“Làm gì khi trẻ bị hoảng sợ?” là câu hỏi luôn được quý phụ huynh thắc mắc và tìm hiểu. Câu hỏi này nhận được sự quan tâm từ phần đông phụ huynh vì đây dường như là một nội dung khá nan giải. “Cha mẹ cũng lần đầu làm cha mẹ” nên họ cũng cần được học hỏi và tìm hiểu thông tin để dạy con đúng cách.
Vậy hãy để BingGo Leaders đồng hành cùng quý phụ huynh tìm ra lời giải cho câu hỏi này nhé.
1. Nguyên nhân thường gặp khiến cho trẻ bị hoảng sợ
Việc tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ bị hoảng sợ cũng là cách để ngăn chặn những hành động xấu xảy ra ảnh hưởng đến tâm lý của con trẻ. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản khiến trẻ bị hoảng sợ:
- Chứng khiến các cảnh bạo lực (từ bạn bè, người xung quanh, người thân)
- Bị tiếp cận (bắt cóc) bởi người lạ
- Bị đe dọa nhiều lần bởi những người xung quanh
- Bắt đầu học cách ngủ riêng, tự lập (tưởng tượng đến ma, quỷ, bị bố mẹ bỏ rơi....)
- Các chứng bệnh mang đến nỗi sợ như: sợ độ cao, sợ động vật, sợ phòng kín,....
- Bị lạc khỏi bố mẹ, người thân
2. Ảnh hưởng của việc sống chung với nỗi “sợ hãi”
Vì trẻ nên tâm sinh lí của con rất dễ bị tác động bởi các hành động tiêu cực xảy ra trong suốt quá trình phát triển. Việc bị tác động bởi sự hoảng sợ có thể khiến trẻ gặp phải một số tình trạng sau đây:
- Thường la, hét, khóc lớn.
- Cô lập bản thân với thế giới.
- Mắc phải các bệnh tâm lý từ nhẹ đến vô cùng phức tạp.
- Đem đến các suy nghĩ và hành động tiêu cực (gây tổn hại đến bản thân hay có thể là dẫn đến tự tử)
3. Người lớn cần làm gì khi trẻ bị hoảng sợ
Nguyên nhân cũng như tác động của việc bị hoảng sợ của trẻ chính là nguồn gốc để tìm ra giải pháp giải quyết cho vấn đề.
Người lớn nên chú ý đến các biểu cảm của con khi con biểu hiện nỗi sợ hãi trong các tình huống được đề cập ở trên, từ đó kịp thời đưa ra các giải pháp để giúp con vượt qua nỗi sợ.
3.1. Trò chuyện cùng trẻ
Trò chuyện là một hành động vô cùng quan trọng để giúp trẻ vượt qua nỗi sợ của chính mình. Trong mọi tình huống, trẻ đều cần người bên cạnh để giải bày, nói ra những nỗi sợ trong tâm trí.
Quý phụ huynh cần trò chuyện như một người bạn, kiên nhẫn và tạo tâm lý thoải mái trong quá trình giao tiếp với trẻ. Phụ huynh nên chú ý không can thiệp, ngăn cấm các hành động của con quá nhiều. Nếu quá gay gắt sẽ khiến trẻ dễ lựa chọn che giấu đi nỗi sợ hãi của mình, từ đó nỗi sợ sẽ trở nên trầm trọng hơn.
Bên cạnh đó, phụ huynh nên xây dựng một hình tượng của sự “an toàn” trong mắt của con trẻ. Điều này giúp con chủ động trò chuyện và giải bày nỗi sợ của mình với người lớn.
Trong các tình huống cấp bách, trò chuyện giúp trẻ nhanh chóng “sốc’ lại tinh thần và chiến đấu với những khó khăn làm cho trẻ hoảng sợ.
3.2. Giải quyết nỗi sợ hãi của con trẻ
Giúp con giải quyết nỗi sợ hãi cũng là đáp án cho câu hỏi “cần làm gì khi trẻ bị hoảng sợ”. Sau khi đã trò chuyện để biết được nguyên nhân khiến con hoảng sợ, phụ huynh có thể dựa vào từng tình huống để tìm ra cách giải quyết.
Ví dụ khi con bị đe dọa bởi bạn bè, người xung quanh thì có thể nói chuyện trực tiếp với người gây ra nỗi sợ cho trẻ. Hoặc khi bé nguyên nhân đến trực tiếp từ bố mẹ, người thân thì người lớn nên chủ động thay đổi hành vi và lời nói của mình.
Ngoài ra, nếu trẻ mắc phải các bệnh như sợ không gian tối thì phụ huynh nên tránh cho trẻ phải đối mặt với các nơi nhỏ, không có đèn điện, thiếu ánh sáng,….. Bên cạnh đó cũng nên trấn an tâm lý của con một cách nhẹ nhàng.
3.3. Dạy cho trẻ cách xử lý tình huống
Nếu con đã có nhận thức cơ bản, bố mẹ nên cho trẻ dần học cách để xử lý tình huống khi hoảng sợ.
Trong mọi việc, trẻ cần có tâm lý bình tĩnh nhất có thể, không cố gắng la hét, đánh, đập đồ vật,…sẽ khiến trẻ dễ mất tinh thần và trở nên tiêu cực hơn. Sau đó, dựa vào từng nỗi sợ để xử lý.
Nếu có thể, phụ huynh nên dạy trẻ một số sách để tự vệ, để liên lạc với người thân, cách để đối mặt với sự hoảng sợ.... Giải thích cho con hiểu trong trường hợp đó mình cần phải hành động như thế nào để giải quyết dứt điểm được sự hoảng sợ.
Luôn trò chuyện, nhắc nhở và xây dựng tính cách mạnh mẽ để trẻ không bị ảnh hưởng và tác động quá nhiều bởi thế giới xung quanh.
3.4. Cho trẻ có không quan riêng của mình
Không quan riêng chính là nơi để trẻ “tự hồi phục” sau những ảnh hưởng của nỗi sợ. Chỉ nên cho trẻ không gian riêng khi bố mẹ đã trò chuyện và tìm ra được điều gây ra sự hoảng sợ cho trẻ.
Ở đây, trẻ tự do với sở thích của chính mình và tận hưởng, nạp lại năng lượng đã mất đi. Tuy rằng đây là không gian riêng, bố mẹ vẫn nên có sự quan sát về tâm lý của trẻ, đảm bảo con đã hồi phục lại và không còn bị hoảng sợ quá nhiều nữa.
3.5. Giúp trẻ giải tỏa tinh thần
Đối với các hành động khiến cho trẻ hoảng sợ nhưng vẫn còn để lại những ảnh hưởng xấu, phụ huynh nên cố gắng để giúp trẻ tập quên đi nỗi sợ đó.
Thông qua các hoạt động vui chơi, hòa nhập với mọi người, cộng đồng, trẻ sẽ dần làm quen với việc sống trong một xã nội bình thường. Từ đó, trẻ không còn suy nghĩ đến những điều khiến mình bị hoảng sợ nữa.
4. Lời kết
Như vậy, BingGo Leaders đã mang đến một số cách chi tiết để giải đáp cho câu hỏi “Làm gì khi trẻ bị hoảng sợ”. Phụ huynh hãy ứng dụng ngay để giúp con vượt qua được nỗi sợ cũng như xây dựng được một nền tảng tâm lý vững mạnh cho con nhé.
Tham khảo thêm: 3 tình huống dạy trẻ bảo vệ cơ thể ba mẹ không thể bỏ lỡ.