Trong chương trình học của lớp 4, bé sẽ được làm quen với dạng toán phép nhân phân số. Đây là kiến thức căn bản không chỉ ứng dụng giải các bài toán cấp cao hơn mà còn vô cùng cần thiết trong cuộc sống. BingGo Leaders đã tổng hợp những kiến thức cần nhớ về phép nhân phân số lớp 4 qua bài viết dưới đây, tham khảo ngay nhé!
1. Phân số là gì? Phép nhân phân số là gì?
Phân số là sự biểu diễn số hữu tỉ dưới dạng tỉ lệ của hai số nguyên. Số nguyên phần trên được gọi là tử số và số nguyên phần dưới được gọi là mẫu số. Điều kiện bắt buộc: mẫu số phải khác 0. Không tồn tại trường hợp phân số có mẫu số bằng 0.
Ký hiệu: a/b
Trong đó, a là tử số và b là mẫu số. Điều kiện: b khác 0 và a, b là số nguyên.
Ví dụ:
- ⅗: ba phần năm
- ⅖: hai phần bảy
Ngoài ra, phân số còn thể hiện cho phép chia: a/b còn có thể hiểu là a : b (a là số chia và b là số bị chia).
Ví dụ:
- 6/3 = 6 : 3 = 2
- 7/2 = 7 : 2 = 3,5
Phép nhân phân số chính là việc ta lấy phân số này nhân với phân số (tích của hai phân số). Tuy nhiên, việc nhân phân số cần phải tuân thủ theo những quy tắc chung.
2. Quy tắc giải bài tập phép nhân phân số lớp 4
Để thực hiện phép nhân phân số lớp 4, ta cần chú ý đến những quy tắc và các tính chất dưới đây:
2.1. Quy tắc chung
Muốn nhân hai phân số với nhau, ta lấy tử số này nhân tử số kia, mẫu số này nhân mẫu số kia. Nếu kết quả thu được chưa phải phân số tối giản (tức là cả tử và mẫu đều có thể chia hết cho một số khác 1) thì chúng ta cần thực hiện phép rút gọn phân số.
Ví dụ:
2/3 x 5/2 = 2x5/3x2 = 10/6. Lúc này tử số 10 và mẫu số 6 đều có thể tiếp tục chia hết cho 2 nên chưa phải là phân số tối giản, do đó ta tiếp tục thực hiện phép tính: 10/6 : 2 = 10:2/ 6:2 = 5/3
2.2. Tính chất của phép nhân phân số lớp 4
Việc ghi nhớ các tính chất của phép nhân phân số sẽ giúp ta giải bài tập nhanh hơn. Trước hết, phép nhân phân số lớp 4 cũng thừa hưởng những tính chất của phép nhân:
- Tính chất giao hoán: a x b = b x a
- Tính chất kết hợp: (a x b) x c = a x (b x c)
- Tính chất phân phối: (a + b) x c = a x c + b x c
- Nhân với số 1: a x 1 = 1 x a = a
- Nhân với số 0: a x 0 = 0
Tiếp đến là những tính chất riêng của phân số:
- Nếu nhân cả tử, mẫu số của một phân số này với cùng một số tự nhiên khác số 0 thì ta được một phân số bằng phân số đã cho ban đầu.
Ví dụ: 3/5 x 2/2 = 3/5 x 1 = 3/5
- Nếu chia hết cả tử, mẫu số của một phân số đã cho cùng một số tự nhiên khác số 0 thì ta cũng được một phân số bằng với phân số đã cho.
Ví dụ: 3/5 : 2/2 = 3/5 : 1 = 3/5
Ngoài ra,
- 1⁄a = a -1
- a ⁄ a = 1 (tử số và mẫu số bằng nhau)
- a ⁄1 = a (một chữ bất kỳ chia cho 1 đều bằng chính nó)
- 0/a = 0 (0 chia cho bất kỳ số nào cũng bằng 0)
3. Những dạng bài tập phép nhân phân số lớp 4 cần chú ý
Đối với các bài toán phép nhân phân số lớp 4, chúng ta cần lưu ý những dạng bài sau:
3.1. Dạng 1: Tính tích của hai phân số
Đây là dạng toán cơ bản và đơn giản nhất của phép nhân phân số lớp 4: “tử này nhân tử kia, mẫu này nhân mẫu kia” chúng ta chỉ cần vận dụng đúng quy tắc là sẽ giải được bài.
