DẠY TRẺ AN TOÀN KHI Ở NHÀ - 9 NGUYÊN TẮC BA MẸ PHẢO LƯU LẠI NGAY

Trong cuộc sống công việc bộn bề của ba mẹ, không ít bé thường xuyên phải làm quen với việc ở nhà một mình. Cũng bởi đó mà trường hợp thương tâm, nguy hiểm đã và đang xảy ra ngày càng nhiều hơn.

Vì vậy, việc trang bị kiến thức cho con là điều cực kỳ quan trọng, cấp thiết phải làm ngay lúc này. Dưới đây là 9 nguyên tắc dạy trẻ an toàn khi ở nhà mà bất cứ ba mẹ cũng phải biết. 9 nguyên tắc này được phân chia theo các yếu tố tác động trong và ngoại cảnh để phụ huynh dễ dàng ghi nhớ.

Tìm hiểu nguyên tắc dạy trẻ an toàn khi ở nhà
Tìm hiểu nguyên tắc dạy trẻ an toàn khi ở nhà

1. Dạy trẻ an toàn trước các mối nguy hại trong chính căn nhà

Nhiều bậc làm cha mẹ hay nghĩ rằng việc nguy hại cho bé chỉ đến từ những yếu tố bên ngoài. Nhưng KHÔNG, chính những vật dụng, tác nhân trong nhà mới là nguyên do dẫn đến rất nhiều trường hợp tai nạn thương tâm. Do đó, chúng ta phải dạy bé:

1.1. Tuyệt đối an toàn với điện

KHÔNG THỂ chơi đùa với điện. Đây là thứ hết sức nguy hiểm và con tuyệt đối không được động chạm, sửa chữa, rút phích cắm, tháo bóng đèn, nghịch máy sấy tóc,...

Tuyệt đối con không được chơi đùa với điện
Tuyệt đối con không được chơi đùa với điện

Ngoài ra, có 2 vật dụng liên quan đến điện mà trẻ nhỏ rất hay sử dụng là tivi và điện thoại. Không biết làm gì, trẻ sẽ cắm điện xem tivi. Smartphone hết pin, trẻ sẽ cắm điện để sạc. Do đó, ba mẹ phải thực sự lưu ý về 2 trường hợp này. Hãy cắm điện tivi sẵn và nghiêm cấm con mày mò cắm sạc điện thoại.

1.2. Không sử dụng dao, kéo hoặc các vật dụng sắc nhọn

Các bé gái có khiếu ẩm thực thường sẽ tự trổ dài sử dụng dao kéo và nấu nướng. Trong khi đó, các bé trai với bản tính thích khám phá có thể lấy dao kéo để làm diều hay đồ chơi.

Tất cả vật dụng đó đều rất NGUY HIỂM.

Ba mẹ phải cất giữ dao kéo tại những nơi ngoài tầm với của trẻ
Ba mẹ phải cất giữ dao kéo cùng các vật dụng sắc nhọn tại những nơi ngoài tầm với của trẻ

Ba mẹ cất giữ chúng ở những nơi cao, kín ngoài tầm với của con. Không dừng lại ở đó, truyền đạt thông điệp về mối nguy hại mà dao kéo có thể gây ra như “Không được động vào dao nha con, nó sắc nên chạm cái là đứt tay, chảy máu đó”.

Ngoài dao kéo, những vật dụng sắc nhọn hay sát thương mạnh như búa, cờ lê, kim khâu cũng vô cùng nguy hại với trẻ nhỏ.

1.3. Không tự tiện đun nấu bằng bếp ga hay bếp hồng ngoại

Giống như điện, lửa là thứ mà trẻ “tuyệt đối” không được chơi đùa. Chỉ cần một tia lửa vô cùng nhỏ cũng dễ dàng lan rộng thành hỏa hoạn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn và tính mạng.

Trẻ không được tự ý nấu ăn nếu không có sự giám sát của người lớn
Trẻ không được tự ý nấu ăn nếu không có sự giám sát của người lớn

Trong căn nhà của chúng ta, thứ rất dễ bắt lửa và cháy nổ là bếp gas. Vì vậy, mẹ bắt buộc phải nói với con “không sử dụng lửa, không tự tiện bật bếp gas nấu ăn khi mẹ không có ở nhà”.

Bên cạnh bếp gas, một sản phẩm tưởng chừng không có lửa nhưng lại vô cùng nguy hiểm chính là “bếp từ”. Với cơ chế làm nóng bằng kim loại (dây mai so), mặt bếp trong lúc hoạt động luôn có nhiệt độ siêu cao, rất dễ gây bỏng cho người sử dụng.

Nhiệt độ cao của bếp hồng ngoại rất dễ gây bỏng cho trẻ
Nhiệt độ cao của bếp hồng ngoại rất dễ gây bỏng cho trẻ

Do đó, bé cũng không được phép sử dụng bếp từ để nấu nướng không có sự hướng dẫn của bố mẹ.

Muốn con tự lập bằng việc giúp mẹ những công việc nhỏ, phụ huynh có thể tham khảo thêm bài viết 5 cách tốt nhất để cha mẹ rèn cho trẻ làm việc nhà từ nhỏ.

1.4. Tránh leo trèo, nhảy nhót thiếu an toàn

Một số bé nam tinh nghịch thường thích tham gia các trò chơi vận động như nhảy từ trên tường, cầu thang hay trên bàn ghế xuống đất.

Ba mẹ phải ý thức cho con sự nguy hiểm khi leo trèo trên cao
Ba mẹ phải ý thức cho con sự nguy hiểm khi leo trèo trên cao

Hãy dạy trẻ an toàn khi ở nhà trước hoạt động nguy hiểm này bằng việc truyền đạt, ý thức cho con rằng đó là một trò chơi nguy hiểm. Nó có thể gây xước xát, chảy máu thậm chí là gãy chân tay nếu tiếp đất sai tư thế.

1.5. Ghi nhớ số điện thoại và gọi ngay nếu gặp sự cố

Ghi nhớ số điện thoại của ba mẹ là điều bắt buộc
Ghi nhớ số điện thoại của ba mẹ là điều bắt buộc

Phải chắc chắn rằng con đã thuộc “như đinh đóng cột” số điện thoại của cả bố và mẹ. Đừng nghĩ lưu số điện thoại trong danh bạ là đủ, mọi trường hợp đều có thể xảy ra. Một ngày xấu trời nào đó, điện thoại hoặc hết pin bị hỏng thì sao? Con biết lấy đâu ra số điện thoại của bố mẹ để nhờ người khác liên lạc giúp bây giờ.

2. Dạy trẻ an toàn khi ở nhà trước các yếu tố bên ngoài

Sau các yếu tố nội cảnh, giờ đây mới là những nguyên tắc dạy trẻ an toàn khi ở nhà trước nhiều yếu tố bên ngoài như:

2.1. Không tự ý ra ngoài

Khi người lớn vắng nhà, trẻ không được phép ra ngoài
Khi người lớn vắng nhà, trẻ không được phép ra ngoài

Rất quan trọng nên ba mẹ phải thực sự chú ý. Phải luôn dặn con không được tự ý ra ngoài nếu chưa được cho phép. Bước chân ra khỏi nhà sẽ dẫn đến rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng bởi đường xá đông xe cộ, con dễ đi lạc hay nhà cửa có thể bị kẻ xấu đột nhập.

2.2. Tuyệt đối không mở cửa cho người lạ

Ở phương Tây, không mở cửa cho người lạ luôn là nguyên tắc nắm lòng khi ba mẹ bắt đầu dạy trẻ an toàn khi ở nhà. Nhưng tại Việt Nam, dường như một số phụ huynh vẫn còn rất chủ quan. Thử nghĩ xem nếu người lạ là kẻ gian thì hậu quả sẽ như thế nào?

Người lạ đôi khi chính là “kẻ gian” gây nguy hiểm cho con
Người lạ đôi khi chính là “kẻ gian” gây nguy hiểm cho con

Vì vậy, mỗi khi có người gõ cửa, con phải liên hệ ngay với bố mẹ qua số điện thoại. Nếu là người quen có hẹn với chúng ta từ trước, khi đó mới thông báo để con mở cửa. Còn không, những chiếc camera giám sát tại nhà đương nhiên là “cánh tay đắc lực” giúp bố mẹ nhận diện được người lạ.

2.3. Không nghe lời người lạ

Rất nhiều kẻ gian thường dở bài dụ dỗ trẻ bằng đồ chơi hay đồ ăn ngọt. Do đó, chúng ta cần phải giáo dục trẻ thực sự tỉnh táo trước những lời nói của người lạ đến nhà. Tuyệt đối không nhận quà, ăn món ăn của cô/chú, ông/bà nào đó không quen biết khi chưa có sự đồng ý của ba mẹ.

2.4. Hét lên hoặc bình tĩnh xử lý nếu cảm thấy nguy hiểm

Cuối cùng là một kỹ năng cực kỳ quan trọng mà phụ huynh nhất định phải truyền đạt cho con em - Xử lý tình huống khi gặp nguy hiểm. Nếu cảm thấy không an toàn, con phải ngay lập tức hét và hô to để cầu cứu sự trợ giúp từ hàng xóm láng giềng.

Hãy dạy con hét lên cầu cứu nếu cảm thấy bản thân gặp nguy hiểm
Hãy dạy con hét lên cầu cứu nếu cảm thấy bản thân gặp nguy hiểm

Ngược lại khi bị đe dọa dẫn đi và không được hét lên, con phải bình tĩnh khéo léo tìm cách giải quyết. Hãy cố gắng làm sao để ra hiệu cho bất cứ người khác rằng bản thân đang gặp kẻ gian. 

Một mẹo khá hữu ích thời gian gần đây là nhận một người đi đường làm người quen bằng câu nói “Dì Linh ơi, con vừa đi học về nè”. Khi đó, người đi đường sẽ ý thức được để nhanh nhạy giải vây “Cảm ơn anh, tôi là dì của cháu. Anh cứ để tôi đưa cháu về nhà”. Vậy là con đã giải thoát nhờ vào chính sự thông minh và bình tĩnh của bản thân.

3. Lời kết

Và đó là 9 nguyên tắc phải biết trong hành trình dạy trẻ an toàn khi ở nhà. Bài viết này cực kỳ cấp thiết nên ba mẹ hãy lưu lại ngay để giáo dục cho con ngay lập tức. 

Có trong tay cẩm nang này, chắc chắn hành trang phát triển của con đã được bổ sung thêm một kỹ năng quan trọng nữa. Ba mẹ cũng đừng quên ghé thăm BingGo Leaders để thường xuyên cập nhật nhiều kiến thức bổ ích.

Tham khảo thêm: Dạy trẻ kỹ năng chào hỏi lễ phép: 5 điều cha mẹ nào cũng nên làm.

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

(Đặc biệt TRẢI NGHIỆM HỌC THỬ MIỄN PHÍ tại cơ sở)