Bước vào lớp 1, các em phải làm quen với môi trường học tập nghiêm túc, khiến não bộ gặp khó khăn trong việc thu nạp và xử lý thông tin. Việc học liên tục kiến thức mới làm cho bộ não quá tải so với khả năng của đứa trẻ càng làm cho trẻ chán nản, mất tập trung trong học tập. 

Trên thực tế, trí nhớ của trẻ lớp 1 chưa được phát triển toàn diện, chỉ lưu trữ được kiến thức ngắn hạn. Nếu như không ôn luyện mỗi ngày sẽ bị quên đi, từ đó dẫn đến tình trạng trẻ lớp 1 thường học trước quên sau

1.2. Tâm lý không ổn định, căng thẳng

Tâm lý của trẻ lớp 1 trong giai đoạn này thường xuyên không ổn định do nhiều tác động khác nhau như: áp lực từ bố mẹ, nhà trường, bạn bè, mọi người xung quanh,....

Các em rất nhạy cảm với những chuyện dù rất nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, từ đó ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu kiến thức, dẫn đến điểm kém. 

Vấn đề tâm lý luôn là nỗi ám ảnh lâu dài đối với trẻ
Vấn đề tâm lý luôn là nỗi ám ảnh lâu dài đối với trẻ

Thời gian này, bố mẹ hãy đồng hành và thấu hiểu cảm xúc để biết con muốn và cần gì, học cách quản lý cảm xúc, tháo gỡ khúc mắc trong học tập mà con chưa giải quyết được.

1.3. Thiếu ngủ dẫn đến trẻ lớp 1 học trước quên sau

Thông thường trẻ lớp 1 cần phải ngủ đủ từ 9-12 tiếng mỗi ngày, như vậy các cơ quan trong cơ thể mới phát triển và vận hành tốt nhất. Đặc biệt là não bộ của trẻ cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, để đảm bảo trẻ có năng lượng tích cực nhất cho các hoạt động hằng ngày.

Tình trạng thiếu ngủ ở trẻ em dẫn đến cơ thể mệt mỏi, uể oải, kiến thức khó tiếp thu hơn những đứa trẻ ngủ đủ giấc. Ngoài ra, thiếu ngủ còn khiến trí nhớ chậm phát triển, thậm chí là kém đi. 

1.4. Thiếu chất dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Các bé lớp 1 thường rất thích ăn đồ ngọt, đồ chiên, nhưng bố mẹ cần lưu ý hạn chế cho bé ăn các loại thực phẩm có hại cho sức khỏe. Hãy chọn thực phẩm đảm bảo chất dinh dưỡng như trứng, cá, thịt, rau xanh, cơm,...

Với sự quan chăm sóc kỹ càng từng bữa ăn cho con, giúp con đảm bảo chế độ dinh dưỡng để học tập, tham gia các hoạt động với thể trạng tốt nhất. 

1.5. Mắc hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD)

Hội chứng ADHD ở trẻ dễ gây ra nhiều hệ lụy về sau
Hội chứng ADHD ở trẻ dễ gây ra nhiều hệ lụy về sau

Không phải tất cả đứa trẻ lớp 1 học trước quên sau đều mắc ADHD, tuy nhiên cha mẹ cũng cần chú ý thật kỹ các biểu hiện lạ của con để điều trị sớm nhất. Hội chứng này tuy không quá nguy hiểm nhưng sẽ để lại nhiều hậu quả lâu dài như khó tập trung, hiếu động quá mức,... ảnh hưởng đến quá trình học tập. 

1.6. Lạm dụng quá nhiều công nghệ

Nhiều gia đình cho bé tiếp xúc các thiết bị điện tử từ quá sớm như điện thoại thông minh, tivi,... dẫn đến việc các con không tham gia các hoạt động ngoài trời. Nhưng liệu bố mẹ có biết rằng ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị này vô cùng độc hại, khiến trẻ không thể ngủ ngon, hỏng mắt, giảm trí nhớ,... Cho nên cha mẹ hãy giới hạn thời gian sử dụng công nghệ cho con thật hợp lý. 

2. Trẻ lớp 1 học trước quên sau và 5 bí quyết khắc phục

Sau khi đã tìm hiểu ra nguyên nhân mà con đang mắc phải mà cha mẹ vẫn chưa biết làm thế nào để hỗ trợ cho con. Vậy hãy tham khảo những bí quyết được BingGo tổng hợp dưới đây để cải thiện tình trạng trẻ lớp 1 học trước quên sau nhé!

2.1. Rèn luyện khả năng ghi nhớ, tư duy nhạy bén

Tùy vào mức độ quên của mỗi trẻ, cha mẹ có thể giúp đỡ con rèn luyện tư duy và khả năng ghi nhớ qua những phương pháp hữu ích, phù hợp với con. 