Bài tập ứng dụng: Tính tích của
- 3/4 và 5/7
- 2/3 x 5/2
Giải:
- 3/4 x 5/7 = 3 x 5/ 4 x 7 = 15/28
- 2/3 x 5/2 = 2 x 5/ 3 x 2 = 10/6 = 5/3
3.2. Dạng 2: Tính giá trị các biểu thức
Đề bài sẽ yêu cầu tính tích của nhiều phân số. Với dạng này, chúng ta cũng chỉ cần áp dụng đúng quy tắc: “tử này nhân tử kia, mẫu này nhân mẫu kia” là giải được. Dạng bài này khó ở chỗ là chúng ta sẽ phải nhân nhiều con số với nhau, dễ bị rối mà ra kết quả sai.
Bài tập ứng dụng: Tính giá trị của các biểu thức sau
- 1/2 x 2/3 x 3/4
- 7/8 x 8/9 x 9/10
Giải:
- a) 1/2 x 2/3 x 3/4 = 1 x 2 x 3/ 2 x 3 x 4 = 6/24 = 1/4
- b) 7/8 x 8/9 x 9/10 = 7 x 8 x 9/ 8 x 9 x 10 = 504/720 = 7/10
3.3. Dạng 3: Rút gọn phân số rồi tính
Dạng bài này yêu cầu học sinh vận dụng nhiều công thức để phát triển khả năng tư duy, tính toán. Tuy nhiên, dạng bài này vẫn không phải là dạng khó.
Đề bài sẽ cho ta những phân số chưa được rút gọn, yêu cầu ta phải rút gọn các phân số và thực hiện phép nhân phân số. Nếu phân số ban đầu bị rút gọn sai đồng nghĩa với việc sai nguyên bài. Với đề bài này, ta cần áp dụng đúng quy tắc và lưu ý cẩn thận hơn trong bước rút gọn.
Bài tập ứng dụng: Rút gọn phân số rồi tính
- 2/6 x 7/5
- 11/9 x 5/10
Giải:
- 2/6 x 7/5 = 1/3 x 7/5 = 1 x 7/ 3 x 5 = 7/15
- 11/9 x 5/10 = 11/9 x 1/2 = 11/18
3.4. Dạng 4: Ứng dụng phép nhân phân số lớp 4 vào bài giải
Đây là dạng bài khó nhất của phép nhân phân số lớp 4. Với dạng bài này, học sinh cần phải phân tích xem bài toán đã có sẵn những dữ liệu nào, còn thiếu dữ liệu gì, từ đó mới ứng dụng phép nhân phân số vào giải.
Bài tập ứng dụng: Nhà bà Hoa có một mảnh vườn hình chữ nhật, biết chiều dài là 6/7 m và chiều rộng là 3/5 m. Hỏi diện tích mảnh đất của bà Hoa?
Phân tích bài toán: Bài toán yêu cầu vận dụng công thức tính diện tích hình chữ nhật. Chiều dài và chiều rộng đề bài cho là hai số được biểu diễn ở dạng phân số. Do đó, để làm được bài toán, chúng ta cần thuộc lòng công thức tính diện tích hình nhật và quy tắc tính phép nhân phân số.
Giải: Diện tích mảnh đất nhà bà Hoa là: 6/7 x 3/5 = 18/35 m2
4. Tổng hợp một số bài tập phép nhân phân số
Để giúp nâng cao hiệu quả khi học cách tính phép nhân phân số, chúng ta cần phải thường xuyên luyện tập các dạng bài. Thuộc quy tắc thôi chưa đủ, nếu không vận dụng thường xuyên thì quy tắc nào cũng sẽ dễ bị quên. BingGo Leaders đã tổng hợp một số bài tập về phép nhân phân số lớp 4, cha mẹ tham khảo cho các bé luyện tập nhé:
5. Kết luận
Trên đây là tổng hợp những kiến thức về phép nhân phân số lớp 4. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp các bạn học sinh sẽ dễ dàng hơn trong việc chinh phục dạng toán này.
Tham khảo thêm: Tính chất giao hoán của phép nhân lớp 4: lý thuyết & lời giải SGK.