Trong chương trình toán học lớp 4, các em học sinh sẽ được làm quen với các đại lượng (độ dài, khối lượng, thời gian). Kiến thức này sẽ theo các em mãi về sau, vì thế nắm vững nó ngay từ bây giờ sẽ giúp ta dễ dàng chinh phục các dạng toán. Cùng BingGo Leaders hệ thống kiến thức ôn tập về đại lượng ngay sau đây nhé!
1. Ôn tập về đại lượng đo độ dài
Trong bản đơn vị đại lượng đo độ dài, hai đơn vị đo liền nhau sẽ hơn (kém) nhau gấp 10 lần. Cụ thể:
- Mỗi đơn vị đo độ dài đều gấp 10 lần đơn vị liền sau
- Mỗi đơn vị đo độ dài đều kém 1/10 lần đơn vị liền trước
Đơn vị đứng trước luôn lớn hơn đơn vị đứng sau. Trong bảng đại lượng đo độ dài, đơn vị lớn nhất là km và nhỏ nhất là mm
Lớn hơn mét |
Mét |
Nhỏ hơn mét |
||||
km |
hm |
dam |
m |
dm |
cm |
mm |
1 km = 10 hm = 1000m |
1 hm = 10 dam = 100 m |
1 dam = 10 m |
1 m = 10 dm = 100 cm = 1000 mmm |
1 dm = 10 cm = 100 mm |
1 cm = 10 mm |
1 mm = 0,1 cm |
2. Ôn tập về đại lượng đo khối lượng
Trong bản đơn vị đại lượng đo khối lượng, hai đơn vị đo liền nhau sẽ hơn (kém) nhau gấp 10 lần. Cụ thể:
- Mỗi đơn vị đo độ dài đều gấp 10 lần đơn vị liền sau
- Mỗi đơn vị đo độ dài đều kém 1/10 lần đơn vị liền trước
Bên cạnh đó:
- Để đo khối lượng những vật nặng lên đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn kg thì người ta thường dùng đơn vị: yến, tạ, tấn. Ví dụ: thay vì nói 1000kg thóc thì sẽ nói 1 tấn thóc.
- Để đo khối lượng những vật nặng lên đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn gam thì người ta dùng đơn vị: hg, dag. Ví dụ: thay vì nói 100g đậu thì sẽ nói 1hg đậu.
Ở đời sống hàng ngày, chúng ta thường dùng các đơn vị tấn, tạ, yến, kg và g hơn là hg và dag. Tuy nhiên trong các bài toán thì các em học sinh sẽ phải sử dụng, chuyển đổi thường xuyên giữa các đại lượng.
Lớn hơn ki-lô-gam |
Ki-lô-gam |
Nhỏ hơn ki-lô-gam |
||||
tấn |
tạ |
yến |
kg |
hg |
dag |
g |
1 tấn = 10 tạ = 1000 kg |
1 tạ = 10 yến = 100 kg |
1 yến = 10 kg |
1 kg = 10 hg = 1000 g |
1 hg = 10 dag = 100 g |
1 dag = 10 g |
1 g |
3. Toán lớp 4 ôn tập về đại lượng thời gian
Thế kỷ |
Năm |
Tháng |
Tuần |
Ngày |
Giờ |
Phút |
Giây |
= 100 năm |
= 12 tháng |
= 4 tuần |
= 7 ngày |
= 24 giờ |
= 60 phút |
= 60 giây |
Các em cần thuộc lòng những công thức quy đổi sau để làm bài tập được nhanh hơn:
- 1 năm = 12 tháng = 365 ngày
- 1 năm nhuận = 366 ngày
- Các tháng có 31 ngày: tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 8, tháng 10, tháng 12
- Các tháng có 30 ngày: tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11
- Riêng tháng 2 có 28 ngày vào năm không nhuận và có 29 ngày vào năm nhuận
4. Phương pháp làm các dạng bài tập về đại lượng
Nhìn chung, đối với chương trình toán học lớp 4, ta sẽ có những dạng bài ôn tập đại lượng sau:
4.1. Dạng 1: Đổi các đơn vị đo đại lượng
Phương pháp giải: Sử dụng bảng đơn vị đo đại lượng và áp dụng đúng quy tắc đổi đại lượng (hai đơn vị liền nhau hơn kém nhau 10 đơn vị)
Bài tập: Đổi các đơn vị đo đại lượng sau
- 5 năm = … tháng
- 24 tháng = … năm
- 5 giờ = … phút
- 400 năm = … thế kỷ
- 4m 4dm = … dm
- 5 tạ 7 yến = … kg
Đáp án:
- 5 năm = 5 x 12 tháng = 60 tháng
- 24 tháng = 24 : 12 = 2 năm
- 5 giờ = 5 x 60 = 300 phút
- 400 năm = 400 : 100 = 4 thế kỷ
- 4m 4dm = 4 x 10 + 4 = 44dm
- 5 tạ 7 yến = 5 x 100 + 7 x 10 = 500 + 70 = 570kg
4.2. Dạng 2: Các phép tính với đơn vị đo đại lượng
Phương pháp giải:
- Khi thực hiện các phép tính với đơn vị đo đại lượng, ta thực hiện tương tự phép tính với số tự nhiên sau đó thêm đơn vị đo vào kết quả.
