TRẺ BỊ NGÃ SƯNG MÔI PHẢI LÀM SAO? CÁCH XỬ LÝ TẠI NHÀ

Trẻ nhỏ vốn rất hiếu động, trong quá trình vui chơi chạy nhảy có thể vô tình bị ngã gây xước xát hoặc sưng môi. Chắc hẳn nhiều ba mẹ cảm thấy khá bối rối trong tình huống này, không biết trẻ bị ngã sưng môi phải làm sao? Có cách nào giúp giảm sưng, giảm đau nhanh tại nhà an toàn hay không?

Đừng quá lo lắng mẹ nhé, BingGo Leaders sẽ chỉ cho ba mẹ một số mẹo hay giúp làm giảm sưng môi ngay tại nhà cho con hiệu quả. Ba mẹ đừng bỏ lỡ nhé!

Trẻ bị ngã sưng môi phải làm sao? Hướng dẫn ba mẹ cách xử lý tại nhà
Trẻ bị ngã sưng môi phải làm sao? Hướng dẫn ba mẹ cách xử lý tại nhà

1. Trẻ bị ngã sưng môi phải làm sao? Ba mẹ xem ngay 4 việc làm cần thiết

Trẻ nhỏ có thể bị ngã do ba mẹ trông chừng không cẩn thận hoặc bé tự chơi đùa nên bất cẩn bị ngã. Trẻ bị ngã sưng môi do miệng va đập vào các vật cứng như mặt đường, mặt tường… hay răng va vào môi khi bị ngã.

Ảnh minh họa
Trẻ nhỏ vốn rất hiếu động, trong quá trình chạy nhảy có thể vô tình bị ngã gây xước xát hoặc sưng môi

Vậy trẻ bị ngã sưng môi phải làm sao? Ba mẹ lưu lại ngay một số mẹo dưới đây nhé.

1.1. Cầm máu

Nếu con bị ngã gây chảy máu môi, ba mẹ cần ngay lập tức tiến hành cầm máu. Sử dụng một miếng gạc hoặc khăn sạch ddax thấm qua nước lạnh đè nhẹ lên chỗ chat máy càng lâu càng tốt. 

Lúc này, mẹ ấn chặt khoản 10 phút để máu ngừng chảy. Nếu con cảm thấy đau, ba mẹ cần tìm cách dỗ dành để bé bình tĩnh lại và tiếp tục cầm máu tiếp.

Đối với vết thương ở trong miệng, miệng trên hoặc môi dưới, ba mẹ cần nhẹ nhàng để môi bị chảy máu nên phần răng hoặc nướu của con khoảng 10 phút hoặc càng lâu càng tốt. Ba mẹ tuyệt đối không kéo môi con ra để kiểm tra, vì làm vậy sẽ khiến con bị đau và vô tình tác động vào khiến lượng máu chảy ra nhiều hơn.

1.2. Đánh lạc hướng trẻ

Để dễ hơn trong việc xử lý vết thương, ba mẹ có thể đánh lạc bằng cách kể chuyện hay cho con xem hoạt hình, chương trình giải trí mà con yêu thích. Khi con ngồi yên, vết thương sẽ dễ dàng được xử lý hơn và việc cầm máu cũng trở nên nhanh gọn hơn.

1.3. Làm mát

Với những vết va chạm ở môi bình thường, không để lại vết thương hở, ba mẹ có thể giảm sưng bằng cách sử dụng đá chườm nhẹ lên vùng máu chảy. Ngoài ra, nếu vết thương ở môi và miệng không quá lớn, ba mẽ cũng có thể cho trẻ mút kem để giảm sưng và đau.

1.4. Dùng thuốc giảm đau khi cần thiết

Thông thường những vết va chạm bình thường ở miệng, không có vết thương hở sẽ không làm con cảm thấy quá đau. Nhưng nếu vẫn phải đau và khó chịu, ba mẹ vẫn nên đưa con đi khám và sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.

1.5. Cho con ăn cẩn thận

Khi vết thương đang có dấu hiệu lành lại, ba mẹ nên lựa chọn những thức ăn nhạt, tránh các món có axit như cam và chanh hoặc có tính mặn như mắm. 

Thức ăn mềm, dễ nhai sẽ giúp trẻ dễ ăn và hạn chế đụng chạm vào vết thương. Ba mẹ cũng có thể cho con ăn kem để làm mát vết thương. Sau khi ăn xong, cho con súc miệng để làm sạch, tuy nhiên không nên dùng nước ấm quá sớm khi máu mới được cầm.

2. 5 cách làm giảm đau khi trẻ bị ngã sưng môi tại nhà

Trẻ bị ngã sưng môi phải làm sao? Hầu hết các trường hợp sưng môi sẽ đi kèm với các vết trầy xước, chảy máu. Điều này khiến trẻ bị ngã sưng môi thường sẽ đau, xót hoặc gặp khó khăn trong khi ăn uống và nói chuyện. Ba mẹ có thể nhanh chóng làm lành các vết thương bằng một số cách chữa trị tại nhà sau:

2.1. Trị sưng môi bằng nước ấm

Nước ấm là một cách hiệu quả điều trị tại nhà khi trẻ bị ngã sưng môi. Nước ấm làm giảm sưng bằng cách thúc đẩy quá trình lưu thông. 

Cụ thể, ba mẹ cần tiến hành chuẩn bị một ít nước ấm và một chiếc khăn sạch. Nhúng khăn sạch vào nước ngấm, lấy ra vắt khô để loại bỏ nước. Tiếp đến, đặt khăn lên mô của bé tầm 8- 10 phút. Ba mẹ có thể thực hiện cách này lặp lại sau 1 giờ nếu thấy cần thiết cho vết thương của con.

2.2. Giảm sưng môi bằng bột nghệ

Trong bột nghệ có chứa các hợp chất kháng viên, chủ yếu là curcimin, giúp giảm sưng tấy. Chất này có đặc tính như một chất khử trùng và kháng viêm. Ba mẹ có thể áp dụng cách này bằng cách trộn bột nghệ với một chút nước lạnh. 

Trị sưng môi bằng bột nghệ
Trị sưng môi bằng bột nghệ

Sau đó, mẹ dùng bột nghệ đắp lên vùng môi bị sưng khi ngã. Để hỗn hợp này khô hoàn toàn rồi mới được rửa lại bằng nước ấm. Ba mẹ có thể lặp lại lại thao tác này trên 2 lần mỗi ngày để giúp con mong chóng giảm sưng.

2.3. Giảm sưng môi sử dụng đá lạnh

Sử dụng đá viên là cách điều trị phổ biến, được áp dụng nhiều nhất trong việc điều trị khi trẻ bị ngã sưng môi. Chườm đá giúp làm giảm lượng máu đến vùng bị ảnh hưởng. 

Cách làm như sau: Ba mẹ dùng 1, 2 viên đá nhỏ gói vào một chiếc khăn lông mềm và sạch. Ấn nhẹ lên miệng vết thương để cầm máu khoảng 5 - 6 phút. Sau đó, ba mẹ có thể nghỉ 10 phút và tiếp tục lặp lại sau vài giờ nếu vết thương vẫn chảy máu. Ba mẹ tuyệt đối không nên dùng đá lạnh đè trực tiếp vào vết sưng ở môi của con, vì như thế sẽ làm vết thương trở nên tê cóng hoặc đau nhức.

2.4. Sử dụng nha đam (lô hội)

Lá cây lô hội luôn được biết đến như một một mỹ phẩm làm đẹp, do nó có tác dụng vừa làm đẹp lại vừa có đặc tính kháng viêm. Do đó, khi trẻ bị ngã sưng môi, ba mẹ có thể sưng dụng nha đam để  đau cho con. 

Trị sưng môi bằng nha đam
Trị sưng môi bằng nha đam

Cách làm rất đơn giản, ba mẹ chỉ cần cắt mở lá nha đam và lấy một phần gel trong bên trong cây. Sau đó, lấy phần gel này thoa nhẹ lên vùng môi bị sưng tấy. Ba mẹ giữ càng lâu càng tốt và có thể lặp lại quá trình này trên 2 lần một ngày.

2.5. Trị sưng môi bằng mật ong

Mật ong có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên và khả năng làm lành vết thương nhanh chóng. Đây là cách làm giảm viêm nhanh chóng vì nó làm dịu ngứa hoặc kích ứng đi kèm với sưng môi. Để có thể áp dụng cách này, ba mẹ cần chuẩn bị một thìa mật ong, một miếng bông hoặc gac.

Tiếp đo, nhúng miếng bông vào mật ong và chấm trực tiếp vào vùng môi bị sưng. Giữ khoảng 20 phút, sau đó rửa vết thương lại bằng nước lạnh. Ba me có thể lặp lại cách này 2-3 lần mỗi ngày để giảm sưng tấy trên môi của con.

Trị sưng môi bằng mật ong
Trị sưng môi bằng mật ong

Tham khảo thêm: Dạy trẻ an toàn khi ở nhà - 9 nguyên tắc ba mẹ phải lưu lại ngay

3. Những trường hợp trẻ bị ngã sưng môi cần đến gặp bác sĩ

Đa phần khi trẻ bị ngã sưng môi có thể xử lý tại nhà. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ba mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ. Chẳng hạn như:

  • Máu chảy nhiều, con đau khóc và ba mẹ không cách nào cầm được máu sau 10 phút xử lý.
  • Vết cắt sâu, vết thương hở hoặc vết rách dài hơn 1 cm.
  • Đối với các trường hợp trẻ bị ngã khi đang cầm các vật nhọn như bút, kéo,.. khiến vết gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vòm miệng, cổ họng hoặc amidan, gây tổn thương sâu cho các mô ở ở quanh vùng miệng và cổ.
  • Vết thương do đồ bẩn, rỉ sét gây nên hoặc có bụi bẩn, mảnh vỡ trong vết thương mà ba mẹ không chắc chắn trong việc con đã được tiêm phòng uốn ván hay chưa.
  • Trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ, sốt, đau trong vài ngày đầu sau chấn thương.
  • Ba mẹ nghi ngờ bé bị gãy xương do quai hàm không cử động được hoặc gò má sưng tấy.

4. Lời kết

Hy vọng bài viết trên đây của BingGo Leaders đã giải đáp phần nào lo lắng của ba mẹ trong việc trẻ bị ngã sưng môi phải làm sao? Hầu hết các trường hợp té ngã và sưng môi đều không nghiêm trọng và ba mẹ có thể tự điều trị tại nhà.

Nếu ba mẹ còn thắc mắc hay quan tâm đến nhiều chủ đề nuôi dạy con khác, hãy để lại bình luận để BingGo Leaders giải đáp ngay.

Tham khảo thêm: Trẻ bị ngã đập trán xuống đất: Cách xử lý đúng cho ba mẹ.

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

(Đặc biệt TRẢI NGHIỆM HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại cơ sở)