DẠY TRẺ XỬ LÝ KHI BỊ ĐIỆN GIẬT NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐÚNG?

Mục lục [Hiện]

Dạy trẻ xử lý khi bị điện giật là một trong những chủ đề luôn được ba mẹ đặc biệt quan tâm. Bởi hiện nay hầu hết các thiết bị, đồ dùng tại gia đình hay trường học đều sử dụng nguồn điện năng. Trong khi đó, trẻ nhỏ thường rất hiếu động, đôi khi vô tình có thể cắt hoặc nghịch dây điện, nhét đồ vật bằng kim loại vào ô phích. Đây chính là lý do khiến không ít trẻ nhỏ bị điện giật đến mức chấn thương, nguy hiểm đến tính mạng.

Vậy ba mẹ đã biết cách dạy trẻ nhỏ cách xử lý khi bị điện giật hay chưa? Hãy cùng BingGo Leaders tổng hợp tất tần tật từ A - Z về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Dạy trẻ xử lý khi bị điện giật như thế nào là đúng?
Dạy trẻ xử lý khi bị điện giật như thế nào là đúng?

1. Những mối nguy hiểm từ điện bé có thể gặp

Cùng BingGo Leaders điểm lại những mối nguy hiểm từ điện mà trẻ có thể gặp như:

  • Ổ cắm và phích cắm điện luôn luôn có sức hút vô cùng lớn với trẻ nhỏ. Con có thể vô tình tự cắm điện hoặc sử dụng các đầu nhọn kim loại nhét vào ổ phích.
  • Các thiết bị sử dụng điện trong gia đình. Các đồ vật như máy giặt, tivi, tủ lạnh, bàn ủi…đôi khi có thể bị rò rỉ điện từ vỏ kim loại gây mất an toàn cho bé.
  • Các thiết bị sạc điện, nhất là điện thoại di động và Ipad. Ba mẹ thường có thói quen sử dụng điện thoại trong lúc sạc. Điều này tạo thói quen không tốt khiến các con học theo. Đã có rất nhiều trường hợp trẻ bị thương do nổ điện thoại khi sạc 
  • Dây điện không gọn gàng, dây điện bị hở. Một số trường hợp bé chưa biết hoặc nghịch ngợm có thể cắt, dây, cắn, bóc lớp bảo vệ của dây điện
  • Nguồn điện đến từ môi trường xung quanh. Chẳng hạn như ở trường học, lớp học, khu vực cột và trạm điện ngoài đường…Các bé chưa nhận thức được sự nguy hiểm từ đó vẫn vui chơi quanh các khu vực cấm vì điện thế cao
Những mối nguy hiểm từ điện bé có thể gặp
Những mối nguy hiểm từ điện bé có thể gặp

2. Dạy trẻ xử lý khi bị điện giật như thế nào là đúng?

Điện năng luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nhất là với trẻ nhỏ. Ở mức độ nhẹ, điện có thể gây ra những ảnh hưởng và tổn thương đến sức khỏe. Nặng hơn nguồn điện phóng ra có thể gây tê liệt, thậm chí là tử vong. Chính vì thế việc dạy trẻ xử lý khi bị điện giật vô cùng cần thiết.

Theo đó, có 2 vấn đề ba mẹ cần dạy trẻ. Bao gồm dạy con cách phòng tránh và hướng xử lý khi bị giật hoặc cứu người bị điện giật.

2.1. Dạy con cách phòng tránh điện giật

Đầu tiên, ba mẹ cần dạy con 5 nguyên tắc quan trọng để phòng tránh điện giật. 

Bé nên tránh càng xa càng tốt khu vực có ổ cắm, phích cắm điện
Bé nên tránh càng xa càng tốt khu vực có ổ cắm, phích cắm điện

Bao gồm:

  • Tránh xa các khu vực có điện thế cao như cột điện, trạm điện, trạm biến áp,.. Ba mẹ hãy giải thích cho con về mức độ nguy hiểm khi lại gần và nhắc con tuyệt đối không được nghịch, chơi, leo trèo cột điện.
  • Nhắc nhở con không chạm vào công tắc điện, nút bật/tắt của các thiết bị điện khi tay bị ướt.
  • Không lại gần hoặc tự ý nghịch ổ cắm điện.
  • Không chọc tay, chân hoặc bất cứ đồ vật sắc nhọn, đồ vật kim loại nào vào ổ cắm điện.
  • Dạy con bảo vệ các bạn nhỏ khác bằng cách nhắc bố mẹ hoặc cô giáo chuẩn bị các nút bịt ổ điện
  • Khi trời có mưa, nhất là sấm sét thì con không được ở bên ngoài, không được trú chân dưới những khu vực gần kim loại, cột đèn điện hoặc cây xanh…