- Nếu phép tính kèm theo các đơn vị đo khác nhau thì trước hết phải đổi về cùng một đơn vị, sau đó mới thực hiện phép tính.
Bài tập 1: Tính các đại lượng sau
- 70hm 5m + 72m =...
- 160 phút + 6 giờ =...
- 10 năm - 40 tháng =...
- 5 tấn 5kg x 10kg =...
Đáp án:
- 70hm 5m + 72m = 70 x 100 + 5 +72 = 7077m
- 60 phút + 6 giờ = 60 + 6 x 60 = 420 phút
- 10 năm - 40 tháng = 10 x 12 - 40 = 80 tháng
- 5 tấn 5kg x 10kg = (5 x 1000 + 5) x 10 = 50050kg
Bài tập 2: Một con ngan nặng 3000g, một túi đậu nặng 370g và một bó rau nặng 500g. Hỏi ngan, đậu và rau nặng bao nhiêu gam?
Đáp án: Tổng khối lượng của ngan, đậu và rau là: 3000 + 370 + 500 = 3870 (gam)
4.3. Dạng 3: So sánh các đơn vị đo đại lượng
Phương pháp giải:
- Nếu cùng đơn vị đo, ta so sánh tương tự như so sánh hai số tự nhiên
- Nếu khác đơn vị đo, trước hết cần đổi về cùng đơn vị đo, sau đó so sánh tương tự như so sánh hai số tự nhiên
Bài tập 1: So sánh các đại lượng sau:
- 2kg 50g … 2050g
- 2 giờ 30 phút … 6000 giây
- 4km 7dam … 3484m
- 5 năm … 84 tháng
Đáp án:
a. Đổi 2kg 50g = 2 x 1000 + 50 = 2050g
Vậy 2kg 50g = 2050g
b. Đổi 2 giờ 30 phút = 2 x 60 x 60 + 30 x 60 = 9000 giây
Vậy 2 giờ 30 phút > 6000 giây
c. Đổi 4km 7dam = 4 x 1000 + 7 x 10 = 4000 + 70 = 4070m
Vậy 4km 7dam > 3484m
d. Đổi 80 tháng = 84 : 12 = 7 năm
Vậy 5 năm < 84 tháng
Bài tập 2: Một bao thóc nặng 50kg, một con lợn nặng 55 yến. Hỏi bao thóc hay con lợn nặng hơn?
Đáp án: Đổi 55 yến = 55 x 10 = 550kg
50kg < 550kg
Vậy con lợn nặng hơn bao thóc
4.4. Các bài tập về ôn tập đại lượng
Để việc ôn tập đại lượng được hiệu quả, các em nên thường xuyên làm bài tập để củng cố kiến thức. Dưới đây là những bài tập về đại lượng thường gặp ở chương trình toán lớp 4.
Bài 1: Đổi đơn vị đo khối lượng sau:
Khối lượng |
20 tấn 3 tạ |
120 yến 30 kg |
53kg 210hg |
16 tạ 24 yến 80kg |
Đổi |
= … kg |
= … hg |
= … dag |
= … yến |
Bài 2: Đổi đơn vị đo thời gian sau:
Thời gian |
4 thế kỷ |
20 năm 5 tháng |
420 ngày |
2 giờ 7 phút |
Đổi |
= … năm |
= … tháng |
= … tuần |
= … giây |
Bài 3: Đổi đơn vị đo độ dài sau:
Độ dài |
60000m |
300 dam 30dm |
140m 10dm |
400mm |
Đổi |
= … km |
= … m |
= … cm |
= … dm |
Bài 4: Một chiếc xe bán tải chở mỗi lần được 600kg quýt. Hỏi 20 lần thì chở được bao nhiêu kg quýt?
5. Kết luận
Trên đây là hệ thống kiến thức ôn tập về đại lượng. Muốn nắm vững dạng kiến thức này thì các em nên thường xuyên luyện bài tập nhiều hơn. Nhớ đón xem những bài tổng hợp kiến thức đầy đủ nhất từ BingGo Leaders nhé.
Tham khảo thêm: Phép nhân phân số lớp 4: Tóm tắt kiến thức trong 5 phút.