Đầu tiên chính là sử dụng Flashcard học tiếng Anh, cách dùng Flashcard rất đơn giản chỉ cần nhìn mặt hình ảnh là trẻ sẽ đoán được từ vựng. Phương pháp này sẽ được phát huy hiệu quả nếu trẻ được rèn luyện liên tục, trẻ sẽ tăng khả năng ghi nhớ, tập trung và sáng tạo nhạy bén hơn. 

Trí nhớ và tư duy của mỗi đứa trẻ có mức độ khác nhau
Trí nhớ và tư duy của mỗi đứa trẻ có mức độ khác nhau

Đối với những đứa trẻ luôn trong tình trạng thụ động, dù bố mẹ có bắt con học liên tục thì trẻ cũng khó có thể nhớ được. Do đó, bố mẹ cần lưu ý hãy kiên trì, hãy chủ động cùng trẻ nhắc đi nhắc lại kiến thức vừa học, những thông tin đó sẽ được não bộ tiếp nhận giúp trẻ nhớ lâu. 

Ngoài ra một phương pháp rèn luyện khác chính là bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin, chất đạm, i ốt, DHA,... giúp trẻ phát triển não bộ và khả năng ghi nhớ.

Tham khảo thêm: Mách ba mẹ chương trình Kogumakai rèn kỹ năng tư duy cho con

2.2. Giúp con phân tích và giải quyết vấn đề tâm lý

Nhiều đứa trẻ học không vào đôi khi không phải do thiếu phương pháp học tập thông minh, hay chất dinh dưỡng mà do gặp phải vấn đề tâm lý. Trường hợp này bố mẹ cần tâm sự, trò chuyện mỗi ngày giúp con giải tỏa áp lực.

Không bắt con ngồi hàng tiếng đồng hồ để ghi nhớ kiến thức khô khan, thay vào đó cùng con chơi thể thao, hát, vẽ, tham gia hoạt động thực tế. Không gian học tập vui vẻ, thoáng cũng góp phần giúp trẻ học tập hiệu quả hơn. 

2.3. Không đặt áp lực đối với con

Nhiều bố mẹ thấy con mình chưa học tốt, thay vì giúp đỡ con lại có hành động đem khuyết điểm so sánh với các bạn cùng trang lứa. Đối với trẻ lớp 1, đây là hành động khởi nguồn cho sự bất đồng tính cách với bố mẹ, đứa trẻ sẽ tự ti, lo lắng vì có suy nghĩ không giỏi bằng bạn. 

Cha mẹ là động thực lớn nhất cho con trong giai đoạn khó khăn này
Cha mẹ là động thực lớn nhất cho con trong giai đoạn khó khăn này

Mỗi đứa trẻ có mục tiêu học tập khác nhau, do đó muốn tăng khả năng ghi nhớ bố mẹ hãy động viên con nhiều hơn, giúp con giũ bỏ áp lực xuống. 

2.4. Kích thích niềm đam mê của con

Niềm đam mê của mỗi đứa trẻ là vô tận, có thể con thích hát, nhảy, vẽ, nhưng lại không giỏi ghi nhớ kiến thức môn học khác. Thay vì bắt ép con phải học mỗi ngày, bố mẹ có thể đầu tư cho con theo đuổi đam mê từ nhỏ, con được thỏa sức sống theo cách mình muốn.

Đây là hành động vừa giúp con thực hiện đam mê, vừa gián tiếp giúp con thoát khỏi những sự vật, sự việc tác động đến sự tập trung và khả năng ghi nhớ của con. 

2.5. Tăng cường rèn luyện thể lực

Chúng ta thấy rằng, việc tập thể dục thể thao không chỉ dành cho người lớn, mà trẻ nhỏ cũng cần phải rèn luyện mỗi ngày để có sức khỏe tốt. Có thể trạng tốt thì trẻ mới phát triển thể chất, khả năng tham gia các hoạt động ở trường hay ở nhà tốt hơn so với đứa trẻ không chơi thể thao. 

Rèn luyện thể lực mỗi ngày giúp trẻ phát triển cơ thể toàn diện
Rèn luyện thể lực mỗi ngày giúp trẻ phát triển cơ thể toàn diện

Mỗi ngày, bố mẹ hãy cùng con dành từ 45 phút đến 1 tiếng để tập luyện thể lực như chạy bộ, đá bóng, nhảy dây,... Còn đối với trường học khuyến khích tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao cho trẻ tham gia. Việc này giúp trẻ giảm bớt căng thẳng, tinh thần được nâng cao dẫn đến khả năng tập trung học tập cao hơn.  

3. Kết luận

Sau những kiến thức trên hy vọng phần nào giúp đỡ được các bậc cha mẹ đang trong quá trình rèn luyện, khắc phục tình trạng trẻ lớp 1 học trước quên sau. Ngoài những thông tin này, bố mẹ có thể tham khảo rối loạn tăng động, giảm chú ý - Bệnh ADHD gây mất tập trung ở trẻ để hiểu biết thêm nhiều kiến thức cần lưu ý. 

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

(Đặc biệt TRẢI NGHIỆM HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại cơ sở)