2.2. Hướng dẫn trẻ xử lý khi cứu người điện giật

Bên cạnh việc phòng tránh điện giật, ba mẹ cần hướng dẫn trẻ cách xử lý khi thấy hoặc cứu người bị điện giật. Qua đó nhằm hạn chế tối đa những rủi ro không mong muốn. 

Dạy trẻ xử lý khi bị điện giật là một trong những chủ đề luôn được ba mẹ đặc biệt quan tâm
Dạy trẻ xử lý khi bị điện giật là một trong những chủ đề luôn được ba mẹ đặc biệt quan tâm

Cụ thể như sau:

  • khi con thấy người bị điện, bé cần bình tĩnh, tuyệt đối không được lao vào và ôm, chạm hoặc kéo nạn nhân. Hãy giải thích cho trẻ, nếu con làm vậy sẽ có thể bị điện giật theo và càng nguy hiểm hơn.
  • Tiếp đến hãy tìm kiếm sự trợ giúp của người lớn xung quanh. Dạy con ghi nhớ số điện thoại cấp cứu và khi gặp người điện giật, con hãy tìm cách liên lạc đến số khẩn cấp.

2.3.  Hướng dẫn ba mẹ cách sơ cứu khi bé bị điện giật

Khi phát hiện trẻ bị điện giật, ba mẹ cần bình tĩnh và tiến hành sơ cứu đúng cách.  Đầu tiên, hãy lập tức ngắt nguồn điện bằng cách ngắt cầu dao. 

Tiếp đến, sử dụng chổi, que trẻ gỗ, nhựa để tách trẻ ra khỏi nguồn điện. Chú ý trong suốt quá trình sơ cứu tuyệt đối không đi chân trần, ướt.

Trang bị kỹ năng sơ cứu người khi bị điện giật cho bé rất quan trọng
Trang bị kỹ năng sơ cứu người khi bị điện giật cho bé rất quan trọng

Kiểm tra tình trạng của con xem mức độ nghiêm trọng. Quan trọng nhất là hơi thở và mạch đập. Nếu nạn nhân không có mạch cần tiến hành nhanh các thao tác sơ cấp cứu ngay.

  • Dùng lòng bàn tay vỗ mạnh vào ngực 3 - 5 lần.
  • Sử dụng phương pháp sơ cứu thổi ngạt: Trẻ dưới 8 tuổi, thực hiện 20 - 30 lần mỗi phút. Trẻ từ 8 tuổi trở lên, mỗi phút thực hiện 20 tuổi. 
  • Sau khi thực hiện các biện pháp sơ cứu cơ bản, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. 

Trên đây là cách sơ cứu dành cho ba mẹ. Ngoài ra, ba mẹ có thể xem đây là một kỹ năng quan trọng khi dạy trẻ xử lý khi bị điện giật nhé.

3. Lời kết

Theo dõi bài viết tới đây, hy vọng rằng ba mẹ đã có thêm những kiến thức xung quanh chủ đề dạy trẻ xử lý khi bị điện giật. Ba mẹ cần chú ý dạy con cách phòng tránh và phản xạ đúng trước tình huống vô tình bị điện giật hoặc cứu người người bị điện giật nhé. Nếu vẫn còn băn khoăn nào khác, ba mẹ nhớ để lại bình luận bên dưới để được BingGo Leaders giải đáp kịp thời nhé!

Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders

Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders

BingGo Leaders là trung tâm tiếng Anh trẻ em thuộc hệ sinh thái giáo dục HBR Holdings với hơn 15 năm kinh nghiệm (gồm các thương hiệu: Tiếng Anh giao tiếp Langmaster, Hệ thống luyện thi IELTS LangGo, Trường Doanh nhân HBR). BingGo Leaders ra đời đã xây dựng nên môi trường giáo dục tiếng Anh hoàn toàn khác biệt, giúp trẻ phát triển toàn diện 4 kỹ năng, chinh phục điểm cao trên trường.

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

( Số lượng quà tặng có hạn )

Khuyến mãi sắp kết thúc

Đăng ký ngay