TRẺ BỊ NGÃ ĐẬP TRÁN XUỐNG ĐẤT: CÁCH XỬ LÝ ĐÚNG CHO BA MẸ

Trẻ em thường vốn ham chơi và hiếu động, vì thế, mà rất hay bị té ngã. Khi trẻ bị ngã, có thể vô tình đập trán xuống đất gây bầm tím, chảy máu, choáng váng, thậm chí là chấn thương vùng đầu. Trong tình huống này ba mẹ thường tỏ ra khó lo lắng và hoang mang không biết nên làm gì?

Thấu hiểu tâm lý đó, bài viết dưới đây của BingGo Leaders sẽ tổng hợp thông tin chuẩn khoa học xung quanh chủ đề trẻ bị ngã đập trán xuống đất, bao gồm nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý, phòng tránh. Cùng đón đọc ngay mẹ nhé!

Trẻ bị ngã đập trán xuống đất: Dấu hiệu và cách xử lý đúng
Trẻ bị ngã đập trán xuống đất: Dấu hiệu và cách xử lý đúng

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị ngã đập trán xuống đất

Trẻ bị ngã do rất nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn như:

  • Sự bất cẩn của người lớn: Bà mẹ hoặc người lớn trong quá trình trông bé có thể bất cẩn khiến trẻ bị ngã, chẳng may đập trán xuống đất.
  • Do trẻ nghịch ngợm: Trẻ nhỏ thường hiếu động, con thích chạy nhảy, tự ý trèo lên mặt bàn, mặt ghế hoặc hoặc ở những nơi trơn trượt như nhà tắm, sân vườn,... Vô tình trong lúc vui chơi con có thể bị ngã đập trán xuống đất. Hoặc trong hoạt động thể dục thể thao, khi tham gia vào các chơi các trò chơi vận động như bóng đá, đuổi bắt,...cũng vô tình bị ngã đập trán xuống đất.
Trẻ nhỏ thường hiếu động, con thích chạy nhảy nô đùa nên vô tình bị ngã đập trán xuống đất
Trẻ nhỏ thường hiếu động, con thích chạy nhảy nô đùa nên vô tình bị ngã đập trán xuống đất

2. Trẻ bị ngã đập trán xuống đất - 6 dấu hiệu mà ba mẹ cần chú ý

Thông thường, rất khó để dự đoán việc ngã đập trán là lành tính hay nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu ba mẹ thấy con có một số biểu hiện sau cần đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức:

Trẻ bất tỉnh: Bất tỉnh là một trong những dấu hiệu nguy hiểm nhất cần được ba mẹ đưa đến bác kĩ kiểm tra. Dù con chỉ bất tỉnh trong vài giây sau khi ngã cũng cần chú ý vì lực va đập đủ mạnh cũng có thể gây tụ máu trong não, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Rối loạn tri giác: Sau khi trán đập đầu xuống đất trẻ vẫn có dấu hiệu tỉnh táo nhưng sau một thời gian nếu có những biểu hiện như lơ mơ, tập trung kém, không nhận người thân,... thì ba mẹ cũng cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám.

Nôn từ 3 lần trở lên: Thông thường, sau khi ngã, dù không bị chấn thương não nhưng trẻ vẫn có thể bị nôn 1-2 lần do khóc hoặc ho. Tuy nhiên, nếu trẻ nôn từ 3 lần trở nên thì đó là dấu hiệu cảnh báo con có thể gặp chấn thương não, cần được đi đến các bệnh viện uy tín. Đối với trường hợp trẻ còn quá nhỏ, sau vài giờ bị ngã, mẹ chỉ nên cho bé bú sữa hoặc uống nước, không nên ăn thức ăn đặc.

Ba mẹ nên cho bé đến thăm khám bác sĩ nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường
Ba mẹ nên cho bé đến thăm khám bác sĩ nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường

Ngủ nhiều: Đây là dấu hiệu ba mẹ dễ nhầm lẫn và khó theo dõi nhất bởi con sẽ ngủ thiếp đi sau khi con bị ngã đập trán xuống đất. Lúc này, để theo dõi xem trẻ có bất thường nào trong giấc ngủ không, ba mẹ cần theo dõi 2 giờ 1 lần để đảm bảo trường hợp không mong muốn xảy ra.

Mất thăng bằng: Việc chóng mắt sau khi bị ngã không phải dấu hiệu nguy hiểm, tuy nhiên nếu trẻ bị mất thăng bằng, hay bị ngã, kéo lê chân,... thì nên đưa trẻ đi thăm khám ngay. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng nên theo dõi xem khi chơi con có ngồi thẳng, đi lại vững vàng không để tránh những tình trạng trở nặng không kịp xử lý nhé.

Dấu hiệu ở mắt: Trong vòng 24h sau ngã, trẻ có thể xuất hiện tình trạng mắt lác, đồng tử không đều,...Ngoài ra, một số trẻ gặp tình trạng chảy máu, nước dịch lỗ mũi hoặc lỗ tai. Lúc này, ba mẹ không nên tự điều trị tại nhà mà cần đến bệnh viện kiểm tra.

3. Ba mẹ nên và không nên làm gì khi con bị ngã đập trán xuống đất

3.1. Những việc nên làm

Dưới đây là những việc ba mẹ nên làm ngay nếu con vô tình bị ngã đập trán xuống đất:

Khi gặp tình trạng đau hoặc nhức đầu sau khi ngã, ba mẹ có thể cho bé uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ
Khi gặp tình trạng đau hoặc nhức đầu sau khi ngã, ba mẹ có thể cho bé uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ
  • Chườm đá lạnh: Nếu thấy trán có vết bầm, sưng thì ba mẹ nên chườm đá liên tục trong khoảng từ 15-20 phút cho trẻ. Điều này giúp chỗ bầm không tiến triển và làm giảm đau. Nếu vết bầm còn nhiều, ba mẹ nên chườm đá sau 1 giờ và ít nhất 2-3 lần trong 1 ngày.
  • Rửa sạch vùng da bị thương: Nếu ba mẹ thấy trán con có vết trầy xước, nên rửa sạch vùng da bằng nước sạch và sử dụng xà phòng có tính chất dịu nhẹ.
  • Cầm máu: Khi thấy bé bị chảy máu, nên cầm máu bằng khăn xô hoặc bông gạc y tế. Ba mẹ cần ấn thẳng vào vết thương trên trán khoảng 10 phút hoặc cho tới khi máu ngừng chảy.
  • Để trẻ nghỉ ngơi: 2 giờ đầu sau khi bị ngã nên để trẻ nằm nghỉ ngơi. Thậm chí, ba mẹ cần theo dõi con trong khoảng 48- 72 giờ tiếp theo để đảm bảo sức khỏe của con hoàn toàn bình thường.
  • Sử dụng thuốc khi cần thiết: Khi gặp tình trạng đau hoặc nhức đầu sau khi ngã, ba mẹ có thể cho bé uống thuốc giảm đau như Acetaminophen hoặc Ibuprofen với liều lượng phù hợp với cân nặng, độ tuổi của bé. Tuy nhiên, ba mẹ cũng phải đợi khoảng 2 tiếng sau chấn thương mới cho uống để tránh tình trạng bé bị ói. Ngoài ra, nếu con vẫn còn bị đau đầu sau 24 giờ gặp chấn thương thì ba mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám.
  • Theo dõi chấn thương vùng cổ: Nếu trẻ có dấu hiệu tổn thương vùng cổ, ba mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện khám, phòng trường hợp nguy hiểm xảy ra với bé.

Xem thêm: Dạy trẻ an toàn khi ở nhà - 9 nguyên tắc ba mẹ phải lưu lại ngay

3.2. Những việc không nên làm

Khi trẻ bị ngã đập trán xuống đất, ba mẹ tuyệt đối không nên thực hiện những điều sau để tránh tình trạng trở nên tồi tệ hơn:

  • Làm nóng vùng tổn thương: Sau khi bị ngã, mạch máu đang bị xuất huyết, việc chườm nóng sẽ gây kích thích khiến máu chảy nhiều hơn. Đồng thời, những vết bầm tím ở trán cũng khó lành và mất nhiều thời gian để hồi phục bình thường.
  • Bôi dầu gió: Cũng giống như việc chườm nóng, dầu gió cũng kiến vùng trán bị thương ấm hơn, làm các mạch máu nhỏ bị kích thích. Từ đó, kích thích vết thương khiến chúng càng nặng và sưng to hơn.
  • Di chuyển bé trong tình trạng khẩn cấp: Việc sơ cứu không đúng cách cũng có thể gây nên một số biến chứng nghiêm trọng hơn so với vết thương ban đầu. Do đó, nếu không thực sự cần thiết, ba mẹ không nên di chuyển để tránh tổn thương sọ não, cột sống hoặc cổ của trẻ.

4. Biện pháp phòng ngừa nguy cơ trẻ ngã đập trán

Để hạn chế những nguy hiểm khi trẻ bị đập trán xuống đất, ba mẹ và người giữ trẻ cần phải chú ý, cẩn thận hơn. Dưới đây mà một vài cách phòng tránh mà ba mẹ có thể tham khảo:

Ba mẹ lưu lại ngay những biến pháp giúp phòng ngừa nguy cơ trẻ ngã đập trán
Ba mẹ lưu lại ngay những biến pháp giúp phòng ngừa nguy cơ trẻ ngã đập trán

  • Hạn chế trẻ chơi một mình, trẻ dưới 10 tuổi trông trẻ dưới 3 tuổi hoặc ngoài tầm kiểm soát của người lớn. Đặc biệt, để an toàn cho trẻ, ba mẹ nên trang bị những chấn song cho cửa sổ,  lối chắn hoặc cửa an toàn ngăn cách giữa phòng ngủ với cầu thang, ban công hoặc phòng bếp.
  • Để trẻ không bị rơi khi thay đổi tư thế nằm, ba mẹ nên trải nệm dưới chân giường hoặc che che khi bé nằm nôi, võng. Bên cạnh đó, khi con ngồi vào ghế cao hoặc xe đẩy thì cần có dây đai giữ.
  • Với con lớn trong độ tuổi đi học, ba mẹ cũng cần giảng giải những nguyên nhân, hậu quả và cách phòng tránh tai ngã có thể xảy ra tại nhà, trường học hay nơi công cộng.

5. Lời kết

Việc trẻ bị ngã đập trán xuống đất tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu ba mẹ chủ quan sẽ để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Do đó, cẩn trọng trong việc trông giữ, tìm hiểu cách xử lý khi trẻ bị ngã đập trán xuống đất là điều vô cùng cần thiết để phòng tránh những nguy cơ té ngã có thể xảy ra.

Tham khảo thêm: Trẻ bị phát ban sau sốt cần kiêng gì? 3 sai lầm mẹ thường gặp.

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

(Đặc biệt TRẢI NGHIỆM HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại cơ sở)