BingGo Leaders - Phát triển toàn diện 4 kỹ năng - Tự tin giao tiếp
Ưu đãi lên đến 50% cùng hàng ngàn phần quà hấp dẫn
Ưu đãi cực HOT, bấm nhận ngay!

TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP NHÂN LỚP 4: LÝ THUYẾT VÀ LỜI GIẢI SGK

Mục lục [Hiện]

Tính chất giao hoán của phép nhân lớp 4 là một dạng toán khá dễ. Tuy nhiên trẻ mới bắt đầu làm quen với dạng toán này sẽ gặp đôi chút bỡ ngỡ và chưa xử lý nhanh các bài toán. Bố mẹ hãy cùng con nắm vững dạng toán này qua lý thuyết và bài tập thực hành mà BingGo Leaders cung cấp ngay dưới đây nhé.

Lý thuyết và bài tập về tính chất giao hoán của phép nhân lớp 4
Lý thuyết và bài tập về tính chất giao hoán của phép nhân lớp 4

1. Lý thuyết về tính chất giao hoán của phép nhân

Trẻ lớp 4 tư duy theo hướng trực quan, nghĩa là phải nhìn thấy trong thực tế thì các em mới ghi nhớ hoặc hiểu một quy tắc lâu hơn. Do vậy, để giúp con hiểu được bản chất của tính chất giao hoán của phép nhân lớp 4, bố mẹ cần minh họa trước khi yêu cầu con học thuộc lý thuyết.

1.1. Gợi mở, minh họa cho tính chất

Bước 1: Yêu cầu trẻ tính và so sánh hai biểu thức 3x8 và 8x3

Ta có:

3 x 8 = 24

8 x 3 = 24

Vậy hai biểu thức 3x8 = 8x3 = 24. 

Ví dụ minh họa về tính chất giao hoán của phép nhân
Ví dụ minh họa về tính chất giao hoán của phép nhân

Nhận xét về hai biểu thức: hai số 3 và 8 đổi vị trí cho nhau trong cùng một phép nhân.

Kết luận: Vậy dù có đổi chỗ hai số 3 và 8 thì kết quả khi nhân 2 số này với nhau vẫn không thay đổi.

Bước 2: So sánh giá trị hai biểu thức “a x b” và “b x a” trong bảng sau

Vậy chỉ có số 3 và 8 mới có tính chất như vậy hay nhân bất cứ số nào cũng như vậy? Hãy để trẻ trả lời bằng nhiều ví dụ hơn dưới đây:

a

b

a x b

b x a

2

8

2 x 8 = 16

8 x 2 = 16

6

7

6 x 7 = 42

7 x 6 = 42

4

5

4 x 5 = 20

5 x 4 = 20

Các em thấy, sau khi thay các số lần lượt bằng a và b rồi thực hiện tính tích a x b và b x a, giá trị của biểu thức a x b và b x a luôn bằng nhau.  

1.2. Công thức và phát biểu tính chất giao hoán của phép nhân

Từ 2 ví dụ minh họa trên, chắc chắn các em lớp 4 sẽ hiểu được bản chất khi đổi chỗ các thừa số trong các phép nhân với nhau thì kết quả vẫn không thay đổi. Bây giờ, bố mẹ hãy cùng bé phát biểu tính chất giao hoán của phép nhân dưới đây:

Công thức và cách phát biểu tính chất giao hoán của phép nhân
Công thức và cách phát biểu tính chất giao hoán của phép nhân

Lưu ý rằng, tuy cùng phép nhân nhưng tính chất giao hoán khác với tính chất phân phối. Các em phải phân biệt điều này càng sớm để tránh nhầm lẫn về sau nhé.

1.3. Một số lưu ý khi học tính chất giao hoán của phép nhân lớp 4

Khi học tính chất giao hoán của phép nhân lớp 4, sẽ có một số trường hợp “lạ” có thể khiến bé bối rối. Bố mẹ hãy chỉ cho con 2 lưu ý quan trọng sau đây nhé:

Một số trường hợp đặc biệt đối với phép nhân giao hoán
Một số trường hợp đặc biệt đối với phép nhân giao hoán

2. Gợi ý giải bài tập tính chất giao hoán của phép nhân lớp 4 trong SGK

Sau khi đã hiểu và nhớ được tính chất giao hoán của phép nhân, các em hãy bắt đầu làm những bài tập trong sách giáo khoa nhé. Nếu có gì khó khăn, bố mẹ hãy cùng con tìm ra lời giải dựa trên những gợi ý dưới đây. 

2.1. Bài tập 1 (SGK trang 58)

Bài tập vận dụng về tính chất giao hoán của phép nhân
Bài tập vận dụng về tính chất giao hoán của phép nhân

Hướng dẫn giải chi tiết:

Áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân, ta có:

  1. a) 4 x 6 = 6 x 4 ; 207 x 7 = 7 x 207
  2. b) 3 x 5 = 5 x 3; 2138 x 9 = 9 x 2138

*Note: Bài tập 2 đã được giảm tải theo chương trình của Bộ GD&ĐT nên bố mẹ không cần yêu cầu con làm nhé.

2.2. Bài tập 3 (SGK trang 58)

Hướng dẫn giải chi tiết:

Bước 1: Các em hãy tính giá trị của các biểu thức trong ngoặc trước.

Ta có: 

  1. b) (3 + 2) x 10287 = 5 x 10287
  2. d) (2100 + 45) x 4 = 2145 x 4
  3. f) (4 + 2) x (3000 + 964) = 6 x 3964

Bước 2: Dựa trên tính chất giao hoán của phép nhân, khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi (a x b = b x a), ta suy ra được:

4 x 2145 = 2145 x 4

3964 x 6 = 6 x 3964

10287 x 5 = 10287 x 5

Bước 3: Kết luận: Vậy những cặp biểu thức bằng nhau là: a = d; c = f; e = b

2.3. Bài tập 4 (SGK trang 58)

Hướng dẫn giải chi tiết:

Ta có 2 lưu ý quan trọng cần nhớ là:

Lưu ý 1: Số tự nhiên nào nhân với 1 cũng bằng chính nó

Lưu ý 2: Số tự nhiên nào nhân với 0 cũng bằng 0

Áp dụng hai lưu ý này vào bài toán, ta rút ra được: 

  1. a) a x 1 = 1 x a = a
  2. b) a x 0 = 0 x a = 0

3. Luyện tập nâng cao

Dạy trẻ các bài toán nâng cao về tính chất giao hoán của phép nhân
Dạy trẻ các bài toán nâng cao về tính chất giao hoán của phép nhân

Nếu chỉ dừng lại ở các bài toán trong sách giáo khoa, các bé sẽ bị hạn chế khả năng tư duy giải quyết nhiều bài toán phức tạp hơn. Hãy dành thời gian cùng con kích thích não bộ bằng một số bài toán nâng cao dưới đây bố mẹ nhé.

3.1. Bài tập

Bài 1: Bạn Hòa viết “7 x 4198 = 4198 x 7”. Bạn Hòa viết đúng hay sai?

  1. Đúng B. Sai

Bài 2: Biết 563 x 6 = 3378. Vậy phép nhân 6 x 563 bằng bao nhiêu?

Bài 3: Điền số thích hợp vào các chỗ chấm sau:

  1. a) 768 x ….. = ….. x 768 = 768
  2. b) 4123 x 7 = ….. x 4123

Bài 4: Khoanh vào đáp án đúng nhất trong các câu sau đây:

  1. 156× ... = ... ×156 = 156
  2. 1 và 1 B. 156 và 156 C. 156 và 1 D. 1 và 156
  3. 125 x 5 = ............. x 125
  4. 5 B. 6 C. 7 D. 8
  5. Có bao nhiêu cặp biểu thức có giá trị bằng nhau?

5 x 2451

(5 + 2) x 11528

3824 x 8

11528 x 7

(2400 + 51) x 5

(6 + 2) x (3000 + 824)

  1. 1 B. 2 C. 3 D. 4

3.2. Đáp án

Bài 1:

Theo tính chất giao hoán của phép nhân, khi đổi chỗ các thừa số trong tích thì tích vẫn không thay đổi (a x b = b x a). 

Do đó, 7 x 4198 = 4198 x 7. Vậy bạn Hòa đã phát biểu đúng.

Bài 2: 

Theo tính chất giao hoán của phép nhân, khi đổi chỗ các thừa số trong tích thì tích vẫn không thay đổi.

Vì vậy 563 x 6 = 6 x 563

Mà 563 x 6 = 3378 nên 6 x 563 = 3378.

Bài 3: 

  1. a) Số nào nhân với 1 cũng bằng chính nó, vì vậy: 768 x 1 = 768.

Mà 768 x 1 = 1 x 768. 

Do đó ta được: 768 x 1 = 1 x 768 = 768. Vậy chỗ chấm trên các em điền số 1.

  1. b) Theo tính chất giao hoán của phép nhân, khi đổi chỗ các thừa số trong tích thì tích vẫn không thay đổi.

Do đó, 4123 x 7 = 7 x 4123. Vậy ta điền số 7 vào chỗ chấm.

Bài 4: 1A       2A         3C

4. Tổng kết

Có thể thấy rằng, tính chất giao hoán của phép nhân lớp 4 rất dễ nhớ và dễ hiểu. BingGo Leaders tin chắc rằng các bé sẽ tiếp thu nhanh chóng những nội dung trọng tâm của kiến thức này. 

Ngoài ra, tính chất giao hoán của phép nhân cũng tương tự tính chất giao hoán của phép cộng. Nhân đây bố mẹ hãy dạy bé ngay để con dễ so sánh và không bị nhầm lẫn nhé.

Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders

Tiếng Anh trẻ em BingGo Leaders

BingGo Leaders là trung tâm tiếng Anh trẻ em thuộc hệ sinh thái giáo dục HBR Holdings với hơn 15 năm kinh nghiệm (gồm các thương hiệu: Tiếng Anh giao tiếp Langmaster, Hệ thống luyện thi IELTS LangGo, Trường Doanh nhân HBR). BingGo Leaders ra đời đã xây dựng nên môi trường giáo dục tiếng Anh hoàn toàn khác biệt, giúp trẻ phát triển toàn diện 4 kỹ năng, chinh phục điểm cao trên trường.

Khoá học tại BingGo Leaders

BingGo Leaders có gì?

KHÓA HỌC KINDERGARTEN

(3 - 5 tuổi)

  • 100% Giáo viên nước ngoài có chứng chỉ giảng dạy kết hợp trợ giảng Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge
  • Tạo môi trường "tắm" ngôn ngữ tiếng Anh ban đầu cho trẻ, không áp lực bài tập.
  • Khơi dậy niềm đam mê với ngôn ngữ mới
  • Làm quen với ngôn ngữ, học chữ cái và phát âm cơ bản

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC STARTERS

(6 - 7 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Phát triển từ vựng với các chủ đề xoay quanh cuộc sống của con
  • Rèn sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày
  • Thành thạo ngữ pháp trình độ Starters khung tham chiếu Châu Âu

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC MOVERS

(8 - 9 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Mở rộng vốn từ vựng thuộc những đề tài thuộc nhiều đề tài hơn ở giai đoạn trước.
  • Phát triển đồng bộ 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
  • Tăng cường tối đa kỹ năng giao tiếp, rèn luyện thuyết trình bằng tiếng Anh"

XEM CHI TIẾT

KHÓA HỌC FLYERS

(10 - 13 tuổi)

  • 50% Giáo viên nước ngoài - 50% giáo viên Việt Nam
  • Giáo trình: Cambridge kết hợp SGK
  • Bộ từ vựng nâng cao và đa dạng hơn cả về số lượng và chủ đề
  • Các bài tập dạng câu hỏi mở ở phần thi 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc và Viết theo khung Cambridge
  • Bứt phá tiếng Anh, thành thạo giao tiếp, tự tin thuyết trình trước lớp"

XEM CHI TIẾT

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ

( Số lượng quà tặng có hạn )

Khuyến mãi sắp kết thúc

Đăng ký ngay
Follow OA Binggo: